12:01:am
17/04/13
Nhà
nước CSVN đặt nền tảng tư tưởng trên chủ thuyết CS mà cốt lỏi cơ cấu tổ chức
chính trị và xã hội là chuyên chính vô sản, “Chuyên chính vô sản có nhiều
hình thức khác nhau, thích ứng với những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau,
nhưng tựu trung vẫn là quyền lực của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động.”
Giai cấp lãnh đạo là giai cấp vô sản, và vô sản là “người lao động không có
tư liệu sản xuất, phải làm thuê.” Do đó, theo hệ thống XHCH thì không ai kể
cả tầng lớp lãnh đạo làm chủ tài sản cả. Tài sản là của chung – nhân dân làm
chủ, nhà nước quản lý. Mọi người đều được hưởng quyền lợi bình đẳng như nhau.
Nghe cứ như là ta đang sống trên Thiên đàng (utopia) vậy!
Bài
viết này không có mục đích phân tích lý thuyết chuyên chính vô sản, nhưng nhìn
thẳng vào thực tế xã hội VN, sau nhiều thập niên dưới thể chế CS để tìm ra sự
thực cội rễ của chuyên chính vô sản có thực sự như nhà nước quảng bá không. Có
hai câu hỏi được đặt ra: 1) Bộ phận chủ chốt duy nhất nắm quyền lực ở VN nhiều
thập niên qua là đảng CS, đây là sự thật không ai phủ nhận. Vấn đề là đảng có
thực sự là giai cấp vô sản theo giải thích về chuyên chính vô sản không? 2)
XHCN có thực sự là một xã hội hoàn toàn bình đẳng, không giai cấp?
Trong
nhiều năm qua gia tăng và tinh tế quy mô hơn trước rất nhiều, đến độ đảng phải
đặt ra Ban Nội chính để trụ trì việc chống tham nhũng. Điều đó cho chúng ta
thấy tham nhũng lan tràn trên khắp các miền đất nước, từ tỉnh thành đến những
nơi đèo heo hút gió. Đảng chống tham nhũng vì có tham nhũng. Làm sao đảng biết
có tham nhũng trong nội bộ đảng? Câu hỏi hơi ngớ ngẩn vì câu trả lời rõ như ban
ngày, đứa trẻ lên ba cũng biết – mọi thành viên của đảng đều có tài sản. Không
chỉ tài sản nho nhỏ nhưng là những tài sản kếch xù, nhiều cán bộ chắc có cả
trăm triệu dollars gởi các nhà bank Thụy Sĩ. Nhân dân không lạ gì những câu
chuyện Việt kiều kể “họ mua nhà cả vài triệu đô, trả tiền mặt cái cụp.”
Thế thì vô sản ở đâu? Vô sản kiểu này chắc toàn dân nên vào đảng sớm cho đỡ cực
tấm thân lam lũ? Không, chúng ta còn lương tri.
Nếu
mục đích của chuyên chính vô sản là chống lại mọi thế lực thù địch để tạo nên
một xã hội không còn giai cấp, tất cả đều bình đẳng như nhau thì tại sao lại có
chuyện xin-cho. Xin-cho tự nó đã khẳng định giai cấp rồi – nhân dân là tầng lớp
ăn ‘xin’; đảng là giai cấp ban ‘cho’. Các Tôn giáo xin mở trường học, bệnh
viện, cơ sở xã hội để góp phần xây dựng đất nước, lo cho dân – xin 40 năm rồi
vẫn chưa được gì trong khi giáo dục y tế ngày càng xuống cấp. Xin làm việc
thiện để lo cho dân mà còn không được thì quả thực đảng quá lo sợ ảnh hưởng của
Tôn giáo lấn át vai trò lãnh đạo độc đảng của mình, đảng lộ nguyên hình là một
giai cấp thống trị còn hơn là cường hào thời xưa.
Các
lãnh tụ của đảng ở những ngôi biệt thự đồ sộ, điển hình là TT Nguyễn Tấn Dũng.
Biệt thự của ngài TT lớn hơn mấy trăm lần các đình làng. Cũng chính TT khoe
trên TV trong cuộc phỏng vấn “con tôi đều tốt nghiệp ở Ngoại quốc.” Không chỉ
con TT, hầu hết con cháu cán bộ đều du học Ngoại quốc. Đã là vô sản thì tiền
đâu ra cho con đi du học? Ngay cả dân Mỹ nhiều gia đình phải vất vả lắm mới lo
được số tiền học, tiền ăn ở cả năm sáu chục ngàn đô một năm. Tại sao con cái
của chúng ta, chắc chắn giỏi hơn con của các cán bộ lại không được đi du học?
Tại sao có công với cách mạng thì thi đâu đậu đó, ra trường thì có việc làm của
nhà nước? Tại sao cứ phải là đảng viên thì mới được đề bạt lên vị trí lãnh đạo
ở các cơ sở và công ty nhà nước? Rõ ràng là có giai cấp rất hẳn hòi – giầu và
nghèo; trị và bị trị.
Chắc
là người sáng lập ra chủ thuyết CS, Karl Marx phải đau lòng lắm? Cả đời đấu
tranh, Marx phải sống trong bần cùng đói khổ – con mang bệnh mà không có tiền
mua thuốc, nhiều bữa cơm chỉ được vài củ khoai tây chấm muối … Những tranh đấu
của ông cho giai cấp công nhân thợ thuyền nghèo khổ không ngờ lại phản tác dụng
thế này; người nghèo không hết nghèo nhưng lại đẻ ra cái thứ giai cấp quái gở
ma mãnh hơn cả tầng lớp tư sản mà ông ra sức đả phá.
Dẫn
chứng trên là “nói có sách mách có chứng,” đảng CSVN không còn là vô sản
nữa nhưng đã biến dạng thành tư sản đỏ, có lẽ cần phải gọi là chuyên chính tư
sản – một giai cấp dùng bạo lực để ăn cướp tài nguyên của đất nước và tước đoạt
tài sản của nhân dân.
Lenin
nói: “Chuyên chính vô sản là nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản,
trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ
luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt.” Rất rõ ràng,
hiện giờ nhân dân VN là giai cấp vô sản, và đảng CSVN là giai cấp tư sản. Thế
thì theo Lenin nhân dân phải diệt trừ ngay cái đảng CSVN ma mãnh này.
Những người còn tin
vào chủ thuyết CS, và cái gọi là chuyên chính vô sản là những người ngoan cố,
hoặc họ không đủ can đảm để nhìn nhận sự thật phá sản của chủ thuyết CS; hoặc
họ là những người chỉ muốn lợi dụng vào chủ thuyết đó để duy trì quyền lợi đảng
trị.
Chủ
thuyết CS là một vấn nạn rất lớn, nó đã đẻ ra biết bao đau thương cho nhân loại
đến độ Leon Trotsky, người CS số hai chỉ sau Lenin trong cuộc cách mạng Nga,
sau khi hồi tâm trở về với lề dân, đã đau khổ thú nhận: “Trong một quốc gia
mà chính quyền là đảng trị, thì đối kháng là bản án chết dần chết mòn vì đói. Cái
nguyên lý cổ xưa: ai không làm thì đừng ăn, đã bị thay đổi bằng nguyên lý mới:
ai không nghe lời đảng sẽ không được ăn.” Lời nói của con người CS đã hối
lỗi này cho chúng ta thấy sự man rợ của CS đội lốt sau các lá bài đạo đức cách
mạng. Đảng coi giá trị nhân phẩm là miếng ăn.
Con
người không phải là cỗ máy kinh tế như Marx nhận định; con người có khối óc để
suy tư, con tim biết rung cảm; con người còn có chiều kích tâm linh vì “mỗi
con người mang hình hài của Đấng Tạo Hóa, và mỗi con người là một phần tử của
Tạo Hoá. (Ralph Waldo Emerson)” Khi một xã hội mà trong đó giai cấp lãnh
đạo tìm đủ mọi cách để loại trừ Tôn giáo – chiều kích tâm linh của con người,
xã hội đấy đã tự nó đánh mất chính căn tính của nó – nó không còn là một xã hội
của con người nữa. Đấy là vấn nạn lớn nhất mà chủ nghĩa CS đã đem đến cho nhân
loại.
©
Charlie Nguyễn
Võ Hưng Thanh says:
NGUYÊN LÝ VÀ TÍNH
KHÁCH QUAN
Tính
khách quan là tính nguyên lý, có nghĩa nó vượt ra ngoài mọi điều chủ quan của
con người. Tính nguyên lý còn có nghĩa là tính quy luật, vì nó vận hành theo
quy luật khách quan, tự nhiên của nó. Đơn vị cuối cùng của xã hội là cá nhân
con người, đó là tính khách quan vừa là tính nguyên lý của xã hội. Con người là
con người tâm lý, với bản năng, thú tính, lẫn cả lý trí, với cả ý thức biết
vươn lên và hướng thượng. Đó là tính khách quan và tính nguyên lý của xã hội
con người. Có nghĩa xã hội con người luôn luôn có sự đấu tranh tự nhiên, khách
quan giữa cái tốt và cái xấu, cái bản năng và cái hướng thượng, giữa lý trí và
thú tính. Sự đấu tranh đó không phải chỉ giữa các cá nhân, các thành phần xã
hội, mà còn chính trong lòng của mỗi cá nhân. Đó là nguyên lý cũng như thực tế
khách quan luôn có của toàn xã hội.
Nhưng học thuyết Mác đã dẫm đạp lên trên tất cả mọi tính cách hay quy luật khách quan đó. Từ lý luận triết học cho đến lý luận kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử, văn hóa Mác chỉ đều theo tính cách tư biện trừu tượng (nhân danh mã số biện chứng luận của Hegel làm nền tảng), do vậy nó phủ nhận thực tế, day lưng lại thực tế, cuối cùng phi thực tế và phản thực tế. Đó là chưa nói đến các nghịch lý cơ bản trong lý luận của Mác.
Dùng chuyên chính nhằm đạt đến tự do, đó là sự nghịch lý, bởi đã chuyên chính rồi thì tự do sẽ không bao giờ có lối ra. Giống như người muốn tiến tới thì không thể đi thụt lùi lại được. Tự do của con người là sự tiến tới trong lịch sử, trong khi chuyên chính và độc tài đều là những bước lùi trong lịch sử giải phóng con người.
Mọi người về nguyên tắc đều bình đẳng và tự do, bởi vậy nguyên lý dân chủ, tự do của cá nhân và xã hội không những là nguyên lý về chính trị, mà còn là nguyên lý về kinh tế, về văn hóa, về đời sống và xã hội nói chung. Do vậy mọi tính cách kế hoạch hóa và chuyên chính chủ quan đều phản lại quy luật khách quan tự nhiên, đều phản lại con người và xã hội.
Xã hội con người phát triển theo nguyên tắc tiến hóa và tinh hoa. Tiến hóa có nghĩa giai đoạn sau nếu định hướng tốt đều vượt cao hơn giai đoạn trước. Tinh hoa có nghĩa trí tuệ, tài năng của cá nhân tinh hoa chính là động lực của phát triển khoa học và thực lực mọi mặt của xã hội mà không phải giai cấp. Bởi giai cấp là tính cấu trúc khach quan của xã hội nên nó luôn luôn có. Ý nghĩa chính là nó không bao giờ cố định mà mãi mãi biến chuyển theo thời gian và hoàn cảnh cũng như điều kiện sống. cho nên một quan điểm về một xã hội vô giai cấp chỉ là một quan điểm ngu ngốc và phi khách quan, phi khoa học.
Tư hữu hay tài sản chỉ là công cụ, là phương tiện thiết yếu phải có của cá nhân và xã hội. Nó không phải là mục đích tối hậu, nên cũng không thể tiêu diệt nó được. Chủ trương một xã hội vô sản là một chủ trương dốt nát, phi thực tế, phản khách quan. Công hữu thực chất chỉ là một phạm trù con của phạm trù tư hữu mà không là gì khác. Bởi tư hữu luôn gắn liền với một chủ thể nhất định nào đó. Công hữu chẳng qua chỉ là tư hữu gắn với một tập thể chung nào đó thôi. Nó chỉ là một tập hợp con, một phạm trù con nên nó không thể thay thế hay loại trừ được tập hợp mẹ hay phạm trù bao quát chung của nó.
Chỉ nó vài điều đơn giản như thế để thấy các lập luận của Mác đều thiếu hẳn căn cơ khoa học khách quan và chính xác. Tính cách gàn bướng, chủ quan, một chiều, phiến diện trong mọi phạm trù lý luận của Mác thực chất đều mang tính cách như thế cả. Cho nên chỉ có ý thức tinh thần nô lệ, ý thức tinh thần tin nhảm mới không có đủ khả năng bẻ lại các lập luận một chiều, phi lý, đơn điệu, thậm chí nhiều khi rất ngụy biện hay chủ quan, phiến diện của Mác.
Võ
Hưng Thanh
(17/4/13)
(17/4/13)
No comments:
Post a Comment