Thứ
sáu, ngày 05 tháng tư năm 2013
Ngày hôm nay là ngày cuối cùng của
phiên sơ thẩm. Là ngày Tuyên án.
Tôi không hy vọng gì vào tòa án của
chế độ đã làm tôi mất trắng niềm tin.
Tôi cũng không dám so sánh với bản án
Vụ Nọc Nạn cách đây 80 năm, bởi tôi đã quá tỏ tường.
Thư của TS Tô Văn Trường:
Dear
All
Tôi hỏi trực tiếp một vị quan chức lãnh đạo cấp cao ở Hải Phòng về vai trò của Anh Bá Thanh Trưởng ban nội chính TW, được trả lời vụ án này rất quan trọng, trực tiếp Bộ chính trị chỉ đạo xử lý.
Tôi hỏi trực tiếp một vị quan chức lãnh đạo cấp cao ở Hải Phòng về vai trò của Anh Bá Thanh Trưởng ban nội chính TW, được trả lời vụ án này rất quan trọng, trực tiếp Bộ chính trị chỉ đạo xử lý.
Một đồng nghiệp đang làm việc ở Hải Phòng đã từng nhiều lần đến câu cá ở đầm của Anh Đoàn Văn Vươn nhận xét nguyên văn như sau :
"Đoàn Văn Vươn đúng là nhân vật kỳ tài của đất cảng. Chính quyền phá ủi ngôi nhà của Anh Vươn để phi tang các vết đạn. Nếu tôi bị dồn đến bước đường cùng như thế còn chống đối quyết liệt hơn không phải chỉ có súng hoa cải " vv...
Tô Văn Trường
Không phải là người theo đạo Công
giáo, nhưng tôi chỉ dám hy vọng vào hồng ân của Thiên chúa nhiệm màu, cho hai
người Vươn và Thương, và hai người Quý và Hiền về với nhau chiều nay, từ chiều
nay.... Cả gia đình họ Đoàn về với nhau chiều nay, đúng như giấc mơ của Phương
Bích: Một ngày thấy quê hương Tiên Lãng được chào đón những người con của họ
Đoàn trở về, tiếp tục sự nghiệp xây dựng còn đang dang dở của họ…
Nếu không, chỉ có thể nói: TÀN ĐỘC!
05/04/2013
Ngoài chịu sự chỉ đạo của các cơ quan chủ
quản, của Thành ủy Hải Phòng, Hội đồng xét xử còn liên tục nhận được chỉ đạo
sát sao từ Bộ Chính trị. Theo một đồng chí tại Vụ 1A, Viện Kiểm sát Tối cao cho biết ngay khâu
lượng hình đã phải trải qua nhiều cuộc họp chỉ
đạo rất gay cấn. Quan điểm của Thành ủy Hải Phòng là phải diệt “bọn này” (chỉ nhà anh Vươn) để làm gương. Trung ương thì sợ
phản ứng dây chuyền nên lưỡng lự.
Rốt cuộc, cách chỉ đạo làm án cũng lại giống
vụ Nguyễn Tùng Dương năm xưa. Cần nhắc lại là vụ xử viên cảnh sát/tội phạm Nguyễn Tùng Dương
tháng 10/1994 đã khiến công chúng phẫn nộ bởi
sự bao che của chính quyền. Hàng vạn người đã biểu tình tại Hà Nội phản đối sự bất công. Đây là vụ biểu tình (tự
phát) lớn nhất kể từ năm 1945 tại Hà Nội. Các
cơ quan tố tụng như Viện Kiểm sát, Tòa án, Bộ Công
an phải liên tục thỉnh thị chỉ đạo của Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Cuối cùng
ông Anh lệnh cho tòa cứ dền dứ để thử mức độ kiên
nhẫn của công chúng. Riêng phiên cuối cùng cho
rời hẳn sang một ngày khác. Chỉ đạo là nếu không biểu tình hoặc biểu tình ít thì xử Dương chung thân. Dân vẫn tập
chung biểu tình thì xử Dương tử hình. Kết quả
là dù đã dền dứ, đã hoãn đi hoãn lại mà ước tính có tới gần 5 vạn nhân dân vẫn biểu tình vây chặt Tòa án Tối cao
buộc Lê Đức Anh phải chỉ thị Tòa án Tối cao xử
Dương mức cao nhất là tử hình. Quá phẫn nộ với việc “dền dứ” này, hàng vạn nhân dân bức xúc xô đến đòi “xử” kẻ giết
người ngay tại sân Tòa án Tối cao. Hàng nghìn
cảnh sát được huy động tới đã biến sân Tòa án Tối cao thành bãi chiến trường.
Trở lại vụ anh Vươn, có thông tin cho rằng chỉ đạo từ
trên là nếu dân không phản ứng mạnh
thì xử anh Vươn mạnh tay theo đúng khung. Nếu dân phản ứng mạnh thì xử dưới khung. Hải Phòng đã “dền dứ” trong mấy ngày qua theo
đúng kịch bản này giữa lúc dư luận trong nước
và quốc tế kịch liệt lên án cách làm của chính quyền trong việc xét xử vụ anh Vươn.
No comments:
Post a Comment