Sunday, 7 April 2013

NGƯỜI HÙNG CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM BỊ ÁN TÙ 5 NĂM (James Hookway & Nguyen Anh Thu / Diệu Quyên - Danlambao)






Hải Phòng, Việt Nam - Hai nông dân Việt Nam làm nghề nuôi hải sản đã đặt mìn tự chế và dùng súng tự chế bắn vào lực lượng công an đến cưỡng chế đất, vừa bị kết tội với bản án 5 năm tù giam vào thứ Sáu vừa qua, trong một phiên tòa gây nên nhiều sự chú ý cũng như tranh cãi về vấn đề tư hữu đất đai trong một quốc gia độc đảng - đảng Cộng Sản.

Đoàn Văn Vươn, một bộ đội phục viên 50 tuổi, đã trở thành một anh hùng của những người dân oan khi anh phản kháng lại lệnh cưỡng chế đất vào tháng Giêng năm 2012.

Anh Vươn, và em trai là Đoàn Văn Quý, cùng với những thành viên khác của gia đình anh đã thiết lập thành công một đầm nuôi tôm cá với diện tích trên 41 héc ta, hoặc 101 mẫu, từ đất phèn thuê được từ nhà nước năm 1993, gần thành phố cảng Hải Phòng nhộn nhịp, cách Hà Nội 60 dặm về hướng Đông. Năm 2007, chính quyền địa phương thông báo với gia đình về kế hoạch thu hồi đất - một hiện tượng ngày càng xảy ra thường xuyên hơn theo đà phát triển của Việt Nam - mà không có sự bồi thường nào.

Thay vì lặng lẽ trao trả đất, thành viên của gia đình cùng anh Vươn dựng lên một vòng rào quanh khu đất, dùng mìn tự chế và súng hoa cải để cương quyết bảo vệ đầm. Khi một đội an ninh bao gồm bộ đội và công an xông vào cưỡng chế, đuổi gia đình đi thì đôi bên đã nổ súng, khiến cho 6 nhân viên công an bị thương. Anh Vươn, và 3 thành viên của gia đình đã bị bắt. "Tôi đã bị dồn đến chân tường và đã không còn cách nào khác", anh Vươn trình bày tại tòa. Anh cho biết anh chỉ dự định làm cho lực lương công an sợ mà lùi bước chứ không có ý hại người.

Thẩm phán Phạm Đức Tuyên tuyên án vào thứ Sáu vừa qua, kết tội anh Vươn và anh Quý mỗi người 5 năm tù giam vì tội giết người, một người anh và cháu của anh Vươn cũng bị kết án 5 năm và 3 năm rưỡi tù giam. Vị thẩm phán này nói hành vi của gia đình anh Vươn bị coi là nguy hiểm và có "ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội cũng như công việc điều hành của chính quyền Hải Phòng nói riêng và của cả nước nói chung".

Luật sư biện hộ Nguyễn Việt Hùng cho biết ông đã không có đủ thời gian để trình bày vụ việc và gia đình anh Vươn dự định sẽ kháng cáo.

Cuộc chạm súng năm ngoái tại Hải Phòng đã dấy lên một làn sóng tại Việt Nam, là xứ sở mà nhà nước làm chủ tất cả đất đai và chia cho người dân canh tác. Tranh chấp là chuyện thường xảy ra. Nông dân thường xuyên chống đối lại lệnh cưỡng chế của chính quyền, khi đất của họ bị quy hoạch để xây công viên hay khu du lịch.

Vấn đề này sẽ còn trở nên tệ hại hơn trong những năm sắp tới, khi nhiều hợp đồng thuê đất sẽ hết hạn, thường là sau 20 năm. Carlyle Thayer, một giáo sư của trường Đại Học New South Wales tại Úc, đã nhận định rằng việc nhà nước Việt Nam không minh bạch trong quyết định quy hoạch đất của ai và để chia cho ai, sẽ càng gây thêm nhiều khó khăn và thử thách.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức Nhân Quyền khu vực châu Á, nhận định tình trạng ngày càng căng thẳng bao quanh vấn đề quy hoạch đất là một dấu hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Việt Nam.

Ông cho biết "Tệ nạn quy hoạch đất rộng rãi nhưng tùy tiện bởi những cán bộ tham nhũng, kèm theo việc không có bồi thường hoặc bồi thường không thỏa đáng, cũng là điểm nổi bật của phiên tòa này, đã làm xao động lòng người dân Việt Nam".

Ít có vụ cưỡng chế đất nào lại nóng hổi như vụ kháng cự diễn ra ở đầm tôm của gia đình anh Vươn. Các bloggers đã mau chóng dùng nó làm bằng chứng cho chính sách đàn áp của nhà cầm quyền, và thông tin về việc này đã nhanh chóng lan ra khắp trên mạng internet, là nơi mà nhiều người Việt dùng để cập nhật những thông tin và ý kiến trái chiều, thường bị báo chí của nhà nước ếm nhẹm hoặc không đăng tải.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phản ứng bằng cách tuyên bố rằng cuộc cưỡng chế không hợp pháp, báo chí nhà nước đã loan tin hơn 50 cán bộ ở Hải Phòng bị kỷ luật hoặc khiển trách vì tham gia vào vụ cưỡng chế. Nhiều người đã bị kết tội đập phá nhà anh Vươn trái pháp luật.

Hàng chục người phản đối bản án đã tìm cách đến dự phiên tòa để ủng hộ cho gia đình anh Vươn, nhưng đều bị công an ngăn cản không cho đến gần khu vực tòa án.

Chính quyền cũng hạn chế quyền dự thính của các phóng viên báo chí.

Vợ anh Quý, chị Phạm Thị Báu, nói gia đình anh bây giờ phải sống trong những túp lều dựng trên mảnh đất của họ. Chị cho biết gia đình chị đã vay mượn $500 000 đô Mỹ từ thân nhân và bạn bè để đầu tư vào đầm hải sản, dùng để đắp đê ngăn nước biển cũng như xây nhà cho những thành viên khác của đại gia đình cùng làm việc trên đầm.

Chị kể khi gia đình nhận được giấy thông báo thu hồi đất vào năm 2007, họ đã ngưng đầu tư vào công trình nhưng mới chỉ trả được một nửa số nợ.

"Nếu không có lệnh thu hồi đất, chúng tôi đã có thể có kiếm tiền, để trả cho hết món nợ" . Đầm hải sản này đã đem đến cho gia đình chị số tiền lãi vào khoảng $30 000 đô Mỹ một năm.

Chị nói bây giờ gia đình phải chờ để kháng cáo.

Chị Báu nói "Nếu công lý không được thực thi thì tôi sẽ mất hết niềm tin vào đảng và nhà nước này".


*

Vietnamese Folk Hero Gets Five-Year Sentence
April 5, 2013, 12:57 p.m. ET

HAIPHONG, Vietnam - Two Vietnamese fish farmers who laid mines and fired homemade guns at police attempting to evict them were convicted and sentenced to five years in prison Friday in a case that has cast a spotlight on the contentious issue of land rights in the one-party Communist state.

Doan Van Vuon, a 50-year-old army veteran, became an underground folk hero when he resisted a government land grab in January 2012.

Mr. Vuon and his brother, Doan Van Quy, and other members of their family had established a thriving fish and prawn farm on 41 hectares, or 101 acres, of swampland they were given in 1993 near the bustling port city of Haiphong, 60 miles east of Hanoi. In 2007, authorities informed the family that they wanted the land back—an increasingly common occurrence in fast-growing Vietnam—without offering compensation.

Instead of quietly handing the land back, family members led by Mr. Vuon set up a perimeter around the lot, laying land mines and fashioning homemade guns to cement their claim to the farm. When a team of police and army troops moved in to evict the family, a gunbattle began in which six security officials were injured. Mr. Vuon and three members of his family were arrested.

"I was pushed into a corner and I had no other way," Mr. Vuon told the court. He said he only intended to scare security officials rather than harm them.

Judge Pham Duc Tuyen on Friday sentenced Mr. Vuon and Mr. Quy to five years in prison for attempted murder, while another brother and a nephew were sentenced to two years and 3½ years in prison. The judge said the family's actions were dangerous and had a "bad impact on the social order and social management of Haiphong City in particular and the country as a whole."

Defense lawyer Nguyen Viet Hung said that he wasn't given enough time to make his case and the family plans to appeal the verdict.

The showdown last year in Haiphong caused uproar in Vietnam, where the state owns all the land and assigns rights to use it. Disputes are common. Farmers often protest against government moves to force them off their land to build industrial parks or tourism developments.

The problem is likely to grow worse in the coming years as a number of land-use agreements, which often expire after 20 years, begin to lapse. Carlyle Thayer, a professor at Australia's University of New South Wales, has said that the lack of transparency in how the government decides who gets what land is an additional challenge.

Phil Robertson, deputy director of the Asia division at Human Rights Watch, said that the growing unrest over land seizures was a warning sign to the Vietnamese authorities.

"The issue of widespread, arbitrary land seizures by corrupt officials or without much due process and just compensation is what really made this trial resonate in the minds of ordinary Vietnamese people," he said.

Few land rows have generated as much heat as the standoff at Mr. Vuon's fish farm. Bloggers quickly seized on it as evidence of heavy-handed government rule, and news of the incident quickly spread on the Internet, which many Vietnamese use to get news and opinions that are otherwise suppressed or not reported by government-run media.

Prime Minister Nguyen Tan Dung responded by declaring the eviction illegal, and state media reports said that more than 50 officials in Haiphong have been disciplined or reprimanded for their role in the raid. Several are being prosecuted for unlawfully destroying Mr. Vuon's home.

Dozens of protesters attempted to attend their trial to show support for the family, but were prevented by police from approaching the court building. Authorities also gave journalists limited access to the trial.

Mr. Quy's wife, Pham Thi Bau, said family members are now living in tents on their land. She said the family had borrowed $500,000 from relatives and friends to invest in the fish-farm project, building dykes to hold back the ocean and constructing several houses for the extended family members who live in the compound.

When the family received the eviction notice in 2007, they stopped investing in the property with only half of the loan repaid, she said.

"If there was no eviction notice, we could have made money, we could have paid off the loans," Ms. Bau said. The fish business was earning the family a profit of about $30,000 a year.

She said the family will now wait to appeal Friday's convictions.

"If there is no justice I will lose my trust in the Party and the government," Ms. Bau said.







No comments:

Post a Comment

View My Stats