Hùng Tâm/Người Việt
Wednesday, April 17, 2013 6:56:30 PM
Vụ nổ bom hôm 15 tại thành phố Boston
ngay sau một cuộc chạy bộ đường trường (marathon) đã có cái tên phổ thông là
“Boston Marathon Bombing.” Dù chưa ai lên tiếng nhận công trạng, đây là một vụ
khủng bố vì nhắm vào đám đông vô tội và vô hại để gieo rắc sợ hãi, định nghĩa
của hành động “khủng bố.” Hồ Sơ Người Việt sẽ nói riêng về hành động khủng bố
trong một xã hội dân chủ.
Bối cảnh vụ nổ bom
Từ năm 1897, hàng năm, thành phố Boston và phụ cận có tổ chức một cuộc chạy bộ vào “Ngày Ái Quốc” để đánh dấu một biến cố lịch sử là các trận đánh ngày 19 Tháng Tư năm 1775 tại Lexington và Concord, trong cuộc chiến giành độc lập cho Hoa Kỳ (tương đương với thời Tây Sơn của nước ta). Về sau, người Mỹ ở nhiều nơi vinh danh biến cố này và tổ chức sinh hoạt tưởng niệm vào ngày Thứ Hai thứ ba của Tháng Tư, năm nay trùng vào 15 Tháng Tư.
Trong cuộc chạy bộ qua hơn 40 cây số và kết thúc tại Boston, thường có hai chục ngàn người tham dự, với nửa triệu khán giả theo dõi ở hai bên đường.
Một ngẫu nhiên, ngày 15 Tháng Tư là hạn cuối của việc khai thuế của dân chúng Mỹ nên còn được gọi là “Ngày Thuế Vụ.” Mà thời điểm xảy ra vụ nổ bom lại cận kề hai biến cố đáng nhớ khác: Ngày 19 Tháng Tư năm 1993 là khi vụ nổi loạn của một giáo phái điên khùng kết thúc trong bão lửa tại thành phố Waco của Texas. Ngày 19 Tháng Tư năm 1995 là vụ Timothy McVeigh đặt bom làm sụp công thự liên bang tại Oklahoma City của tiểu bang Oklahoma.
Chiều 15 vừa qua, hai tiếng sau khi những người đầu tiên chạy qua mức đến và nhiều người khác còn chưa tới thì hai trái bom đã nổ dồn dập ở gần mức đến. Kết quả là ba người thiệt mạng, kể cả một em bé lên tám, và 177 người bị thương. Thời điểm và địa điểm cho thấy hung thủ có ác tâm là gây thiệt hại nhân mạng cho thường dân vào lúc đông người, dưới ống kính của truyền thông.
Vì thời điểm lại trùng với Ngày Thuế Vụ, và hai biến cố Waco và Oklahoma City, nhiều người vội nghi rằng đây là vụ đánh bom do phe cực hữu chủ mưu. Hôm sau thì nhà chức trách tìm ra dấu vết của võ khí, cái nồi hầm bên trong có chất nổ với đinh và sắt vụn được kích hoạt bằng đồng hồ. Kỹ thuật áp dụng còn thô sơ nên tổn thất về nhân mạng và thiệt hại về vật chất dù sao vẫn còn nhẹ. Nhưng cũng do phương tiện quá sơ đẳng, nhiều người biết và làm được trong nhà, người ta lại khó tìm ra hung thủ.
Tuy nhiên, một dấu ấn có thể là phương pháp tấn công khá phổ biến của lực lượng khủng bố al-Qaeda: đánh cặp díp, nhồi ngay hai ba đòn liên tục. Và lối dùng phương tiện thủ công nghệ này đã được al-Qaeda chỉ dạy trên tạp chí của họ. Hung thủ có thể là lấy cảm hứng từ al-Qadea hay là thành phần al-Qaeda nội hóa hoặc tự phát.
Thật ra, nhìn lại bối cảnh thì người ta thấy nhiều nhóm có thể ra đòn khủng bố ở nơi công khai và đông người để tìm tối đa quảng cáo và tuyên truyền cho mục tiêu gây ra sự sợ hãi. Trong số này, có cả khủng bố Hồi giáo lẫn các nhóm quá khích hay vô chính phủ, chống chính phủ. Và truyền thông báo chí làm đúng những gì mà kẻ chủ mưu trông đợi. Trong mấy ngày liền, tin Boston Marathon bị bom là tin chính, với hình ảnh, tường thuật, phỏng vấn và bình luận gần như thường trực trên ngần ấy màn ảnh truyền hình hay làn sóng phát thanh.
Trong một thế giới có quá nhiều đổi thay của một xã hội dân chủ và cởi mở, sự bất mãn của các nhóm cực đoan có thể dẫn đến hành động khủng bố. Nhưng chính là việc truyền thông quảng bá tin tức mới là điều mà quân khủng bố mong muốn. Ðấy là một nghịch lý trong xã hội dân chủ.
Từ năm 1897, hàng năm, thành phố Boston và phụ cận có tổ chức một cuộc chạy bộ vào “Ngày Ái Quốc” để đánh dấu một biến cố lịch sử là các trận đánh ngày 19 Tháng Tư năm 1775 tại Lexington và Concord, trong cuộc chiến giành độc lập cho Hoa Kỳ (tương đương với thời Tây Sơn của nước ta). Về sau, người Mỹ ở nhiều nơi vinh danh biến cố này và tổ chức sinh hoạt tưởng niệm vào ngày Thứ Hai thứ ba của Tháng Tư, năm nay trùng vào 15 Tháng Tư.
Trong cuộc chạy bộ qua hơn 40 cây số và kết thúc tại Boston, thường có hai chục ngàn người tham dự, với nửa triệu khán giả theo dõi ở hai bên đường.
Một ngẫu nhiên, ngày 15 Tháng Tư là hạn cuối của việc khai thuế của dân chúng Mỹ nên còn được gọi là “Ngày Thuế Vụ.” Mà thời điểm xảy ra vụ nổ bom lại cận kề hai biến cố đáng nhớ khác: Ngày 19 Tháng Tư năm 1993 là khi vụ nổi loạn của một giáo phái điên khùng kết thúc trong bão lửa tại thành phố Waco của Texas. Ngày 19 Tháng Tư năm 1995 là vụ Timothy McVeigh đặt bom làm sụp công thự liên bang tại Oklahoma City của tiểu bang Oklahoma.
Chiều 15 vừa qua, hai tiếng sau khi những người đầu tiên chạy qua mức đến và nhiều người khác còn chưa tới thì hai trái bom đã nổ dồn dập ở gần mức đến. Kết quả là ba người thiệt mạng, kể cả một em bé lên tám, và 177 người bị thương. Thời điểm và địa điểm cho thấy hung thủ có ác tâm là gây thiệt hại nhân mạng cho thường dân vào lúc đông người, dưới ống kính của truyền thông.
Vì thời điểm lại trùng với Ngày Thuế Vụ, và hai biến cố Waco và Oklahoma City, nhiều người vội nghi rằng đây là vụ đánh bom do phe cực hữu chủ mưu. Hôm sau thì nhà chức trách tìm ra dấu vết của võ khí, cái nồi hầm bên trong có chất nổ với đinh và sắt vụn được kích hoạt bằng đồng hồ. Kỹ thuật áp dụng còn thô sơ nên tổn thất về nhân mạng và thiệt hại về vật chất dù sao vẫn còn nhẹ. Nhưng cũng do phương tiện quá sơ đẳng, nhiều người biết và làm được trong nhà, người ta lại khó tìm ra hung thủ.
Tuy nhiên, một dấu ấn có thể là phương pháp tấn công khá phổ biến của lực lượng khủng bố al-Qaeda: đánh cặp díp, nhồi ngay hai ba đòn liên tục. Và lối dùng phương tiện thủ công nghệ này đã được al-Qaeda chỉ dạy trên tạp chí của họ. Hung thủ có thể là lấy cảm hứng từ al-Qadea hay là thành phần al-Qaeda nội hóa hoặc tự phát.
Thật ra, nhìn lại bối cảnh thì người ta thấy nhiều nhóm có thể ra đòn khủng bố ở nơi công khai và đông người để tìm tối đa quảng cáo và tuyên truyền cho mục tiêu gây ra sự sợ hãi. Trong số này, có cả khủng bố Hồi giáo lẫn các nhóm quá khích hay vô chính phủ, chống chính phủ. Và truyền thông báo chí làm đúng những gì mà kẻ chủ mưu trông đợi. Trong mấy ngày liền, tin Boston Marathon bị bom là tin chính, với hình ảnh, tường thuật, phỏng vấn và bình luận gần như thường trực trên ngần ấy màn ảnh truyền hình hay làn sóng phát thanh.
Trong một thế giới có quá nhiều đổi thay của một xã hội dân chủ và cởi mở, sự bất mãn của các nhóm cực đoan có thể dẫn đến hành động khủng bố. Nhưng chính là việc truyền thông quảng bá tin tức mới là điều mà quân khủng bố mong muốn. Ðấy là một nghịch lý trong xã hội dân chủ.
Tuyên truyền và khuếch đại bạo lực
Quân khủng bố có thể áp dụng mưu thuật “giết gà dọa khỉ” hay quy tắc “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” là giết một người làm cả vạn người sợ. Mục tiêu không đơn giản là giết con gà hay một người mà là gây ra sự sợ hãi để chi phối hành động hay chánh sách của nhiều người khác.
Muốn như vậy thì phải có thông tin về bạo lực, về cái chết, và càng rộng rãi càng hay.
Các xã hội dân chủ và cởi mở không thể hạn chế tự do báo chí nên càng được khủng bố chiếu cố. Các xã hội độc tài thì ít bị hơn, chẳng phải vì có bộ máy đàn áp của công an mà còn vì truyền thông báo chí bị kiểm soát. Cái loa khuếch âm là loa câm, âm thanh đã bị lọc. Hành vi khủng bố là cây đổ trong rừng vắng.
Ngược về quá khứ, từ thế kỷ 19, các nhóm khủng bố đòi chế độ vô chính phủ tại Âu Châu, nhất là Nga, đã sớm quảng bá phương pháp họ gọi là “tuyên dương hành động.” Ðó là lấy bạo lực làm hành vi tiêu biểu để vận động điều gì đó lớn lao hơn, một cuộc cách mạng. Sau này, các tổ chức khủng bố của thế kỷ 20 đều áp dụng cùng một phương pháp.
Tại Việt Nam, khi thường dân bị sát hại, trường học bị pháo kích, phòng trà bị đặt bom, báo chí loan tin là dư luận càng hãi sợ. Nhiều người chẳng tin vào chủ nghĩa cộng sản cũng biết sợ đặc công hay du kích Việt cộng. Khủng bố lan rộng thì thiệt hại về kinh tế tác động lên chính trị làm suy yếu chính quyền. Mà báo chí Mỹ càng nhắc đến tình trạng bạo động thì dư luận Hoa Kỳ càng thấy rằng Mỹ không thể thắng.
Quân khủng bố có thể áp dụng mưu thuật “giết gà dọa khỉ” hay quy tắc “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” là giết một người làm cả vạn người sợ. Mục tiêu không đơn giản là giết con gà hay một người mà là gây ra sự sợ hãi để chi phối hành động hay chánh sách của nhiều người khác.
Muốn như vậy thì phải có thông tin về bạo lực, về cái chết, và càng rộng rãi càng hay.
Các xã hội dân chủ và cởi mở không thể hạn chế tự do báo chí nên càng được khủng bố chiếu cố. Các xã hội độc tài thì ít bị hơn, chẳng phải vì có bộ máy đàn áp của công an mà còn vì truyền thông báo chí bị kiểm soát. Cái loa khuếch âm là loa câm, âm thanh đã bị lọc. Hành vi khủng bố là cây đổ trong rừng vắng.
Ngược về quá khứ, từ thế kỷ 19, các nhóm khủng bố đòi chế độ vô chính phủ tại Âu Châu, nhất là Nga, đã sớm quảng bá phương pháp họ gọi là “tuyên dương hành động.” Ðó là lấy bạo lực làm hành vi tiêu biểu để vận động điều gì đó lớn lao hơn, một cuộc cách mạng. Sau này, các tổ chức khủng bố của thế kỷ 20 đều áp dụng cùng một phương pháp.
Tại Việt Nam, khi thường dân bị sát hại, trường học bị pháo kích, phòng trà bị đặt bom, báo chí loan tin là dư luận càng hãi sợ. Nhiều người chẳng tin vào chủ nghĩa cộng sản cũng biết sợ đặc công hay du kích Việt cộng. Khủng bố lan rộng thì thiệt hại về kinh tế tác động lên chính trị làm suy yếu chính quyền. Mà báo chí Mỹ càng nhắc đến tình trạng bạo động thì dư luận Hoa Kỳ càng thấy rằng Mỹ không thể thắng.
Cùng phương pháp ấy đã được quân khủng bố Palestine
áp dụng khi bắt cóc và sát hại các lực sĩ Do Thái trong Thế Vận Hội Munich vào
năm 1972 hoặc tấn công trụ sở hiệp hội OPEC tại thủ đô Vienna của Áo quốc vào
cuối năm 1975. Sau đấy mới là phong trào không tặc cướp máy bay và giết hành
khách của các nước. Họ dùng bạo lực để quốc tế hóa một vấn đề và đòi thế giới
phải giải quyết.
Ngần ấy trường hợp đều cần đến một phương tiện là truyền thông.
Với sự xuất hiện của đài truyền hình rồi khả năng phát hình liên tục 24 tiếng một ngày trên toàn cầu, quân khủng bố có một dàn khuếch đại hữu hiệu mà miễn phí. Nhiều khi, các đặc phái viên còn tích cực làm vai trò tuyên truyền cho khủng bố khi tiến hành phỏng vấn lãnh tụ khủng bố, theo điều kiện và ở những nơi mà đám khủng bố chọn lựa.
Truyền thông ngày nay lại còn có Internet làm vai trò tiếp vận và khuếch đại hình ảnh khủng bố hầu như lập tức và tới những nơi rất xa. Khi xem tuyên cáo hay hăm dọa lời dọa của quân khủng bố được nhiều người phóng lên Twitter hay Facebook, ít ai chịu khó kiểm chứng lại, rằng đôi khi đấy là những tài liệu tuyên truyền đã cũ, nhưng lại hâm nóng nỗi sợ.
Nhà chức trách thì có bổn phận bảo vệ và tăng cường kiểm soát nên gây phiền nhiễu cho người dân và thiệt hại cho xã hội. Nhiều người không oán quân khủng bố mà bực mình vì giới chức an ninh tại phi cảng. Ðâm ra chính là việc nhà chức trách nâng cấp báo động và kiểm soát sau mỗi vụ khủng bố cũng khuếch đại tác dụng khủng bố.
Ðiển hình là việc lực lượng khủng bố al-Qaeda tại Bán đảo Á Rập (gọi tắt là AQAP) đã tuyên bố rằng vụ đánh bom hụt vào Giáng Sinh 2009 là một thành công. Dù tay đặc công giấu bom trong quần áo lót không thể làm nổ một máy bay vận tải, cả hệ thống hàng không quốc tế vẫn bị chấn động, nghĩa là bị động và kinh tế bị thiệt hại.
Ngần ấy trường hợp đều cần đến một phương tiện là truyền thông.
Với sự xuất hiện của đài truyền hình rồi khả năng phát hình liên tục 24 tiếng một ngày trên toàn cầu, quân khủng bố có một dàn khuếch đại hữu hiệu mà miễn phí. Nhiều khi, các đặc phái viên còn tích cực làm vai trò tuyên truyền cho khủng bố khi tiến hành phỏng vấn lãnh tụ khủng bố, theo điều kiện và ở những nơi mà đám khủng bố chọn lựa.
Truyền thông ngày nay lại còn có Internet làm vai trò tiếp vận và khuếch đại hình ảnh khủng bố hầu như lập tức và tới những nơi rất xa. Khi xem tuyên cáo hay hăm dọa lời dọa của quân khủng bố được nhiều người phóng lên Twitter hay Facebook, ít ai chịu khó kiểm chứng lại, rằng đôi khi đấy là những tài liệu tuyên truyền đã cũ, nhưng lại hâm nóng nỗi sợ.
Nhà chức trách thì có bổn phận bảo vệ và tăng cường kiểm soát nên gây phiền nhiễu cho người dân và thiệt hại cho xã hội. Nhiều người không oán quân khủng bố mà bực mình vì giới chức an ninh tại phi cảng. Ðâm ra chính là việc nhà chức trách nâng cấp báo động và kiểm soát sau mỗi vụ khủng bố cũng khuếch đại tác dụng khủng bố.
Ðiển hình là việc lực lượng khủng bố al-Qaeda tại Bán đảo Á Rập (gọi tắt là AQAP) đã tuyên bố rằng vụ đánh bom hụt vào Giáng Sinh 2009 là một thành công. Dù tay đặc công giấu bom trong quần áo lót không thể làm nổ một máy bay vận tải, cả hệ thống hàng không quốc tế vẫn bị chấn động, nghĩa là bị động và kinh tế bị thiệt hại.
Những nạn nhân gần xa
Sau một vụ khủng bố, người ta thường đếm số thương vong như nạn nhân. Sự thật lại khốc hại hơn vậy.
Trong vụ khủng bố 9-11 tại Hoa Kỳ, không chỉ có ba ngàn người mất mạng mới là nạn nhân. Nhiều người khác đều rùng mình suy ngẫm và có thay đổi cách sinh hoạt thường nhật. Trong vụ khủng bố tại Mumbai (Bombay theo tên cũ) của Ấn Ðộ vào Tháng Mười Một năm 2008, hình ảnh các đặc công điên khùng bắn loạn cũng ảnh hưởng đến cả triệu người Ấn ở ngoài Mumbai. Họ suy nghĩ lại về sự hiện hữu của tổ chức chủ mưu là Lashkar-e-Taiba và về cách sinh sống của một xã hội dân chủ và đa nguyên.
Ngoài những người bị thương hay thiệt mạng ở tại chỗ, những ai biết tin tức hay hình ảnh về vụ khủng bố đều là nạn nhân gián tiếp. Tâm trí và tâm lý của cả triệu cả tỷ người đều bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của máu me, đổ nát, của hành vi bạo động. Quân khủng bố mong muốn như vậy và trông cậy vào truyền thông.
Loại nạn nhân thứ ba là những người đứng giữa, giữ vai trò khuếch tán hiệu ứng của khủng bố mà nhiều khi lại không biết. Ðó là giới truyền thông.
Do nhu cầu chính đáng là loan tin cập nhật, trong tình trạng hốt hoảng chung, chính họ cũng bị ảnh hưởng. Vì cần loan tin sớm trong một chu trình tin tức 24 tiếng một ngày, họ khó kiểm chứng kịp thời, và đôi khi còn thấy chi tiết giật gân là đắc dụng.
Một thí dụ là CNN hồ đồ nói rằng các nhóm dân quân cực hữu có thể đã gây ra vụ Boston Marathon, khiến dân Mỹ nhìn nhau với sự nghi ngờ. Một thí dụ khác là năm ngoái, các tổ chức ma túy Mễ Tây Cơ đã nổ bom nhỏ trong xe hơi tại Ciudad Victoria và Ciudad Juarez. Ðấy là loại bom tự chế lấy theo kiểu “improvised explosive devices” được quân khủng bố tại Afghanistan hay Iraq dùng làm mìn bẫy. Tại Mexico thì còn nhỏ hơn.
Nhưng qua lời truyền thông tường thuật thì dân Mỹ nghĩ rằng các tổ chức ma túy bên kia biên giới đã dùng xe hơi làm bom (“car boms” là chữ của truyền thông Mỹ). Một quả lựu đạn hay viên đạn B40 trong xe hơi thật ra có khác với một chiếc xe là trái bom có cả tấn thuốc nổ bên trong, hay một phi cơ được dùng như quả bom để làm nổ tung một cao ốc.
Truyền thông trở thành nạn nhân khi làm đúng vai trò khuếch đại và vô tình tuyên dương bạo lực mà quân khủng bố mong muốn. Chưa kể là sự chú ý còn khiến nhiều kẻ điên cũng muốn nổi danh mà làm bậy. Các nhà bình luận càng uyên bác giải thích trên truyền hình kỹ thuật làm bom bằng cái nồi gang và phân bón thì nhà chức trách lại canh chừng những kẻ mua nồi và phân đạm!
Ở vòng trên, các chính trị gia cũng có thể là nạn nhân.
Khi tai họa xảy ra, họ nghĩ đến cử tri nên phải phát biểu chứ không thể trả lời là hãy chờ kết quả điều tra của nhà chức trách. Và phải trả lời thế nào để chứng tỏ mối quan tâm đến sự an toàn của người dân. Bộ Nội An cũng phải nâng cấp báo động: thà rằng thừa còn hơn thiếu rồi bị trách cứ là chểng mảng trong công vụ. Màu cam bật thành màu đỏ và sau trận khủng bố, cả xã hội choáng váng, thấy cái nồi gang giữa đường là bỏ chạy.
Mọi người đều làm không khí thêm khẩn trương hốt hoảng.
Người ta quên hẳn một sự kiện là sau vụ khủng bố 9-11, cả chục năm liền, quân khủng bố không thể ra tay trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Sự an toàn nhờ khả năng kiểm soát của nhân viên công lực được mọi người coi là tự nhiên. Khi có chuyện thì lại giật mình và tạo cơ hội cho các chính khách chứng tỏ sự mẫn cán của họ.
Sau cùng, nạn nhân số một và ở cấp cao nhất, chính là chính quyền George W. Bush!
Vì vụ khủng bố, Hoa Kỳ mở ra cuộc chiến toàn cầu và hai chiến trường nóng là Afghansistan và Iraq. Nhờ vậy, không một chế độ Hồi giáo ôn hòa (thân Tây phương) bị lật đổ để theo chủ trương của Osama bin Laden. Nhưng cũng vì vậy mà Hoa Kỳ bị tổn thất nặng hơn về kinh tế lẫn ngoại giao và uy tín, nặng hơn những dự tính ban đầu của al-Qaeda.
Nếu dân Mỹ cũng “phớt Ăng lê” như người Anh sau vụ thủ đô London bị đánh bom vào Tháng Bảy năm 2005 - ngày hôm sau họ vẫn đi làm như thường - quân khủng bố sẽ cân nhắc lại lợi hại: đánh Anh không có lợi bằng đánh Mỹ.
Sau một vụ khủng bố, người ta thường đếm số thương vong như nạn nhân. Sự thật lại khốc hại hơn vậy.
Trong vụ khủng bố 9-11 tại Hoa Kỳ, không chỉ có ba ngàn người mất mạng mới là nạn nhân. Nhiều người khác đều rùng mình suy ngẫm và có thay đổi cách sinh hoạt thường nhật. Trong vụ khủng bố tại Mumbai (Bombay theo tên cũ) của Ấn Ðộ vào Tháng Mười Một năm 2008, hình ảnh các đặc công điên khùng bắn loạn cũng ảnh hưởng đến cả triệu người Ấn ở ngoài Mumbai. Họ suy nghĩ lại về sự hiện hữu của tổ chức chủ mưu là Lashkar-e-Taiba và về cách sinh sống của một xã hội dân chủ và đa nguyên.
Ngoài những người bị thương hay thiệt mạng ở tại chỗ, những ai biết tin tức hay hình ảnh về vụ khủng bố đều là nạn nhân gián tiếp. Tâm trí và tâm lý của cả triệu cả tỷ người đều bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của máu me, đổ nát, của hành vi bạo động. Quân khủng bố mong muốn như vậy và trông cậy vào truyền thông.
Loại nạn nhân thứ ba là những người đứng giữa, giữ vai trò khuếch tán hiệu ứng của khủng bố mà nhiều khi lại không biết. Ðó là giới truyền thông.
Do nhu cầu chính đáng là loan tin cập nhật, trong tình trạng hốt hoảng chung, chính họ cũng bị ảnh hưởng. Vì cần loan tin sớm trong một chu trình tin tức 24 tiếng một ngày, họ khó kiểm chứng kịp thời, và đôi khi còn thấy chi tiết giật gân là đắc dụng.
Một thí dụ là CNN hồ đồ nói rằng các nhóm dân quân cực hữu có thể đã gây ra vụ Boston Marathon, khiến dân Mỹ nhìn nhau với sự nghi ngờ. Một thí dụ khác là năm ngoái, các tổ chức ma túy Mễ Tây Cơ đã nổ bom nhỏ trong xe hơi tại Ciudad Victoria và Ciudad Juarez. Ðấy là loại bom tự chế lấy theo kiểu “improvised explosive devices” được quân khủng bố tại Afghanistan hay Iraq dùng làm mìn bẫy. Tại Mexico thì còn nhỏ hơn.
Nhưng qua lời truyền thông tường thuật thì dân Mỹ nghĩ rằng các tổ chức ma túy bên kia biên giới đã dùng xe hơi làm bom (“car boms” là chữ của truyền thông Mỹ). Một quả lựu đạn hay viên đạn B40 trong xe hơi thật ra có khác với một chiếc xe là trái bom có cả tấn thuốc nổ bên trong, hay một phi cơ được dùng như quả bom để làm nổ tung một cao ốc.
Truyền thông trở thành nạn nhân khi làm đúng vai trò khuếch đại và vô tình tuyên dương bạo lực mà quân khủng bố mong muốn. Chưa kể là sự chú ý còn khiến nhiều kẻ điên cũng muốn nổi danh mà làm bậy. Các nhà bình luận càng uyên bác giải thích trên truyền hình kỹ thuật làm bom bằng cái nồi gang và phân bón thì nhà chức trách lại canh chừng những kẻ mua nồi và phân đạm!
Ở vòng trên, các chính trị gia cũng có thể là nạn nhân.
Khi tai họa xảy ra, họ nghĩ đến cử tri nên phải phát biểu chứ không thể trả lời là hãy chờ kết quả điều tra của nhà chức trách. Và phải trả lời thế nào để chứng tỏ mối quan tâm đến sự an toàn của người dân. Bộ Nội An cũng phải nâng cấp báo động: thà rằng thừa còn hơn thiếu rồi bị trách cứ là chểng mảng trong công vụ. Màu cam bật thành màu đỏ và sau trận khủng bố, cả xã hội choáng váng, thấy cái nồi gang giữa đường là bỏ chạy.
Mọi người đều làm không khí thêm khẩn trương hốt hoảng.
Người ta quên hẳn một sự kiện là sau vụ khủng bố 9-11, cả chục năm liền, quân khủng bố không thể ra tay trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Sự an toàn nhờ khả năng kiểm soát của nhân viên công lực được mọi người coi là tự nhiên. Khi có chuyện thì lại giật mình và tạo cơ hội cho các chính khách chứng tỏ sự mẫn cán của họ.
Sau cùng, nạn nhân số một và ở cấp cao nhất, chính là chính quyền George W. Bush!
Vì vụ khủng bố, Hoa Kỳ mở ra cuộc chiến toàn cầu và hai chiến trường nóng là Afghansistan và Iraq. Nhờ vậy, không một chế độ Hồi giáo ôn hòa (thân Tây phương) bị lật đổ để theo chủ trương của Osama bin Laden. Nhưng cũng vì vậy mà Hoa Kỳ bị tổn thất nặng hơn về kinh tế lẫn ngoại giao và uy tín, nặng hơn những dự tính ban đầu của al-Qaeda.
Nếu dân Mỹ cũng “phớt Ăng lê” như người Anh sau vụ thủ đô London bị đánh bom vào Tháng Bảy năm 2005 - ngày hôm sau họ vẫn đi làm như thường - quân khủng bố sẽ cân nhắc lại lợi hại: đánh Anh không có lợi bằng đánh Mỹ.
Kết luận ở đây là gì?
Các nhóm khủng bố có thể dùng kẻ cuồng tín đi giết người vô can, nhưng mục tiêu không chỉ là giết người mà rộng lớn hơn. Họ dễ đạt mục tiêu hoặc ít ra cũng coi là thành công khi sai khiến được sự hãi sợ của người khác để tốn ít mà được nhiều.
Sự hốt hoảng của người dân, sự sốt sắng khuếch đại của truyền thông và vẻ mẫn cán đắc lực của chính quyền có thể làm hành vi bạo lực dễ đạt kết quả: làm thay đổi cách sống và suy nghĩ của người khác. Muốn ngăn ngừa khủng bố, người ta cần chứng tỏ tinh thần vô úy, không sợ hãi.
Và để khỏi khuyến khích bạo lực, truyền thông có nên cẩn trọng hơn khi loan tin và bình luận?
Các nhóm khủng bố có thể dùng kẻ cuồng tín đi giết người vô can, nhưng mục tiêu không chỉ là giết người mà rộng lớn hơn. Họ dễ đạt mục tiêu hoặc ít ra cũng coi là thành công khi sai khiến được sự hãi sợ của người khác để tốn ít mà được nhiều.
Sự hốt hoảng của người dân, sự sốt sắng khuếch đại của truyền thông và vẻ mẫn cán đắc lực của chính quyền có thể làm hành vi bạo lực dễ đạt kết quả: làm thay đổi cách sống và suy nghĩ của người khác. Muốn ngăn ngừa khủng bố, người ta cần chứng tỏ tinh thần vô úy, không sợ hãi.
Và để khỏi khuyến khích bạo lực, truyền thông có nên cẩn trọng hơn khi loan tin và bình luận?
No comments:
Post a Comment