Written by Tâm Việt
Tuesday, 02 April 2013 12:32
Có lẽ không ít người trong chúng ta còn nhớ: Tại buổi
chào cờ đầu năm ở Eden Center vào mồng 1 Tết Quý Tỵ (10 tháng 2-2013), một vị
khách đến từ Richmond, thủ-phủ của Tiểu-bang Virginia, đã hết lòng ca tụng lòng
quả cảm và sự can trường trong chiến-tranh của Quân-lực VNCH và nhất là
binh-chủng Thủy-quân lục-chiến. Phải nói, những lời phát biểu hôm đó của một
bạn đồng-minh đã chiến-đấu lâu năm ở VN đã làm cho không ít các cựu-quân-nhân
VN có mặt hôm đó ấm lòng. Bởi nó không phải là một lời ca tụng đãi bôi của một
chính-trị-gia đi tìm lá phiếu của chúng ta. Nó đến từ một sĩ-quan TQLC đã hơn
một lần vào sinh ra tử trong thời-gian ông ở VN, máy bay ông bay đã bốn lần bị
trúng đạn phòng không của địch, và ngay trong một lần chạm súng ở dưới đất ông
cũng bị thương và sau đó được huy-chương Purple Heart.
Chúng tôi đang nói đến Thượng-nghị-sĩ Tiểu-bang, ông
Dick Black, một trong những người bạn tốt nhất của cộng-đồng chúng ta ở
Richmond. Ông rất quý những huynh đệ chi binh VNCH của ông mà ông không ngớt
lời ca tụng vì ông đã từng sát vai chiến-đấu với họ. Hôm đó, ông được chị Trần
Mỹ Lan, một giáo-sư đại-học ở Virginia Commonwealth University, hướng-dẫn để
đến với cộng-đồng chúng ta. Được biết, chị Mỹ Lan cũng còn kiêm thêm chức giám-đốc
điều hành của Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia.
Hôm đó, TNS Dick Black cũng tiết-lộ một tin vui đến cộng-đồng chúng ta. Đó là sau một thời-gian dài vận-động của cộng-đồng VN ở Richmond do ông Phan Đức Tính đốc thúc và được sự yểm-trợ đắc lực của các thành-viên khác trong Hiệp-hội Thương mại của Chị Mỹ Lan, cuối cùng nghị-quyết công-nhận một Ngày Nam Việt-nam (mà ta cũng có thể nói gọn là Ngày VNCH) trong năm đã được dự-trù đưa ra bàn thảo trong Đại-nghị-viện (General Assembly) của tiểu-bang. Và đúng như lời thông-báo của ông, ngày 21/2 Nghị-quyết của Lưỡng viện SJR455 đã được Thượng-viện thông qua và đến ngày hôm sau thì Hạ-viện Virginia cũng ủng-hộ luôn.
Với quyết-định này, một lần nữa Virginia lại tỏ ra dẫn đầu trong các tiểu-bang ở Hoa-kỳ có những hành-động thật ân cần, thân thiện đối với cộng-đồng người Việt tự do. Tại vì có lẽ ta cũng nên nhớ là chính Đại-nghị-viện Virginia đã công-nhận Ngày Quân Lực VNCH 19/6 làm Freedom Fighters Day (Ngày Chiến-sĩ Tự do) từ năm 2002 với SJR139. Rồi đến ngày 15/4/2004, lại cũng Đại-nghị-viện Virginia thông qua một tu-chính-án cho Luật Tiểu-bang để công-nhận Cờ vàng ba sọc đỏ làm "Cờ di-sản của Người Mỹ gốc Việt" (tức Chương 970, đoạn 2.2-3310.2). Một bà Dân-biểu Virginia, bà Leslie Byrne, cũng đã là một trong những người chính đỡ đầu cho Nghị-quyết lấy ngày 11/5 (ngày B.S. Nguyễn Đan Quế đưa ra tuyên-ngôn của Cao Trào Nhân Bản ở VN) làm Ngày Nhân-quyền VN hàng năm trên Quốc-hội Liên-bang. Và nay, ta lại có Nghị-quyết lấy ngày 30/4 năm nay (2013) và những năm kế-tiếp làm Ngày Nam VN (hay còn gọi là Ngày VNCH).
Như vậy, ta có thể thấy được rằng vị-thế của VNCH ngày càng được phục-hồi và công-nhận, ăn khớp với những sách vở (trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt) cũng như dư-luận ngày càng muốn trả lại danh-dự cho miền Nam và Quân-lực VNCH. Có thể nói bản văn của Nghị-quyết SJR455 (được dịch toàn vẹn dưới đây) là một bản đúc kết khá gọn và đầy đủ về cuộc tranh đấu kiên cường của chúng ta trước tháng 4/1975 và sự thành công vượt bực của cộng-đồng chúng ta từ khi đặt chân lên nước này.
Để đón nhận tin mừng này, các cộng-đồng VN ở Miền Đông đang rủ nhau về Richmond đi diễn hành ngày 27 tháng 4 tới đây--nhằm đánh dấu một mốc mới trong cuộc đấu tranh cho chính-nghĩa VN tự do.
NIÊN-KHÓA 2013
Hôm đó, TNS Dick Black cũng tiết-lộ một tin vui đến cộng-đồng chúng ta. Đó là sau một thời-gian dài vận-động của cộng-đồng VN ở Richmond do ông Phan Đức Tính đốc thúc và được sự yểm-trợ đắc lực của các thành-viên khác trong Hiệp-hội Thương mại của Chị Mỹ Lan, cuối cùng nghị-quyết công-nhận một Ngày Nam Việt-nam (mà ta cũng có thể nói gọn là Ngày VNCH) trong năm đã được dự-trù đưa ra bàn thảo trong Đại-nghị-viện (General Assembly) của tiểu-bang. Và đúng như lời thông-báo của ông, ngày 21/2 Nghị-quyết của Lưỡng viện SJR455 đã được Thượng-viện thông qua và đến ngày hôm sau thì Hạ-viện Virginia cũng ủng-hộ luôn.
Với quyết-định này, một lần nữa Virginia lại tỏ ra dẫn đầu trong các tiểu-bang ở Hoa-kỳ có những hành-động thật ân cần, thân thiện đối với cộng-đồng người Việt tự do. Tại vì có lẽ ta cũng nên nhớ là chính Đại-nghị-viện Virginia đã công-nhận Ngày Quân Lực VNCH 19/6 làm Freedom Fighters Day (Ngày Chiến-sĩ Tự do) từ năm 2002 với SJR139. Rồi đến ngày 15/4/2004, lại cũng Đại-nghị-viện Virginia thông qua một tu-chính-án cho Luật Tiểu-bang để công-nhận Cờ vàng ba sọc đỏ làm "Cờ di-sản của Người Mỹ gốc Việt" (tức Chương 970, đoạn 2.2-3310.2). Một bà Dân-biểu Virginia, bà Leslie Byrne, cũng đã là một trong những người chính đỡ đầu cho Nghị-quyết lấy ngày 11/5 (ngày B.S. Nguyễn Đan Quế đưa ra tuyên-ngôn của Cao Trào Nhân Bản ở VN) làm Ngày Nhân-quyền VN hàng năm trên Quốc-hội Liên-bang. Và nay, ta lại có Nghị-quyết lấy ngày 30/4 năm nay (2013) và những năm kế-tiếp làm Ngày Nam VN (hay còn gọi là Ngày VNCH).
Như vậy, ta có thể thấy được rằng vị-thế của VNCH ngày càng được phục-hồi và công-nhận, ăn khớp với những sách vở (trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt) cũng như dư-luận ngày càng muốn trả lại danh-dự cho miền Nam và Quân-lực VNCH. Có thể nói bản văn của Nghị-quyết SJR455 (được dịch toàn vẹn dưới đây) là một bản đúc kết khá gọn và đầy đủ về cuộc tranh đấu kiên cường của chúng ta trước tháng 4/1975 và sự thành công vượt bực của cộng-đồng chúng ta từ khi đặt chân lên nước này.
Để đón nhận tin mừng này, các cộng-đồng VN ở Miền Đông đang rủ nhau về Richmond đi diễn hành ngày 27 tháng 4 tới đây--nhằm đánh dấu một mốc mới trong cuộc đấu tranh cho chính-nghĩa VN tự do.
NIÊN-KHÓA 2013
NGHỊ-QUYẾT LƯỠNG VIỆN DO THƯỢNG-VIỆN KHỞI XƯỚNG SỐ 455
Chỉ-định
ngày 30/4 năm 2013 và những năm kế-tiếp, là Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở
Virginia
Được Thượng-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 21/2/2013
Được Hạ-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 22/2/2013
Được Hạ-viện đồng-thanh chấp thuận ngày 22/2/2013
XÉT VÌ, những người Mỹ gốc Nam Việt Nam, một dân-tộc
oai hùng và cần mẫn, hiện là nhóm người Mỹ gốc Á lớn thứ tư trên đất Mỹ; và
XÉT VÌ, một cuộc di-cư vĩ-đại của người Việt miền Nam đã sang Hoa-kỳ khi bạo-quyền cộng-sản chiếm xong Việt-nam Cộng-hòa sau ngày Sài-gòn thất thủ vào năm 1975; và
XÉT VÌ, cho đến phút chót, những binh sĩ trong Quân-lực VNCH đã kiên-cường chiến-đấu để bảo-vệ nền tự do của họ một cách tài-tình, táo-bạo và can-đảm, như trường-hợp Lữ-đoàn III Kỵ-binh QLVNCH đã chứng-minh sự dũng-cảm và tài-nghệ trong chiến-đấu đến độ được lãnh Huy-chương của Tổng-thống Hoa-kỳ dành cho một đơn-vị; và
XÉT VÌ, gần 60 nghìn chiến-sĩ Hoa-kỳ đã hy-sinh trong Chiến-tranh VN và 224 nghìn binh sĩ QLVNCH đã nằm xuống để bảo-vệ quốc gia của họ; và
XÉT VÌ, mặc dầu sự hy-sinh của người Mỹ rất to lớn ở VN, một số trận chiến khắc nghiệt nhất--kể cả cuộc chiến dã-man sau khi Hoa-kỳ đã rút khỏi VN--đã được gánh vác chủ-yếu bởi các đồng-minh Nam Việt Nam của chúng ta; và
XÉT VÌ, cuộc Tổng-công-kích Tết Mậu-thân 1968 của CS là nhằm bẻ gãy ý-chí chống lại CS của quân dân Miền Nam, Quân-lực VNCH đã chống trả quyết-liệt, và không một đơn-vị nào bỏ chạy hay tan hàng; thật vậy, đến ngay cảnh-sát cũng hăng say chiến-đấu, dùng súng lục chống lại quân chính-quy của địch được võ-trang đầy đủ; và
XÉT VÌ, cùng với bộ-binh, thủy-quân, không-quân, và TQLC Hoa-kỳ, Quân-lực VNCH đã tận-diệt bộ-đội du-kích của Việt-Cộng, loại-trừ hẳn thành-phần này ra như một binh-đội còn có khả-năng chiến-đấu trong phần còn lại của cuộc chiến; và
XÉT VÌ, hầu hết các đơn-vị chiến-đấu của Hoa-kỳ đã rời VN vào năm 1972, các đơn-vị QLVNCH đã tiếp-tục chiến-đấu rất hào-hùng chỉ với một sự giúp đỡ tối-thiểu của Mỹ, đánh bại cuộc Tổng-công-kích Mùa Hè Đỏ Lửa năm ấy, một cuộc xâm-lăng quy-mô và quy-ước trên toàn miền, có chiến-xa T-54 của Liên-Xô dẫn đường; và
XÉT VÌ, chính chiến-thắng của QLVNCH vào Mùa Hè Đỏ Lửa đã buộc Bắc-Việt phải chấp nhận kết-thúc chiến-tranh qua thương thảo; và
XÉT VÌ, tiếc thay, vào năm 1974 Hoa-kỳ đã rút cầu bằng cách giảm gần hết yểm-trợ quân-sự, kể cả không-lực, cắt nghiêm-trọng việc cung-cấp dầu xăng và đạn-dược cho Quân-lực VNCH--giờ đây bị bóp nghẹt bởi thiếu hết quân-trang quân-cụ trong khi chiến-xa và pháo-đài chỉ được phát một số-lượng rất nhỏ đầu đạn, có khi xuống đến vài quả trong một ngày, thậm chí đến các bộ truyền tin cũng không cả có pin để xử dụng; và
XÉT VÌ, việc thắt chặt các đường dây tiếp-tế cho Quân-lực VNCH đã làm suy sụp tinh-thần và khả-năng chiến-đấu của họ, làm cho việc chiến-đấu hữu hiệu của ngay những đơn-vị can trường nhất của Miền Nam cũng không thể thực-hiện được trước cuộc xâm-lăng chót của quân Bắc-Việt, vào lúc đó vẫn được cung-cấp đầy đủ bởi đồng-minh Trung-Cộng và Liên-Xô của họ; và
XÉT VÌ, bởi tất cả mọi người có liên-hệ với Mỹ hay chính-quyền VNCH rất lo ngại về viễn-ảnh trả thù tệ-hại của CS nên vào phút chót, trong khi quân-đội CS tràn xuống miền Nam vào mùa Xuân năm 1975, 125 nghìn nhân-viên then chốt của VNCH đã được không-vận từ Miền Nam sang các trại tỵ nạn ở Hoa-kỳ; và
XÉT VÌ, ngay trong lúc binh lính Mỹ và nhân-viên Sứ-quán Hoa-kỳ được trực-thăng đến đón thì có những bà mẹ VN kinh hãi ném ngay con mình vào tay những người hoàn-toàn xa lạ, chỉ để mong làm sao cho con mình thoát được cảnh tắm máu sắp xảy ra; và
XÉT VÌ, chế-độ kinh-hoàng xuất hiện gần như tức-khắc nên người Việt miền Nam đã trong tuyệt-vọng trốn chạy bạo-quyền sát sinh CS, đưa đến khoảng 2 triệu người đã tìm cách trốn khỏi "thiên-đường nhân-dân" do CS Bắc-Việt hứa hẹn; và
XÉT VÌ, đi bằng những con thuyền mỏng manh, chặt nứt, rất nhiều người miền Nam đã liều lĩnh ra khơi, đi vào sóng gió bão táp của Biển Đông, đem lại cái chết của hàng trăm ngàn người bị lật thuyền, chìm xuống đáy đại-dương; mặc dầu vậy, những con số khổng-lồ người Việt miền Nam vẫn tiếp-tục ra đi từ năm 1975 đến giữa thập niên 1980; và
XÉT VÌ, cũng bắt đầu từ 1975 và kéo dài hàng thập niên sau đó, hơn một triệu người miền Nam--đặc-biệt là các cựu-sĩ-quan và công-chức chính-phủ--bị đưa vào các trại tập trung mà được gọi một cách hiền lành là các trại "học tập cải tạo," nơi đó nhiều ngàn người đã bị "cải tạo" đến chết luôn; và
XÉT VÌ, những trại tập trung của CS được nổi tiếng qua các chế-độ khổ-sai tàn-bạo, nhồi sọ về chính-trị, và những nhiệm-vụ chết người như đi chân đất dò mìn, không hề qua những thủ-tục cáo buộc tội-trạng hay xét xử trước tòa án; và
XÉT VÌ, những điều-kiện trong trại tệ hại đến mức nhiều người sống sót cho rằng gần một phần ba các tù-binh đã chết trong thời-gian bị cầm tù; và
XÉT VÌ, con số di-cư của người Việt miền Nam sang Hoa-kỳ lên tới đỉnh-điểm vào năm 1992 khi, sau hàng thập niên bị tra tấn, nhiều người sống sót từ các trại tập trung nói trên cuối cùng mới được thả ra và bảo trợ bởi gia-đình họ sang xứ này; và
XÉT VÌ, sau khi chịu cực-hình qua nhiều năm khổ đau và ngược-đãi không thể tưởng-tượng nổi, những người miền Nam đã trốn được khỏi quê hương đã tỏ ra tài-năng và thông minh vượt bực để trở thành một nhóm người dám vào thương-trường và tìm đường thăng-tiến, giải-quyết chóng vánh những bước đầu nghèo khó sau khi đến Hoa-kỳ; và
XÉT VÌ, ngày nay, 82 phần trăm người Việt miền Nam có mặt ở Hoa-kỳ là những người sinh trưởng ở đây hay là người đã có quốc-tịch Hoa-kỳ, một tỷ-lệ rất cao trong mọi nhóm di-dân có quốc-tịch; và
XÉT VÌ, qua nhiều thập niên, những người Mỹ yêu nước gốc Nam Việt Nam này đã đóng góp đáng kể vào nước Mỹ với trí-tuệ, tài-năng, quyết-tâm và lòng trung-thành của họ, với không ít con em đang phục-vụ một cách hãnh-diện trong Quân-lực Hoa-kỳ; do đó,
Thượng-viện QUYẾT-NGHỊ, với sự đồng-thuận của Hạ-viện,
Là Đại-nghị-viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế-tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; và
QUYẾT-NGHỊ TIẾP,
Là Thư-ký Thượng-viện chuyển một bản của Nghị-quyết này tới Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia và Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ đặng cho những thành-viên của hai tổ-chức này được biết về quyết-định của Đại-nghị-viện Virginia về vấn-đề này; và
CUỐI CÙNG QUYẾT-NGHỊ,
Là Thư-ký Thượng-viện đưa việc chỉ-định ngày này lên Trang Nhà Điện Tử của Đại-nghị-viện Virginia.
Nguyễn Ngọc Bích dịch
Springfield, VA
Đêm 28-29 tháng 3, 2013
XÉT VÌ, một cuộc di-cư vĩ-đại của người Việt miền Nam đã sang Hoa-kỳ khi bạo-quyền cộng-sản chiếm xong Việt-nam Cộng-hòa sau ngày Sài-gòn thất thủ vào năm 1975; và
XÉT VÌ, cho đến phút chót, những binh sĩ trong Quân-lực VNCH đã kiên-cường chiến-đấu để bảo-vệ nền tự do của họ một cách tài-tình, táo-bạo và can-đảm, như trường-hợp Lữ-đoàn III Kỵ-binh QLVNCH đã chứng-minh sự dũng-cảm và tài-nghệ trong chiến-đấu đến độ được lãnh Huy-chương của Tổng-thống Hoa-kỳ dành cho một đơn-vị; và
XÉT VÌ, gần 60 nghìn chiến-sĩ Hoa-kỳ đã hy-sinh trong Chiến-tranh VN và 224 nghìn binh sĩ QLVNCH đã nằm xuống để bảo-vệ quốc gia của họ; và
XÉT VÌ, mặc dầu sự hy-sinh của người Mỹ rất to lớn ở VN, một số trận chiến khắc nghiệt nhất--kể cả cuộc chiến dã-man sau khi Hoa-kỳ đã rút khỏi VN--đã được gánh vác chủ-yếu bởi các đồng-minh Nam Việt Nam của chúng ta; và
XÉT VÌ, cuộc Tổng-công-kích Tết Mậu-thân 1968 của CS là nhằm bẻ gãy ý-chí chống lại CS của quân dân Miền Nam, Quân-lực VNCH đã chống trả quyết-liệt, và không một đơn-vị nào bỏ chạy hay tan hàng; thật vậy, đến ngay cảnh-sát cũng hăng say chiến-đấu, dùng súng lục chống lại quân chính-quy của địch được võ-trang đầy đủ; và
XÉT VÌ, cùng với bộ-binh, thủy-quân, không-quân, và TQLC Hoa-kỳ, Quân-lực VNCH đã tận-diệt bộ-đội du-kích của Việt-Cộng, loại-trừ hẳn thành-phần này ra như một binh-đội còn có khả-năng chiến-đấu trong phần còn lại của cuộc chiến; và
XÉT VÌ, hầu hết các đơn-vị chiến-đấu của Hoa-kỳ đã rời VN vào năm 1972, các đơn-vị QLVNCH đã tiếp-tục chiến-đấu rất hào-hùng chỉ với một sự giúp đỡ tối-thiểu của Mỹ, đánh bại cuộc Tổng-công-kích Mùa Hè Đỏ Lửa năm ấy, một cuộc xâm-lăng quy-mô và quy-ước trên toàn miền, có chiến-xa T-54 của Liên-Xô dẫn đường; và
XÉT VÌ, chính chiến-thắng của QLVNCH vào Mùa Hè Đỏ Lửa đã buộc Bắc-Việt phải chấp nhận kết-thúc chiến-tranh qua thương thảo; và
XÉT VÌ, tiếc thay, vào năm 1974 Hoa-kỳ đã rút cầu bằng cách giảm gần hết yểm-trợ quân-sự, kể cả không-lực, cắt nghiêm-trọng việc cung-cấp dầu xăng và đạn-dược cho Quân-lực VNCH--giờ đây bị bóp nghẹt bởi thiếu hết quân-trang quân-cụ trong khi chiến-xa và pháo-đài chỉ được phát một số-lượng rất nhỏ đầu đạn, có khi xuống đến vài quả trong một ngày, thậm chí đến các bộ truyền tin cũng không cả có pin để xử dụng; và
XÉT VÌ, việc thắt chặt các đường dây tiếp-tế cho Quân-lực VNCH đã làm suy sụp tinh-thần và khả-năng chiến-đấu của họ, làm cho việc chiến-đấu hữu hiệu của ngay những đơn-vị can trường nhất của Miền Nam cũng không thể thực-hiện được trước cuộc xâm-lăng chót của quân Bắc-Việt, vào lúc đó vẫn được cung-cấp đầy đủ bởi đồng-minh Trung-Cộng và Liên-Xô của họ; và
XÉT VÌ, bởi tất cả mọi người có liên-hệ với Mỹ hay chính-quyền VNCH rất lo ngại về viễn-ảnh trả thù tệ-hại của CS nên vào phút chót, trong khi quân-đội CS tràn xuống miền Nam vào mùa Xuân năm 1975, 125 nghìn nhân-viên then chốt của VNCH đã được không-vận từ Miền Nam sang các trại tỵ nạn ở Hoa-kỳ; và
XÉT VÌ, ngay trong lúc binh lính Mỹ và nhân-viên Sứ-quán Hoa-kỳ được trực-thăng đến đón thì có những bà mẹ VN kinh hãi ném ngay con mình vào tay những người hoàn-toàn xa lạ, chỉ để mong làm sao cho con mình thoát được cảnh tắm máu sắp xảy ra; và
XÉT VÌ, chế-độ kinh-hoàng xuất hiện gần như tức-khắc nên người Việt miền Nam đã trong tuyệt-vọng trốn chạy bạo-quyền sát sinh CS, đưa đến khoảng 2 triệu người đã tìm cách trốn khỏi "thiên-đường nhân-dân" do CS Bắc-Việt hứa hẹn; và
XÉT VÌ, đi bằng những con thuyền mỏng manh, chặt nứt, rất nhiều người miền Nam đã liều lĩnh ra khơi, đi vào sóng gió bão táp của Biển Đông, đem lại cái chết của hàng trăm ngàn người bị lật thuyền, chìm xuống đáy đại-dương; mặc dầu vậy, những con số khổng-lồ người Việt miền Nam vẫn tiếp-tục ra đi từ năm 1975 đến giữa thập niên 1980; và
XÉT VÌ, cũng bắt đầu từ 1975 và kéo dài hàng thập niên sau đó, hơn một triệu người miền Nam--đặc-biệt là các cựu-sĩ-quan và công-chức chính-phủ--bị đưa vào các trại tập trung mà được gọi một cách hiền lành là các trại "học tập cải tạo," nơi đó nhiều ngàn người đã bị "cải tạo" đến chết luôn; và
XÉT VÌ, những trại tập trung của CS được nổi tiếng qua các chế-độ khổ-sai tàn-bạo, nhồi sọ về chính-trị, và những nhiệm-vụ chết người như đi chân đất dò mìn, không hề qua những thủ-tục cáo buộc tội-trạng hay xét xử trước tòa án; và
XÉT VÌ, những điều-kiện trong trại tệ hại đến mức nhiều người sống sót cho rằng gần một phần ba các tù-binh đã chết trong thời-gian bị cầm tù; và
XÉT VÌ, con số di-cư của người Việt miền Nam sang Hoa-kỳ lên tới đỉnh-điểm vào năm 1992 khi, sau hàng thập niên bị tra tấn, nhiều người sống sót từ các trại tập trung nói trên cuối cùng mới được thả ra và bảo trợ bởi gia-đình họ sang xứ này; và
XÉT VÌ, sau khi chịu cực-hình qua nhiều năm khổ đau và ngược-đãi không thể tưởng-tượng nổi, những người miền Nam đã trốn được khỏi quê hương đã tỏ ra tài-năng và thông minh vượt bực để trở thành một nhóm người dám vào thương-trường và tìm đường thăng-tiến, giải-quyết chóng vánh những bước đầu nghèo khó sau khi đến Hoa-kỳ; và
XÉT VÌ, ngày nay, 82 phần trăm người Việt miền Nam có mặt ở Hoa-kỳ là những người sinh trưởng ở đây hay là người đã có quốc-tịch Hoa-kỳ, một tỷ-lệ rất cao trong mọi nhóm di-dân có quốc-tịch; và
XÉT VÌ, qua nhiều thập niên, những người Mỹ yêu nước gốc Nam Việt Nam này đã đóng góp đáng kể vào nước Mỹ với trí-tuệ, tài-năng, quyết-tâm và lòng trung-thành của họ, với không ít con em đang phục-vụ một cách hãnh-diện trong Quân-lực Hoa-kỳ; do đó,
Thượng-viện QUYẾT-NGHỊ, với sự đồng-thuận của Hạ-viện,
Là Đại-nghị-viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế-tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; và
QUYẾT-NGHỊ TIẾP,
Là Thư-ký Thượng-viện chuyển một bản của Nghị-quyết này tới Hiệp-hội Thương mại Á-châu ở Virginia và Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ đặng cho những thành-viên của hai tổ-chức này được biết về quyết-định của Đại-nghị-viện Virginia về vấn-đề này; và
CUỐI CÙNG QUYẾT-NGHỊ,
Là Thư-ký Thượng-viện đưa việc chỉ-định ngày này lên Trang Nhà Điện Tử của Đại-nghị-viện Virginia.
Nguyễn Ngọc Bích dịch
Springfield, VA
Đêm 28-29 tháng 3, 2013
No comments:
Post a Comment