Hoàng
Anh
Thứ bảy, ngày 06 tháng tư năm 2013
Khai
mở thêm về Nguồn lực
Nguồn lực của một quốc gia không chỉ được đong tính
bằng trữ lượng hay chủng loại của mỗi loại tài nguyên khoáng sản. Vì dù nhiều
ít thế nào, những món đồ được chia không cân bằng này cũng sẽ nhanh chóng cạn
kiệt khi người ta chỉ dựa vào nó để ăn, sống và phát triển. Ở một số nơi, các kho,
mỏ khoáng sản đều bị đóng cửa hoặc cấm khai thác, vì những người ở đó luôn nghĩ
rằng mẹ tự nhiên đã ban cho đất nước họ thứ gì, không có nghĩa là chúng được
ban cho họ. Mỗi thế hệ chỉ là một lầnđi qua và tồn tại ở đó, và họ hiểu trách
nhiệm phải gìn giữ nó cho những thế hệtiếp theo. Thay vào đó, họ đi vào phát
triển và đào sâu vào một nguồn lực dường như là vô tận: trí tuệ của con người.
Theo nghĩa thông thường của hiện tại, đây là những quốc gia đã phát triển qua
giai đoạn sơ khai, và nhận ra trọng trách đối với sự trường tồn của đất nước
mình, một cách không hề ích kỷ và không thiếu tình thương yêu.
Ngược lai, ở rất nhiều quốc gia chậm phát triển,
nhất là các quốc gia thuộc thế giới thứ 3, theo cách phân chia về thế hệ quốc
gia vẫn được sử dụng hiện tại, tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì có thể
nhìn thấy cho cơ hội của họ. Đa phần, các quốc gia này đều bị cai quản bởi một
hoặc một nhóm người. Họ giới hạn mọi khả năng phát triển của trí tuệ con người
và chọc sâu mũi khoan vào các mỏ dầu, than hoặc khoáng sản khác. Khi làm như
vậy, các nhà lãnh đạo (thường là đại diện cho các chính thể độc tài, tham
nhũng, vô luật) mặc nhiên đã thực hiện hai việc làm tận diệt khí số của quốc
gia họ: Ăn bằng hết những gì thiên nhiên tạo ra và ngu dốt hóa, vô dụng hóa tất
cả con người mà họ có. Khi tài nguyên hết, với một quần thể người đã trở nên
phụ thuộc quá nhiều vào những gì sẵn có và không có khả năng sáng tạo, đất nước
đó sẽ dễ dàng bị xóa sổ, bởi nội chiến hoặc xâm lược.Đây là cách sống lạc hậu,
tham lam, bất nhân và không kém phần vô trách nhiệm.
Với hàng chục tỷ đô la từ khai thác dầu mỏ; Cộng với
hàng tỷ từ việc khai thác thanđá, các loại tài nguyên khác; Và mới đây nhất là
nỗ lực đào khoét kho boxite ởTây Nguyên, Việt Nam không thể là một người ngoài
cuộc trong nhóm nước thứ hai. Cộng thêm tất cả các yếu tố khác đã được nhắc
đến, ví dụ: Duy trì các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ mọi nguồn lực quốc gia,
nhưng hoạt động như những băngđảng mafia trá hình; Dùng quyền lực và ý chí
chính trị, thao túng luật pháp hạn chế mọi khả năng phát triển tự nhiên về trí
tuệ của người dân; Sử dụng hệ thống mật vụ, an ninh để bắt bớ ngăn chặn mọi
luồng tư tưởng hoặc mọi ý kiến phản biện, đặng giữ cho được vị thế của một
trong những “con vật bình đẳng hơn những loài vật khác” (G.Owell) và
tiếp tục công cuộc vơ vét, tham nhũng cho phe nhóm hoặc bè cánh. Rõ ràng, không
thể có cách nào khác đẩy một quốc gia đến bờvực hủy diệt nhanh và tốt hơn thế.
Và tuyệt nhiên, chẳng ai trong số các vịlãnh đạo luôn đặt sẵn lời mở miệng “vì
dân” quan tâm đến sự tồn tại hay cách sống của các thế hệ tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, Đoàn Văn Vươn là một cuộc cách
mạng hơn chỉ là một sự cố gắng kiếm tìm cuộc sống tốt hơn cho bản thân anh và
gia đình. Giữa sự thúc ép và trêu ngươi của những cơn bão đến theo chu kỳ hàng
năm cùng với thói quen quét sạch mọi thứ nó nhìn thấy; Và trong một thể chế
chính trị cấm đoán mọi tư duy khác thường hay đột phá, anh sừng sững tiến ra
phía biển và chứng minh được sự kỳ diệu của tính kiên trì và trí tuệ đầy khao
khát. Đây rõ ràng không chỉ là câu chuyện đặc biệt về một người nông dân lấn
biển. Đây là lời giải cho bài toán phát triển mà một quốc gia như Việt Nam nên
nắm lấy và học nằm lòng, như cách người Nhật từng tựý thức được về điều thực sự
có giá trị nhất trên một quần đảo nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên bậc nhất và
dường như lúc nào cũng là kẻ thù từ sự không hoàn hảo của tự nhiên. Anh đã,
bằng máu, nước mắt và mạng sống của mình và giađình, gián tiếp khẳng định rằng:
Từng Con Người Việt Nam là thứ Tài Nguyên Quý Giá Nhất mà Việt Nam đang có.
Bi
kịch mở đường
Nhưng có thể một bài học như thế sẽ phải trả một cái
giá lớn hơn vô số lần lẽ ra nó cần phải trả. Công sức và máu xương hàng chục
năm trời của một anh nông dân ngay lập tức trở thành sự thèm muốn của những kẻ
sinh ra từ ngu dốt và được nhào nặn bởi sự dối trá đê tiện. Với công quyền
trong tay và chiếc đũa phù thủy là Luật đấtđai vốn không cho người chủ sở hữu
thực tế được chiếm hữu tài sản thuộc vềmình. Phép thuật được tạo ra để tất cả
khối tài sản đang bắt đầu sinh lợi hàng chục tỷ kia trở thành mối chia chác. Và
rồi một buổi sáng mùa đông tê tái, mộtđàn đông đủ được sự hỗ trợ và bảo kê của
lực lượng quân đội với súng ống trang bị tận răng, kéo xuống dàn trận trước một
căn nhà từng là biểu tượng thách thức bão tố khắc nghiệt. Chúng quyết tâm giằng
từ đôi tay những người nông dân mảnhđất và lợi lộc mà họ đổ máu xương làm ra,
và tuyệt nhiên không có cơ hội cho những người chủ tội nghiệp một cơ hội công
bằng để phân trần.
Rõ ràng, chúng, những kẻ chăn dân không có đủ những
phẩm chất mà chúng cần phải có. Sự tỉnh táo để nhận ra rằng, khuyến khích những
người nông dân như vậy sẽkhơi dậy một sức mạng vô biên từ sức sáng tạo của con
người để tạo ra sự thịnh vượng và của cải một cách chân chính. Sự tỉnh táo để
nhận ra rằng, đó là cách tốt nhất để mở mang bờ cõi, hun đúc vào ý chí con
người một sự đột phá và vươn lên mạnh mẽ. Sự tỉnh táo để nhận ra rằng, những
quy định trong luật về đất đai đã quá lỏng lẻo cho một cơ chế công bằng giữa
bên thu và bên bị thu; quá ưu ái cho những kẻ nắm công quyền khi chỉ có chúng
được nói lên sự thật; và quá cay đắng cho những con người, mà từ bản chất đã
lui về sợ hãi, cố thủ trong cái không gian ngột ngạt được tạo ra bởi chó săn và
mật vụ chìm. Hơn tất cả, sự tỉnh táođể nhận ra chúng đã đi quá xa trên con
đường trở thành đối nghịch và lừa dối người dân của chúng.
Tấn bi kịch của người nông dân họ Đoàn là một cơ hội
chứ không phải là một sự việc nhưnhững thứ cùng tên gọi. Ở đó, những người tỉnh
táo và có lương tri muốn thấy một sự thay đổi, sẽ êm thấm và trong hòa bình. Họ
muốn thấy sự thành tâm của những kẻ cai trị sẽ đến với nhân dân của nó trong sự
mong muốn hòa giải. Họ muốn thấy sự thay đổi để đất đai trở về tay của những
người thực sự hiểu nó, khai thác được nó, và làm chủ nó. Đất đai phải thuộc về
những người mà trước đây, đã từng gác chuyện gối chăn, bát cơm quả cà để đòi
lại quyền tồn tại trong tự quyết, và trao lại những hy vọng cho cái chính
thểhiện giờ đang cai trị họ. Họ muốn thấy giá trị thực sự của một dân tộc được
tôn vinh bởi sức lao động bền bỉ, sự sáng tạo kiên trì và mong muốn chinh phục
đầy bản lĩnh.
Nhưng thay vào đó, họ phải thấy, tất cả những gì
thách thức lương tri, đạo đức, lẽ phải và sự chà đạp của cường quyền xảo trá
lên nhân tính và hy vọng. Bốn người đàn ông trong thế đường cùng bị bắt giam
hơn môt năm trời vì sự phản kháng mang tính tự vệ trước bầy sói. Hai người đàn
bà tay không tấc sắt bất lực nhìn từ xa bị khép tội chống lại công quyền. Và
bức ảnh của đứa con gái chưa đầy mười tuổi, chết khi cha mẹ nó đối đầu với sóng
và bão biển, trôi theo căn nhà bị phá nát ra chập chờn trên nước đục. Và một
vài ngày nữa, họ, những Người lấn biển, mởcõi sẽ bị đưa ra trong một phiên tòa
được xử bởi những kẻ vốn dĩ khi ngồi vào mỗi chiếc ghế đó đã trở thành câm
điếc, mù lòa và tham lam vô độ.
Đây là một bi kịch, một bi kịch lý giải tại sao một
đất nước lại không thể tiến vềphía trước và chinh phục những giá trị tốt đẹp.
Một đất nước dẫu có muôn vàn cơhội để trở nên mạnh mẽ, nhưng rút cuộc lại luôn
níu chân nhau trong vũng lầy và hứng chịu nhục nhã ngoại bang vì sự hèn nhược
của chính mình.
Thức
tỉnh
Không ai dám chắc một kết cục có hậu cho những người
đàn ông họ Đoàn khi họ bị đặt trước những kẻ kém xa họ về phẩm giá và trí tuệ.
Không ai dám chắc một kết cục nhẹ nhàng, khi mà phía sau những kẻ đần độn sẽ
ngồi trên Chiếc ghế Phán xét kia là những kẻ còn thâm hiểm hơn chúng về tham
vọng, ham muốn và sự cố chấp tham lam đến vô độ. Một kẻ ăn cướp, sau khi thực
hiện xong vụ cướp lại được cho phépđi điều tra để bắt kẻ phạm tội. Để rồi đây
là lúc chúng sẽ hả hê cười vào mũi những ai từng nghĩ rằng đâu đó trong khuôn mặt
đồ tể đao phủ kia còn một chút lương tâm, và đặt dấu chấm hết cho những nạn
nhân của chúng.
Nhưng, hãy hiểu. Khi bản án được tuyên, sự hả hê
được thể hiện trên những khuôn mặt khiến người ta mường tượng đến sự thỏa mãn
của lũ lợn trong truyện Trại Súc Vật. Tất cả không phải là kết thúc. Đó là sự
khởi đầu. Đó là lúc sự thức tỉnh sẽ len lỏi bằng mọi con đường từ đồng cảm đến
tự ý thức: Tiếp tục cưỡng chế và bắn giết người dân; Sự đoạt tuyệt của mối
tương giao giữa dân chúng và nhà nước, khi công quyền một mực phủ nhận trách
nhiệm và tình thương đến con dân; Sự đoạn tuyệt với công lý, lẽ phải, công bằng
và đạo đức đểthiết lập một thế trận hành dân triệt để, hại dân tuyệt cùng…Tất
cả, sẽ sớm thức tỉnh được Quyền Lực Say Ngủ, thứ mà hàng ngàn năm nay vẫn luôn
tồn tại trong mỗi thế hệ được sinh ra trên tổ quốc này. Thứ mà chắc chắn, lại
một lần nữa cuốn cảdân tộc vào một mối quan tâm chung nhất về số phận riêng của
mỗi con người. Một lần nữa.
Người mẹ85 tuổi của những người nông dân họ Đoàn đã
viết một bức thư khẩn cầu, gửi tới cả một dân tộc vốn có quá nửa đang thờ ơ với
số phận của chính mình. Có lẽ bà không kêu cứu, bà đang kêu gọi và thức tỉnh,
và bức thông điệp ở đó có vẻ đã ẩn chứa một lý lẽ: nếu các bạn tiếp tục coi
chuyện này là việc của người khác và không đáng quan tâm hơn những mánh lới cơm
áo hàng ngày, thì bạn sẽ phải ân hận khi nhận ra rằng, theo cách đó, tất cả
chúng ta đều là những nạn nhân, dù sớm hay muộn.
Phát ra trong đêm tối của sự tuyệt vọng và căm phẫn.
Rung động trong sự khốn cùng của vô số thân phận bị áp bức khắp nơi nơi, đó là
một lời nguyền.
H.A
No comments:
Post a Comment