April
9, 2013 8:30 AM
Từ
năm 75 đến thập niên 80 có hằng trăm ngàn người Việt Nam liều chết vượt biển để
tìm tự do và cuối cùng một số người may mắn đã đến được bến bờ tự do.
Video – Medecins du monde (Tàu Pháp cứu vớt thuyền nhân Việt Nam) (nói tiếng Pháp)
http://www.ina.fr/economie-et-societe/vie-sociale/video/CAB8201303801/medecins-du- monde.fr.html
Thống kê cho biết có vào khoảng trên 35.000 người Việt Nam đang sinh sống tại thành phố Montréal. Họ được gọi là Les Vietnamiens de Montréal hay Les Viéto-Montréalais.
Theo thời gian, cộng đồng người Việt Montréal dần dần lớn mạnh thêm, thích nghi và hội nhập một cách êm ái vào xã hội Québec.
Video: The fall of
Saigon 1975
http://www.youtube.com/watch?v=IdR2Iktffaw
http://www.youtube.com/watch?v=IdR2Iktffaw
*
* *
Trên
bước đường tị nạn, người Việt đã mang theo họ kinh nghiệm sống từ quê hương
khói lửa cùng với một tâm quyết sắt đá là phải gầy dựng lại một cuộc đời mới
trong tự do.
Một tương lai sáng sủa hơn đang chờ đón con cháu họ.
Một tương lai sáng sủa hơn đang chờ đón con cháu họ.
«Les Vietnamiens de Montréal» là tên một quyển sách nghiên cứu xã hội, nhân chủng học do Giáo sư Louis-Jacques Dorais và Eric Richard thuộc Đại học Laval, Québec thực hiện và do Les Presses de l’Université de Montréal xuất bản năm 2007. Sách hiện có trong tất cả các thư viện Québec.
Tác phẩm trên dựa vào việc tìm hiểu về cuộc sống và hội nhập của người tị nạn Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhứt và thứ hai, nghĩa là những lớp người tị nạn cộng sản đến định cư tại Montréal từ 1975 cho đến những năm 1980.
Quyển Les Vietnamiens de Montréal được thực hiện qua thể thức phỏng vấn thăm dò một số vài chục nhóm mẫu (échantillons) đồng hương Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi, có hoàn cảnh xã hội và điều kiện kinh tế khác nhau.
Theo người gõ, những nhận xét và kết luận trong tác phẩm trên chỉ có một giá trị thống kê tương đối mà thôi. Nó chỉ nói lên được phần nào, những vấn nạn chung chung mà hầu như không ít người tị nạn, và di dân Việt Nam mới đến định cư thường hay gặp phải…
Dù sao đi nữa, Les Vietnamiens de Montréal được nhìn qua từ phía các học giả Québecois cũng giúp cho chúng ta hiểu thêm về người Việt đang định cư tại Montréal.
Một số trích dẫn
tiêu biểu từ tác phẩm Les Vietnamiens de Montréal:
«Montréal đối với tôi như một gia đình đa chủng tộc» (nam 37 tuổi, định cư năm 82, trang 28).
«Montréal đối với tôi như một gia đình đa chủng tộc» (nam 37 tuổi, định cư năm 82, trang 28).
“… Khi đến đây, tôi gặp được nhiều sự may mắn. Tôi tìm được việc làm tại Baie James. Tôi là kẻ thích phiêu lưu. Cho dù là người Québecois, họ cũng không dám bén mảng đến nơi đó. Vì lạnh quá mà. Nhưng tôi tự nhủ: mình không có một sự chọn lựa nào khác hơn được. Đây là lý do sinh tồn của mình. Có người xúi tôi đi xin trợ cấp xã hội (prestation khoảng 1000$/tháng cho gia đình gồm 2 người lớn, năm 2013) nhưng tôi dứt khoát chối từ…” (nam 76t, cựu viên chức cao cấp VNCH, định cư năm 75, trg 119).
“… Những điều tôi biết được đều do Pa Má tôi kể lại. Có nghĩa là nếu sống bên Việt Nam thì sẽ không có tương lai. Nếu còn ở bên đó thì chắc chắn là Pa Má tôi phải đi cày ruộng rồi. Bởi lý do nầy nên Pa Má tôi quyết định vượt biên. Pa tôi ngày xưa là dân hải quân và chúng tôi bị thua trận. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng Pa tôi cần phải đi để cứu lấy mạng sống của mình…” (nam 19t, sanh tại Québec, trg 111).
“… Tôi không cảm thấy hối tiếc gì cả. Tôi nghĩ rằng cha mẹ tôi quyết định rất đúng cho gia đình và cho cả em tôi. Tôi cũng biết là Pa tôi đã hy sinh rất nhiều để cho chúng tôi có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Pa Má tôi phải gánh chịu bao nỗi khó khăn nhọc nhằn mới đến được bến bờ tự do. Pa tôi bắt đầu bằng những công việc lặt vặt để kiếm sống…” (nam 28t, sanh tại Toronto, trg 112).
“Tôi muốn giữ lại tất cả, ngoại trừ những khía cạnh quá nghi thức về tập tục. Tôi sẽ dạy dỗ con cái tôi theo kiểu Canada, nghĩa là rất cởi mở, nhưng tôi vẫn áp đặt chúng cái tâm thức mentalité của người Việt Nam mình đồng thời cũng giữ khía cạnh tích cực của Bắc Mỹ…” (Méthot, 1995:176, trg 114).
Sự tham gia của người Việt Montréal thuộc thế hệ thứ hai vào các nhóm và hội đoàn Việt Nam rất ư là mập mờ… Ngoài ra, những ý kiến thu lượm được về những tổ chức hội đoàn nói trên phần nhiều là rất tiêu cực. Thí dụ, giới trẻ nói rằng họ không tin cậy các hiệp hội có tôn chỉ đề cao một vài khía cạnh của nền văn hóa Việt Nam. Một số thì không thích cách thức buổi lễ được tổ chức cũng như họ không ưa một số khuôn mặt nào đó. Có những người khác thì cho rằng mục đích chánh của các hội đoàn là nhằm gom người Việt lại với nhau trong một thế giới riêng của người Việt không khác gì tạo ra những khu biệt cư ghetto (L.J. Dorais, trg 114).
«… Thật vậy, tôi tự nhận tôi là tôi. Tôi không chối cãi tôi là Việt Nam, vì lúc đi ra ngoài đường, người ta hỏi quốc tịch tôi là gì… Tôi muốn nói tôi là người Á Đông, nhưng đồng thời tôi cũng là Việt Nam… Tôi tự cảm nhận tôi chỉ là tôi. Tôi không phải là người Việt, mà tôi cũng không phải là người québecoise. Tôi là tôi. Tôi tự hào trong thâm tâm, mình là mình (nữ 21t, định cư Québec lúc 4t, trg 115).
“Trưởng thành như một người Canada gốc Á không phải là chuyện dễ dàng đâu. Thật vậy, tôi sanh ra là Canadian, nhưng cha mẹ tôi là người Việt Nam. Rõ ràng tôi giống người Việt Nam, nhưng có phải tôi là một phụ nữ Việt Nam đúng nghĩa không? Đàng sau bộ mặt Á châu mà tôi mang, có hai nền văn hóa đang xâu xé lẫn nhau. Ở nhà, cái mentalité Việt Nam ngự trị và ở trường tôi phải hành sự khác đi mới hội nhập được (Nguyễn Tuyết Nhung, Liên Hội Sinh Viên VN Montréal 1998, trg 117).
Theo Méthot (1995), giới trẻ Montréal xây dựng bản sắc identité dựa trên hình ảnh có được từ xã hội đang sống và từ những người mà họ tiếp xúc hằng ngày (trg 116).
Lo làm việc… Lo cho cuộc sống của mình, con đường nhỏ bé mình đi một mình ên… Chấp nhận trách nhiệm của chính mình. Đó là những điều tôi thật sự quyết định làm. Thí dụ, khi tôi phải lo buổi cơm tối ở nhà cha mẹ, tôi phải làm như thế nầy, như thế nọ… không được như vầy, không được như vậy, v.v… Thật sự là chán ngán! Nay, thì tôi về nhà lúc nào tôi muốn. Bởi thế mà tôi đã bỏ đi ở riêng. Tôi thật sự cần có đời sống của riêng tôi, tôi muốn làm gì thì làm, tôi tự quyết định những gì mình muốn làm. Tôi không cần phải nghe Pa Má tôi phán: «Không, đừng làm như vậy, đừng, đừng và đừng…»! Để cuối cùng mình không được làm gì hết (nữ 21t, định cư Québec lúc 4t, trg 119).
Với cha mẹ tôi, rõ
ràng là ổng bả còn mang tâm thức mentalité của Việt Nam. Ổng bả muốn con cái
mình học y khoa hoặc lãnh vực khoa học về sức khỏe. Nếu mình không làm theo như
ý, ổng bả xem đó là một sự thất bại. Và ổng bả tối ngày đem mình ra so sánh với
con của người khác… Nhìn theo một khía cạnh nào đó thì ổng bả đang hạ giá trị
mình xuống. Chắc chắn là trên một bình diện nào khác, cha mẹ mình ước mong điều
tốt đẹp cho mình, nhưng khi mình không có khả năng là mình không thể làm được.
Chấm hết!
(nam 22t, định cư tại Québec lúc được 6
tháng tuổi, trg 120).
Ổng bả đem so sánh mình một cách không thương tiếc với người khác. Việc đó làm mình rất bực bội vì mình lúc nào cũng cảm thấy bị đặt trong tình trạng phải tranh đua, và lúc nào mình cũng vẫn là người thua cuộc hết (nam 19t, sanh tại Québec, trg 120).
Vâng, chúng tôi có với nhau một mối quan hệ rất tốt đẹp ngoại trừ việc Pa Má tôi còn mang nặng cái đầu óc, cái mentalité quá Việt Nam hoàn toàn khác biệt với tâm ý mentalité của dân bên nầy. Cái gì cũng gắt gao, cũng đều bị ổng bả kiểm soát hết, những khi tôi nói thật sự tất cả bất cứ chuyện gì. Một mặt khác, tôi không muốn làm xúc phạm đến cha mẹ tôi, và làm họ phải buồn lòng. Nói chung thì nó như thế đó, đó là một vấn đề thuộc về quyền tự do (nam 19t, sanh tại Québec, trg 121).
Cha mẹ tôi thuộc về một thế hệ khác. Về mặt sinh hoạt, tôi thường ham đi chơi với bạn bè khiến ổng bả rất bực mình. Những chuyện như thế lúc nào cũng làm ổng bả khó chịu hết (nam 25t, đến Québec lúc 6t, trg 121).
Dù rằng tôi rất yêu quê hương, tôi cũng không muốn về sống ở bên đó. Tại vì tôi đã sống nhiều năm bên nầy rồi, nếu về bển, tôi cần phải có nhiều năm để thích nghi lại. Không, tôi nghĩ tôi không về Việt Nam để sống đâu vì tôi đã quá quen với cuộc sống ở bên đây rồi (nữ 17t, đến Québec lúc 5t, trg 128).
Có những điều mà tôi không ý thức được. Như gần đây, tôi đi chơi Núi Mont Tremblant với vài người bạn gồm có một bạn da đen và hai bạn Á châu. Chúng tôi bị một nhà hàng từ chối, viện lý do không còn bàn nào trống hết, mặc dù thật sự không phải như thế (nam 28t, sanh tại Toronto, trg 130).
Tôi biết là vấn đề kỳ thị có ở đây. Những nơi tôi làm việc, thì không có, nhưng ngoài đường đôi khi nó xảy ra cho chính tôi do các đứa nhỏ, những thiếu niên gây ra… Chả có gì quan trọng cho tôi vì tụi nó không hiểu những gì tụi nó đang làm… (nữ 28t, đến Québec năm 1988, trg 191).
Cũng có một số dân Québecois rất lạnh nhạt thờ ơ, như thể họ đến từ hành tinh khác. Họ chả biết gì ráo. Có một hôm, có một ông nọ đã hỏi tôi: Người Bắc Tonkinois? Là ở đâu đến vậy? Rồi ông ta lại hỏi lúc xưa gốc gác tôi ở đâu? Tôi trả lời, tôi là người Việt Nam. Rồi ông ta hỏi tiếp theo: Là xứ nào vậy? Trời ơi, ông ta là người cũng phải trên 30 tuổi rồi… Nhưng đối với những người có đi du lịch thường thì khá hơn, hiểu biết nhiều hơn… (nữ 24t, định cư Québec 83, trg 191).
Thành thật mà nói, tôi cho tôi là người Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là người Québecois. Tôi phải nói sao đây? Tôi có một tâm thức mentalité thiên nhiều về Việt Nam, tôi còn nhiều gốc gác Việt Nam, ngoại trừ thời niên thiếu ở đây tôi thường sống với người Québecois. Nhưng tôi thường nghĩ rằng lúc nào tôi cũng là người Việt Nam nhiều hơn là người Québecois (nam 22t, sanh tại Québec, trg 204).
Tôi là người Việt Nam và tôi sống tại Canada. Chỉ thế thôi! (nam 50t, định cư 1982, trg 204).
Tôi là Québecois và Việt Nam. Tôi đẻ bên Việt Nam nhưng tôi không còn nhớ gì hết. Tôi đi học ở đây, bạn tôi là người Québecois. Tôi nghĩ rằng tôi có mỗi thứ một nửa (nam 24t, đến Québec năm 80, trg 204).
Tôi cảm thấy rất thích hợp ở đây, và thích nghi tốt đẹp vào đời sống Québec. Tôi vẫn giữ nét Á châu nhưng tôi vẫn có thể thích nghi vào một nền văn hóa khác hơn nền văn hóa Việt Nam (nữ 46t, đến Québec 81, trg 204).
Mối giao tiếp của tôi phần lớn là với người Québecois. Tôi cảm nhận, một nửa của tôi sống theo kiểu Québecois và tôi vẫn giữ một nửa Việt Nam. Có nghĩa là chỉ tôi tiếp thu những điều tốt đẹp của xứ nầy mà thôi (nam 51t, đến Québec 84, trg 205).
Tôi không có thể nào nói được tôi hoàn toàn là người Việt Nam cả. Khi tôi nói chuyện với các bạn tôi thì tôi cho rằng tôi là người Việt Nam, người Québecoise hay là người Canada. Không khác gì tôi là một phụ nữ quốc tế (nữ 42t, đến Québec 82, trg 205).
Tôi không còn biết thật sự ra xứ sở của tôi là Canada hay là Việt Nam nữa. Tôi không biết… Có thể tôi xem cả hai đều là xứ sở của tôi hết (nam 23t, đến Québec 92, trg 205).
Đúng vậy, tôi rất quan tâm đến chuyện bên nhà, tôi nôn nóng lắm, có thay đổi bên đó nhưng vẫn còn cái mentalité cộng sản. Dù sao, Việt Nam cũng là quê hương của cha mẹ tôi, tôi muốn hiểu rõ hơn những gì xảy ra bên đó (nam 22t, sanh tại Québec, trg 209).
Rất quan trọng đối với tôi, vì tôi thương người dân bên đó. Tôi không muốn nhìn thấy cảnh họ bị áp bức, đàn áp, đói khổ… Tôi tin tưởng rằng mọi người có quyền sống theo ý họ muốn của họ… (nam 46t, định cư tại Québec 81, trg 209).
Vâng, tôi rất quan tâm đến tình hình chính trị của Québec và Canada nhiều hơn là của Việt Nam. Tôi thường theo dõi trên TV các cuộc tranh luận chính trị tại quốc hội Québec hoặc Ottawa (nam 42t, đến Québec năm 75, trg 185).
Vâng, rất quan trọng vì tôi là Québecois và Canada là xứ sở của tôi. Tôi có bổn phận với tư cách là một cử tri… (nam 24t, đến Québec 1980, trg 185).
Giới trẻ có một tương lai tốt trước mắt. Chắc chắn là họ sẽ quên đi… Họ quên rất mau nếu không có ai nhắc nhở họ thế nào là văn hóa Việt Nam (nam 33t, đến Québec 82, trg 189).
Tôi nghĩ rằng, theo cái đà nầy thì trước sau gì họ cũng sẽ bị mất gốc hết. Bởi vì ngày nay, họ muốn thích nghi, nhất là đối với lớp trẻ. Đối với bọn trẻ, sanh bên nầy hay bên nhà cũng vậy, tôi thiết nghĩ như họ thường hay nói «Bof!». Họ từ từ sẽ thích nghi, và sẽ đồng hoá với tất cả mọi người (nữ 17t, đến Québec 1991, trg 189).
Kết luận của tác
giả Louis-Jaques Dorais
Cho
dù tương lai sẽ ra sao, nó vẫn thuộc về của giới trẻ.
Tại Montréal cũng như tại những nơi khác, người Việt thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba sẽ lần hồi thay thế bậc cha anh trong việc điều hành các vấn đề cộng đồng của người Việt Nam.
Chính nhóm trẻ sẽ quyết định là có cần nên bảo tồn hay không một vài nét đặc thù tiêu biểu của bản sắc identité Việt Nam hay ngược lại.
Tốt hơn hết là chúng ta nên hòa nhập trọn vẹn vào nhóm đa số Québec và Canada bằng cách theo đuổi tất cả cách sống của họ, cũng như những giá trị và biểu thị trổi bật của xã hội Bắc Mỹ. (Trg 222)
Tại Montréal cũng như tại những nơi khác, người Việt thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba sẽ lần hồi thay thế bậc cha anh trong việc điều hành các vấn đề cộng đồng của người Việt Nam.
Chính nhóm trẻ sẽ quyết định là có cần nên bảo tồn hay không một vài nét đặc thù tiêu biểu của bản sắc identité Việt Nam hay ngược lại.
Tốt hơn hết là chúng ta nên hòa nhập trọn vẹn vào nhóm đa số Québec và Canada bằng cách theo đuổi tất cả cách sống của họ, cũng như những giá trị và biểu thị trổi bật của xã hội Bắc Mỹ. (Trg 222)
Kết luận trên của Louis Jacques Dorais có lẽ đã làm nhiều đồng hương lớn tuổi không mấy hài lòng.
Đây không phải là điều làm một ai ngạc nhiên hết./.
Nhóm thế hệ kế thừa
“…
Vào tháng 12 năm 2012, với sự hỗ trợ của Thượng
Nghị sĩ Ngô Thanh Hải, Nha sĩ Hoa
Xuân Long và bằng hữu đã thống nhất thành lập Thế hệ Kế thừa (Generation’s
Legacy) tại Montréal với mục đích liên kết các thế hệ trong Cộng Đồng Người
Việt Quốc gia Vùng Montréal, đặc biệt là giới trẻ cùng chung sức bảo tồn và
phát huy nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại nhằm xây dựng một cộng đồng vững mạnh
và đóng góp thêm vào quốc gia đa văn hóa Canada.
Thành viên của nhóm Thế hệ Kế thừa (THKT) là thế hệ thứ hai di dân gốc Việt với đầy lòng nhiệt tình và tài năng… (Ngưng trích Thoi Bao online/Nhóm thế hệ kế thừa)
http://www.thoibao.com/index.php/en/an-ban/montreal/cong-dong-montreal/10210-nhom-the-he-ke-thua
Vài con số thống kê
Thống kê Statistics
Canada 2001 cho biết:
Tổng số người Việt định cư tại tỉnh bang Québec: 28.300 người.
- 83,1% nguồn gốc Việt Nam và 16,9% vừa có nguồn gốc Việt Nam và đồng thời có thêm ít nhất một nguồn gốc khác nữa,
- 72,9% đẻ ngoài Canada
- 74,2% định cư từ 1971 đến 1990
- 89,3% từ 15 tuổi trở lên, thuộc thế hệ thứ nhứt, đẻ ngoài Canada.
- 53,4% theo đạo Phật
- 25,5% theo thiên Chúa Giáo
- 18,1 không theo đạo nào hết
Văn
hóa:
- 82,6% biết tiếng Pháp
- 52% biết cả hai sinh ngữ Pháp và Anh
- 82,6% biết tiếng Pháp
- 52% biết cả hai sinh ngữ Pháp và Anh
Họ
thường sinh sống ở đâu?
- 90,5% trong vùng Montréal. (39,3% Quận Villeray-St Michel-Parc Extension-Côte des Neiges- Notre Dame de Grâce, 8,5% quận Rosemont- La Petite Patrie và 9,9% tại quận Saint Laurent)
- 3,7% vùng thủ đô Québec
- 2% vùng Gatineau
- 90,5% trong vùng Montréal. (39,3% Quận Villeray-St Michel-Parc Extension-Côte des Neiges- Notre Dame de Grâce, 8,5% quận Rosemont- La Petite Patrie và 9,9% tại quận Saint Laurent)
- 3,7% vùng thủ đô Québec
- 2% vùng Gatineau
Du sinh địch vận
Mời
các bạn đọc xem bài viết dưới đây của Gs Lâm Văn Bé (Montreal) để hiểu rõ thêm
về tình hình thật sự hiện nay của “người Việt có mặt” tại hải ngoại.
http://nguoivietboston.com/?p=1457
http://nguoivietboston.com/?p=1457
– Du sinh và lao động xuất khẩu: Hai đặc sản của cộng sản Việt Nam
“Đó là 5.000 du sinh con ông cháu cha và những công chức, công an giả dạng là «tu nghiệp sinh» đi học với học bổng của nhà nước. Họ đi học nhưng họ phải làm công tác địch vận theo nghị quyết 36 của đảng. Họ len lỏi trong các hội đoàn, các campus đại học, sử dụng các chiến thuật địch vận thời chiến tranh để tuyên truyền, khủng bố, khuynh đảo các cộng đồng người Việt. Trong đại học, họ khôn khéo lập các hiệp hội sinh viên, tuân hành các chỉ thị của tòa đại sứ để lôi cuốn các sinh viên con em người Việt tị nạn, vốn có tinh thần cởi mở nhưng lại ngây thơ trước các mưu chước thâm độc tâm lý chiến cộng sản. Đám du sinh địch vận nầy lại được sự hổ trợ của đám sinh viên du hí, bởi lẽ chúng phải bảo vệ tập đoàn cầm quyền của cha ông chúng. Chúng cũng có tác phong côn đồ ngang ngược khi cần đối phó với cộng đồng di tản chống đối chúng. Đám đông thầm lặng người Việt tị nạn ngao ngán trước viễn cảnh đã trốn cộng sản mà vẫn chưa được yên thân”. (Ngưng trích GS Lâm Văn Bé).
Người Việt ở Montreal, Canada (Đài Á Châu Tự Do RFA)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese_community_in_Montreal_Canada_HYen-07072008164355.html
“Trên xứ Canada đất rộng người thưa, có khoảng 150 ngàn người Việt nhận quốc gia Bắc Mỹ này làm quê hương thứ hai, trong số đó 40 ngàn người gốc Việt định cư ở thành phố Montreal
Phần thứ nhất là trước 1975 tức là các du học sinh. Thứ hai là sau 1975 trong đó có tôi. Thứ ba là sau năm 1990 một số do chính phủ Việt Nam Cộng sản hiện tại gửi đi bằng đường chính thức, thì đây là một vấn đề chúng tôi gặp khó khăn, nhưng đối hoạt động của cộng đồng thì tất cả người Việt Nam đều có sự giúp đỡ như nhau vì đối với chúng tôi cộng đồng là tập thể, nếu là người Việt Nam chúng tôi vẫn giúp.
Trí thức ở Montreal rất nhiều, bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, kỹ sư rất nhiều. Montreal với hơn 40 chục ngàn người Việt Nam ở đây có 500 bác sĩ, 300 nha sĩ, 300 dược sĩ. Người Việt ở Montreal mở nhà hàng khá nhiều. Những người làm thợ thuyền ở Montreal rất ít.” (Ngưng trích Hưng Yên thông tín viên RFA).
Thuyền nhân Nguyễn
Thượng Chánh
Tham khảo:
- Eric Richard, Univ Laval, Québec: Une identité vietnamienne transnationale? Le cas des Vietnamiens de Montréal.
http://pages.usherbrooke.ca/sodrus/pdf/pdf_colnov05_1/comm_eric_richard.pdf
- Louis-Jacques Dorais, Univ Laval,Québec: Identités vietnamiennes au Québec
http://www.erudit.org/revue/RS/2004/v45/n1/009235ar.html
- Statistics Canada 2006. The vietnamese community in Canada
http://www.statcan.gc.ca/pub/89-621-x/89-621-x2006002-eng.htm
- Caractéristiques socioéconomiques des immigrants résidant à Montreal. Mars 2010
http://ville.montreal.qc.ca/pls/portal/docs/PAGE/MTL_STATS_FR/MEDIA/DOCUMENTS/04_CARACT_POPULATION_IMMIGRANTE.PDF
Tham khảo:
- Eric Richard, Univ Laval, Québec: Une identité vietnamienne transnationale? Le cas des Vietnamiens de Montréal.
http://pages.usherbrooke.ca/sodrus/pdf/pdf_colnov05_1/comm_eric_richard.pdf
- Louis-Jacques Dorais, Univ Laval,Québec: Identités vietnamiennes au Québec
http://www.erudit.org/revue/RS/2004/v45/n1/009235ar.html
- Statistics Canada 2006. The vietnamese community in Canada
http://www.statcan.gc.ca/pub/89-621-x/89-621-x2006002-eng.htm
- Caractéristiques socioéconomiques des immigrants résidant à Montreal. Mars 2010
http://ville.montreal.qc.ca/pls/portal/docs/PAGE/MTL_STATS_FR/MEDIA/DOCUMENTS/04_CARACT_POPULATION_IMMIGRANTE.PDF
*
Thuyền nhân Nguyễn Thượng Chánh
- Tự do vô giá
http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-205311_5-15_6-5_17-7639_14-2_15-2/
- Tuyết lạnh tình nồng
http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-205312_5-15_6-5_17-7639_14-2_15-2/
- Tự do vô giá
http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-205311_5-15_6-5_17-7639_14-2_15-2/
- Tuyết lạnh tình nồng
http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-205312_5-15_6-5_17-7639_14-2_15-2/
*
Bùi Trọng Cường và Nguyễn Phục Hưng
- Di tản và vượt biên
http://nguoiviethaingoai.org/ditan.html
- Di tản và vượt biên
http://nguoiviethaingoai.org/ditan.html
Montréal,
tháng tư năm 2013
No comments:
Post a Comment