Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp
hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) dự trù diễn ra trong tháng 5 sẽ
đặt trọng tâm vào kiểm điểm kết quả 1 năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4 về
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay” và thảo luận đề nghị
tăng số Ủy viên Bộ Chính trị từ 14 lên 16 với hai Ủy viên mới dự kiến là ông
Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội Chính và Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế
Trung ương, căn cứ theo tin từ Hà Nội.
Tin này đưa ra vào đúng lúc Ban Tổ
chức Trung ương, lo về Tổ chức đảng họp tại Hà Nội ngày 3-4 (2013) để bàn về
“công tác xây dựng đảng phục vụ Hội nghị Trung ương 7”.
Vấn đề then chốt được thảo luận tại
phiên họp này là Công tác quy hoạch cán bộ, quản lý từ Trung ương tới Cơ sở
theo Hướng dẫn 15 ngày 05/11/2012, kể cả việc “quy hoạch Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của đảng.”
Tuy nhiên kết quả ra sao và còn
những vướng mắc nào trong công tác Tổ chức đảng đã không được loan báo trên Tạp
chí Xây dựng đảng.
Cuộc họp “giao ban trực tuyến định
kỳ” hôm 4-3 (2013) do ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương đảng, Phó trưởng ban
Thường trực Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, có sự tham dự của “lãnh đạo các
vụ, đơn vị trong Ban ở 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh”.
Tuy nhiên không có lời giải thích
tại sao Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị lại
vắng mặt tại phiên họp quan trọng này.
Từ hai khóa đảng IX và X dưới thời
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vấn đề làm sao xây dựng được một đội ngũ cán bộ, đảng
viên giữ vững tư tưởng, trung thành với đảng và chế độ, trong sạch và đạo đức
đã được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên ông Nông Đức Mạnh đã thất
bại vì mỗi ngày lại có thêm cán bộ tha hóa, mất phẩm chất, tham nhũng, vây bè
kết cánh, chạy chức chạy quyền, mua bán bằng cấp công khai và không còn tôn
trọng quyền làm chủ của nhân dân nữa.
Vì vậy, từ “một bộ phận” cán bộ,
đảng viên mất phẩm chất từ Khóa đảng VIII trở về trước đã tăng lên “một bộ phận
không nhỏ” từ Khóa đảng IX.
Sự xuống cấp tư tưởng và phẩm chất
của cán bộ, đảng viên nghiêm trọng đến mức đang đe dọa sự tồn vong của chế độ
nên Nghị quyết 4 ngày 31/12/2011 (ban hành ngày 16/01/2012) của Ban Chấp hành
Trung ương Khóa đảng XI (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) phải nhìn nhận: “Một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí
lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng,
sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền
tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.”
Tại phiên họp ngày 03/04 (2013) Ban
Tổ chức Trung ương cho biết đã tập trung “hoàn thành các nội dung về công
tác tổ chức xây dựng đảng phục vụ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7
khóa XI.”
Nhưng liệu “nội dung” này có nói gì
đến việc thực hiện lời hứa của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng đã
đưa ra tại Hội nghị Trung ương 6, sau 15 ngày họp hồi tháng 10/2012 ?
Hội nghị này không đạt được sự đồng
thuận phải kỷ luật Bộ Chính trị và một Ủy viên Bộ Chính trị (Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng) vì đã không làm tròn nhiệm vụ được giao phó, nhất là trong lĩnh vực
kinh tế trong đó có thua lỗi hàng ngàn tỷ đồng của hai Tổng Công ty Vinashin và
Vinalines.
TRƯƠNG TẤN SANG
Nhưng tại sao Hội nghị Trung ương 6
đã không có đủ phiếu đa số trong số 175 Ủy viên Chính thức để quyết định kỷ
luật ?
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang giải
thích lý do tại buổi nói chuyện với Câu Lạc Bộ Thăng Long, tổ chức của các Cựu
chiến binh, ngày 19/2/2013.
Ông nói: “Trong đảng hiện nay tệ
nể nang còn nặng lắm, nên chắc chắn còn có thiếu sót, rồi khi trình bày ở hội
nghi ý kiến lại khác nhau. Bộ Chính trị họp đã nhận định suy thoái kéo dài,
ngày càng nghiêm trọng, trong Bộ Chính trị có 9 đồng chí có mặt từ khóa trước,
có 5 đồng chí mới tham gia lần đầu. Nhưng tất cả đều nhận thấy có khuyết điểm,
sai lầm và kết luận phải có kỷ luật, Bộ Chính trị đã bỏ phiếu và các đồng chí
trong Bộ Chính trị đều có phiếu, mỗi đồng chí có số phiếu khác nhau.
Khi ra hội nghị TƯ 6 thảo luận, mặc
dầu có khuyết điểm, sai lầm từ các khóa trước để lại, Bộ Chính trị vẫn tự nhận
khuyết điểm, tự kiểm điểm và xin nhận kỷ luật. Có đồng chí hỏi tại sao lại phải
giấu tên đồng chí X của Bộ Chính trị nêu phải kỷ luật. Sở dĩ thông báo như vậy
vì ai, kể đứa trẻ con cũng biết đều biết đồng chí X là ai, không nêu tên cũng
là tế nhị mà thôi! Hội nghị TƯ đã thảo luận và đồng ý với kiểm điểm khuyết
điểm, sai lầm mà Bộ Chính trị trình bày kể cả một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị,
nhưng sau khi thảo luận, Hội nghị TƯ đã biểu quyết yêu cầu phải sửa chữa sai
lầm, khuyết điểm nhưng không có hình thức kỷ luật, kể cả hình thức kỷ luật nhẹ
nhất! Điều này gây bức xúc rất nhiều đối với đảng viên, nhất là cách mạng lão
thành. Khi tôi vào Miền Trung có đồng chí lão thành chỉ vào tôi nói: “Các vị ăn
nói vừa vừa thôi, còn phải để thương và để cho Dân chứ, nếu các anh không làm
được thì để chúng tôi làm.”. Nhiều ý kiến gay gắt lắm! Nhưng về phần tôi, tôi
là thiểu số phải phục tùng đa số, không thể khác được mà là nghị quyết của
Trung ương. Nhưng vấn đề hiện nay tôi cho rằng phải làm gì sau đó! Khi đã nhận
khuyết điểm, sai lầm thì phải sửa chữa, chúng ta cần phải nhận rõ vấn đề này,
phải theo dõi. Giám sát sửa chữa ra sao! Có làm được không?”
(Tài liệu tự ghi của Đại tá Đoàn
Sự, ngày 19-2-2013)
Ông Sang còn nhìn nhận: “Từ Đại
hội khóa 7 (1991 thời Tổng Bí thư Đỗ Mười) đến nay vẫn tồn tại 4 nguy cơ mà các
đồng chí cũng đã rõ. Mỗi nhiệm kỳ đều có nhắc lại, nhưng suy thoái ngày càng
phức tạp, càng nguy cấp, không giảm mà chỉ có tăng mỗi năm một cao và phức tạp
hơn.”
Theo đảng CSVN thì 4 nguy cơ đó là:
Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; Chệch hướng tư tưởng, xa lìa Xã hội Chủ
nghĩa; Suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệ nạn quan liêu,
tham nhũng, lãng phí; Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Bây giờ đảng không nói “chệch hướng
tư tưởng” nữa mà là “suy thoái tư tưởng” vì tình hình đã dẫn đến tình trạng có
nhiều cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tách mình ra khỏi
quy luật của đảng hoặc quay lưng lại với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng
sản Hồ Chí Minh đã được chọn làm nền tảng xây dựng đất nước của đảng CSVN.
Tình trạng này đang lan rộng trong
đảng vì đã có rất nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả cấp cấp lãnh đạo đã công khai
bất bình về chủ trương bảo thủ, lạc hậu và chậm tiến của những người có trách
nhiệm trong đảng, bắt đầu từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Như thế thì đảng đã “rệu rã” chưa
và tại sao lại xuống cấp bi thảm như thế?
Tại vì những vấn đề nêu trong Nghị
quyết 4 không mới mà chỉ nghiêm trọng hơn theo thời gian. Từ tháng 02/1999, Ban
Chấp hành Trung ương khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã có
“Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách
trong công tác xây dựng đảng hiện nay”. Một phong trao xây dựng, chỉnh đốn
đảng cũng đã phát động rầm rộ tồi tật đâu vẫn còn đó, lặng lẽ trôi qua 2 nhiệm
kỳ đảng IX và X trước khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và khóa đảng XI công bố
Nghị quyết 4 với quyết tâm “phải làm cho bằng được” !
Nhưng sau đó, qua 2 Hội nghị Trung
ương 5 và 6, chuyện “làm cho bằng được” đã chuyển qua “xây là chính” nên
chỉ“răn đe” để sửa đổi thay vì “kỷ luật” hay “loại bỏ ngay”.
Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng lại
chần chừ, không quyết liệt như ông nói mà cứ “lửng lơ con cá vàng” như vậy? Hay
là chính ông đã “nể nang” và “cũng vướng mắc” vào chỗ này chỗ kia ?
Luận cứ “cần ổng định để phát
triển” của nhiều cấp Lãnh đạo nhằm biện minh cho sự thiếu kiến quyết là quân
bài đã bị lật ngửa không che giấu được sự bất lực kéo dài của đảng.
Hay là tại vì có đe dọa mơ hồ
của“diễn biến hòa bình”, chống phá của “các thế lực thù địch” bên ngoài và của
“các nhóm cơ hội” bên trong nên đảng không dám ra tay làm sạch nội bộ để bảo vệ
chế độ ?
Hay cũng có cả “bàn tay” của “người
đồng chí anh em Trung Cộng” với tay từ bên kia biên giới qua xúi bẩy bảo đảng
đừng làm mạnh quá kẻo “mắc mưu bọn phản động” có âm mưu “gây rối lật đổ”, nhưng
chủ ý là muốn duy trì sự mất đoàn kết để làm cho đảng yếu đi, do đó không thể
thoát khỏi vòng tay bảo hộ của họ?
Vậy liệu Hội nghị Trung ương 7 có
dự đoán những thay đổi nhân sự nào để chận đứng sa sút lòng tin của dân vào
đảng không?
Đến đầu tháng 4 thì chưa thấy có
tín hiệu thay đổi nào rõ rệt trong các cấp lãnh đạo cao nhất, nhưng Cuộc thảo
luận của Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị báo cáo cho Hội nghị Trung ương 7 cũng
đã nhắc lại những tiêu chuẩn chọn người, chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý phải ưu
tiên có: “Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính
trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng
cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật,
tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của
vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân...”
Trong thực tế, từ khi có Nghị quyết
4 (31/12/2011), những tiêu chuẩn “phải có” này đã bị phá vỡ bởi chính các cấp
lãnh đạo, những người có trách nhiệm phải làm gương cho các cấp dưới quyền và
phải chịu trách nhiệm vì những vi phạm của thuộc cấp.
Mặc dù cấp lãnh đạo nào cũng thuyết
minh như thế nhưng chưa thầy ai dám làm như mình nói. Chưa có ai có “văn hóa từ
chức” để chịu trách nhiệm, nhưng lại rất mau mắn “nhận lỗi trước đảng, trước
nhân dân” và “hứa sẽ cố gắng làm tốt hơn” !
Trong số những người làm trơn tru
nhất, có cả một số Tổng Bí Thư và ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau khi không bị
kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 ngày 15/10/2012 !
Vì vậy ta không lạ khi thấy Ban Tổ
chức Trung ương đã nhắc nhở cán bộ họp tại Hà Nội (03/04/2013) phải tiếp tục “Theo
dõi, tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá tổ chức cơ sở đảng và đảng viên và tình
hình tổng kết Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị” (số 37-CT/TW, ngày 4/8/2009) để
báo cáo trước Hội nghị 7.
Một trong những điều các cấp lãnh
đạo phải làm theo Chỉ thị này là: “Tiếp tục cải tiến công tác nhân sự cấp
ủy, bảo đảm mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ và trách nhiệm của tập thể cấp ủy
và cán bộ, đảng viên; công tâm, khách quan trong lựa chọn, giới thiệu nhân sự,
chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương hoặc thái độ nể nang, né
tránh, ngại va chạm. Nghiêm cấm các biểu hiện bè phái, cơ hội hoặc thực hiện
không đúng quy định về những điều đảng viên không được làm.”
Xem ra những ngăn cấm này cũng đã
bị “tự do xé bỏ” bởi nhiều tầng lớp cán bộ, đảng viên như đang diễn ra trong
các “nhóm lợi ích” trong cơ chế khiến cho công tác phòng, chống Tham nhũng không
nhích được một bước kể từ khi có Luật, ban hành năm 2005.
Vì vậy Hội nghị Trung ương 5 đã
không còn tín nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương
phòng, chống tham nhũng nữa.
Ông Dũng đảm trách công tác phòng,
chống Tham nhũng từ năm 2007 nhưng 5 năm sau “tệ nạn” đã biến thành “quốc nạn”
nên Hội nghị Trung ương 5 đã giao cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để đảng chỉ
huy trực tiếp.
Ông Trọng hy vọng sẽ được Ban Nội
Chính, điều hành bởi ông Nguyễn Bá Thanh, người nổi tiếng “nói đi đôi với làm”
trong thời gian giữ chức Bí thư đảng ủy Đà Nẵng, sẽ tiếp tay diệt cho bằng được
các nhóm “lợi ích” đang do các phe phái trong đảng và nhà nước khuynh đảo,
nghiêm trọng nhất trong hai lĩnh vực Ngân hàng và Bất động sản.
Nhưng sau vài tháng rời Đà Nẵng ra
làm việc ở Hà Nội, người dân chưa thấy ông Nguyễn Bá Thanh mở cuộc tấn
công“ngoạn mục” nào vào hệ thống Ngân hàng và kỹ nghệ bất động sản đang có
nhiều tai tiếng là nơi ẩn náu tài sản của nhiều quan chức tham nhũng quan trọng
của chế độ.
Vậy liệu Hội nghị Trung ương 7 có
đem lại hy vọng gì mới cho hệ thống cai trị ở Việt Nam hay nó sẽ qua đi và để
lại thất vọng như đã xẩy ta tại Hội nghị Trung ương 6 ?
Sở dĩ đã có sự hoài nghi vì những
câu chữ “tự phê bình” và “phê bình” trong nội bộ đảng đã biến thành “đàn gảy
taitrâu” hay “nước đổ lá khoai” không còn hiệu lực gì đối với căn bệnh tham
nhũng thối nát và ăn gian nói dối di căn trong máu đảng !
Như thế nếu chẳng may mọi chuyện
rồi vẫn như cũ thì liệu Cuộc lấy phiếu tín nhiệm 49 cấp lãnh đạo do Quốc hội bổ
nhiệm, từ Chủ tịch Nước trở xuống, dự trù diễn ra tại Quốc hội vào kỳ họp tháng
5 (2013), có thay đổi được vị trí nào trong hệ thống cầm quyền không hay ông
Trương Tấn Sang lại rơi vào tình trạng “thiếu số” phải phục tùng “đa số” thêm
lần nữa ?
(04/013)
No comments:
Post a Comment