Đoàn Vương
Thanh
3-4-2013
Nhiều lúc tôi cứ nghĩ lẩn thẩn với bộ não đã 80 tuổi.
nhiều sự kiện, nhiều việc vui buồn trong gia đình, làng xóm và trong thế giới
loài người cứ hiện lên rõ mồn một khi có sự kiện tương tự xảy ra. Nghe tin trên
phương tiện thông tin đại chúng về việc Hải Phòng mở phiên tòa “công khai” xử
Đoàn Văn Vươn và gia đình anh về tội “giết người và chống lại người thi hành
công vụ”, tôi thấy bủn rủn chân tay, trí óc bỗng quay về thời gian xã tôi thực
hiện cuộc cách mạng “Người cày có ruộng” phát động nông dân “vùng lên” đánh đổ
giai cấp địa chủ, phân hóa phú nông, tranh thủ trung nông, dựa hẳn vào bần cố
nông!!!”.
Cuộc CCRĐ hai năm 1955 và 1956 diễn ra ở quê tôi, một xã
vùng đồng bằng thuần nông, khi đó còn rất nghèo vì rất nghèo nên có tinh thần
cách mạng chống đế quốc rất cao, năm 2001 đã được tuyên dương Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, vì nghèo nên, cuộc đấu tranh “giành lại ruộng đất từ
tay địa chủ chia cho nông dân nghèo cũng diễn ra rất “quyết liệt”. Mới sau hòa
bình lập lại 7-1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng chưa được một năm, đội giảm
tô được UBCCRĐ trung ương cử về xã, phát động nông dân tiến hành bước giảm tô,
liền sau đó là tiến hành CCRĐ. Thật ra, bây giờ nhìn lại thì, nông dân, kể cả
nông dân có học đôi chút hồi đó cũng không có mấy ai hiểu rõ thế nào là giảm
tô, giảm tức, thế nào là CCRĐ và giảm tô, cải cách ruộng đất để làm gì, tất
nhiên, khẩu hiệu đầy đường là để “giành ruộng đất về cho dân cày, nhất là dân
cày nghèo”.
Đội về, việc đầu tiên là họp dân (đố ai dám không đi họp,
vì không đi họp cũng là liên quan đến địa chủ cần phải vạch mặt) tuyên bố giải
tán chi bộ đảng Lao Động. Lúc đó chi bộ có đến hơn 50 đảng viên, trong đó phần
lớn là những đồng chí đã từng vào sống ra chết kiên trì dũng cảm đấu tranh ở
một xã giáp chân hàng rào bốt địch suốt 9 năm kháng chiến. Địa chủ là những ai?
Quốc Dân Đảng phản động là những ai? Là một đồng chí bí thư chi bộ họ Lưu, sau
khi bị Đội gọi lên trấn áp, hôm sau treo cổ tự tử và để lại thư nói rõ, là bí
thư chi bộ Đảng Lao động chứ không phải “Quốc Dân Đảng phản động”, là đồng chú
Vũ Kiểm, chi ủy viên, Chủ tịch UBKCHC xã, từng làm hai mang cùng với một số
đồng chí khác lên tận Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ trực tiếp đấu tranh có lý có tình
ngăn không cho giặc Pháp đóng ngoài đồn dùng xe ủi làng làm vành đai trắng để
trả thù Việt Minh đánh bốt hồi cuối tháng 12-1953, là đồng chí Nguyễn Đức, chi
ủy viên đảng lao động, được Huyện ủy cử làm việc hai mặt, tạo điều kiện cùng Vũ
Kiểm đấu tranh với địch bảo vệ dân làng (trong đó có nhiều cán bộ Việt Minh nằm
vùng), là đồng chí xã đội trưởng của ta được cử làm sếp bốt hương dũng (của
địch) mà đội viên toàn là du kích của ta, cũng nhằm bảo vệ nhân dân, chống địch
o ép càn quét và trả thù. Đồng chí Vũ Kiểm (vì là Chủ tịch) nên “đầu sỏ hơn cả
đầu sỏ” bị mang ra “đấu trường”, bị mấy người cốt cán “chỗ dựa của Đội” nhảy
lên như con choi choi xăm xỉa vào mặt tố khổ. Sau đó “Tòa án nhân dân đặc biệt”
tuyên tử hình. Vài phút sau, một tiểu đội dân quân, có mấy người được trang bị
súng trường Trung Quốc cũ dàn hàng ngang nhằm vào đồng chí Vũ Kiểm nhả đạn.
Chắc là biết rõ ông Vũ Kiểm là người thế nào nên một loạt
đạn từ mấy tay súng dân quân du kích mà Kiểm vẫn chưa gục, còn nói lời cuối
cùng; “Tôi là đảng viên lao động, không phải quốc dân đảng”. Thấy vậy, một
thành viên Tòa nhảy xuống rút súng ngăn dí vào trán Kiểm và bóp cò. Tiếng nổ
đanh và lạnh ớn xương sống. Kiểm gục ngã. Cà đám đông nặng nề ra về không một
ai dám hé răng. Vì “Đội về đội dựa vào mông/Đội đi đội để trống đồng ai mang”.
“Nhất đội nhì giời”, sợ Đội hơn sợ cọp dữ. Đồng chí, đồng đội với Kiểm có nhiều
người, trong đó thân nhất là bố tôi, ông Nguyễn Đức. Ông Nguyễn Đức nhà rất
nghèo không có ruộng, chuyên kéo xe bò thuê ở chợ, tham gia cách mạng từ năm
1947, năm 1949 được chi bộ Đảng lao động địa phương kết nạp và làm chi ủy viên,
trưởng ban binh địch vận, đồng thời được Huyện ủy cử ra làm “chính quyền hai
mặt” cùng với các đồng chí khác hoạt động bảo vệ dân, cụ thể là ngăn không cho
địch làm vành đai trắng, dẫn trinh sát bộ đội Tỉnh về điều tra bốt đồn, và tổ
chức trận đánh đêm 16-12-1953 thắng lợi giòn giã. Ấy thế mà, ông Nguyễn Đức
được “phong” địa chủ cường hào gian ác, quốc dân đảng phản động, kết án 20 năm
tù, nhờ có con trai đi bộ đội từ năm 18 tuổi nên bố được giảm ản 3 năm. Nhưng
chỉ đi tù ở Mỏ Chén (Sơn Tây) có ba tháng thì có lệnh sửa sai.
Nguyễn Đức được Tỉnh ủy mời về tham gia học nghị quyết
sửa sai sau đó tỉnh cử làn đội trưởng sửa sai ngay tại xã mình. Còn “đồn trưởng
hương dũng” cũng là một đảng viên của đảng Lao Động, đã bị đội cải cách xử trí
“lên bờ xuống ruộng”. Ấy cũng có cái tài là, có lệnh triển khai nghị quyết sửa
sai hôm trước thì hôm sau, Đội CCRĐ lặn mắt tăm, để lại ba bốn “cô cốt cán”
mang trống đồng… Thời kỳ đầu sửa sai, làng xóm loạn cả lên. Con cái ông Vũ Kiểm
đêm nào cung vác dao đi tìm “cốt cán” đã bắn bố để hỏi tội, sau nhờ có cán bộ
đội sửa sai đến tận nhà khuyên giải nên tình hình mới lắng đi và dần đi vào thế
ổn định. Chỉ một năm sau, năm 1958, phát động nông dân đưa ruộng đất vào “tập
thể hóa”, phát huy “tính ưu việt” của phương thức làm ăn tập thể xây dựng hợp
tác xã nông nghiệp cả làng, tiến tới xây dựng “nông trang tập thể” như Liên Xô,
bà con nông dân sẽ được sống “ở thiên đường”.
Nhưng 30 năm sau, hợp tác xã nông nghiệp động viên xã
viên “Mỗi người làm việc bằng hai/Để cho chủ nhiệm (và Ban quản trị) mua Đài
mua xe” (một chiếc ra-đi-o Nhật ba băng trị giá băng hơn một tấn thóc. Hồi ấy
cán bộ có Đài suốt ngày “nheo nhéo” bên hông, oai lắm. Khi hoàn thành xây dựng
HTX bậc cao thì “Mỗi người làm việc bằng ba/Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân”
hoặc “Mất mùa thì tại thiên tai/Được mùa nhờ ở thiên tài Đảng ta!” Cuối cùng,
sau ba mươi năm, “thiên tài” ấy cũng phải ra đi vì có Nghị quyết 100 và nghị
quyết 10 và công cuộc đổi mới sau Đại hội VI, nông dân (và các thành phần khác
được cởi trói” đã giúp cho Đảng và Nhà nước ta có con số thống kê sản xuất được
45 triệu tấn thóc, dành ra 7,5 tấn quy gạo xuất khẩu, không những đủ ăn cho gần
90 triệu dân trong nước mà còn góp phần “cứu đói” nhiều vạn người trên thế
giới!
Ba cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nông dân nói riêng
và nhân dân nói chung đã cống hiến hàng chục triệu con em mình cho các lực
lượng vũ trang ở cả hai miền chiến đấu hơn 31 năm giải phóng dân tộc, thống nhất
nước nhà. Hàng nghìn liệt sĩ có tên và chưa biết tên đã nằm xuống, trong đó
cũng một phần vì ruộng đất cho dân cày như Đảng dạy. Năm 1953, việc xử tử địa chủ Nguyễn Thị Năm
ở Thái Nguyên được coi là tài liệu điển hình chỉnh huấn bộ đội các sư đoàn chủ
lực tham gia chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ, là động cơ quan trọng thúc đẩy
bộ đội hi sinh chiến đấu giành thắng lợi “lừng lấy địa cầu”. Ở quê tôi, có đồng
chí T. ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đang họp thường vụ được lệnh của Đoàn
CCRĐ đưa về quê để “nông dân hỏi tội” vì đồng chí ấy xuất thân một nhà địa chủ
giầu có trong tỉnh. Khi xe đưa đồng chí T về đến trường đấu bị dân quân du kích
và Đội CCRĐ lôi xuống bịt mắt và bắn ngay. Được tin, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy
vội cho người đánh xe về “cứu” đồng chí T, nhưng muộn rồi, về chỉ còn thấy xác
đồng chí T còn nóng hổi chưa kịp khâm liệm.
Đến bây giờ, bà con xã này vẫn còn nhơ như in những hình
ảnh “đau lòng, tay phải chém vào tay trái” hồi CCRĐ. Nhưng bài học lịch sử ấy
nay hình như đang diễn lại ở Hải Phòng, trong việc xử án gia đình Đoàn Văn
Vươn. Có thể Đoàn Văn Vươn phạm tội dùng súng hoa cải tự chế và mìn tự tạo nhằm
vào những người đến “cưỡng chế” đầm nuôi tôm và phá nhà mình. Kết quả “tội giết
người” ấy chỉ làm bị thương không nặng một số kẻ hung hăng, chứ có giết ai đâu.
Còn mấy bà nông dân, mẹ và với Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý thấy mất của xót xa
nghe chồng chuẩn bị mũ len chống đạn (!) bị quy vào tội “chống người thi hành
công vụ” nhưng công vụ là công vụ nào?
Thông tin về vụ xử Đoàn Văn Vươn và người thân ở Hải
Phòng làm nhiều người nhức nhối và khó hiểu dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài
tình của Đảng ta, tại sao những người nông dân ấy lại bị xử án một cạch “bí
mật” và oan khuất? Luật sư Trần Đình Triển có bài tường thuật bước đầu cho
biết, nói rằng xử công khai những không một người nào tự do đến phòng “xem xử án” mà mạng lưới an ninh siết rất chặt. Nếu ta chính đáng, quang
minh chính đại thì làm gì phải úp úp mở mở như vậy chưa nói đến những mờ ám
khuất tất từ khi điều tra lấy tài liệu từ “bị cáo”. Biết làm thế nào bây giờ,
Hãy cứu lấy Đoàn Văn Vươn và gia đình của họ!
Tác giả gửi Quê Choa
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
No comments:
Post a Comment