Friday,
April 19, 2013 2:58:21 PM
BRUSSELS (NV) - Nghị Viện Châu Âu hôm Thứ Năm 18 tháng Tư, 2013 đã ra một
nghị quyết lên án chế độ Hà Nội tiếp tục đàn áp nhân quyền có hệ thống bất chấp
các cam kết quốc tế.
Nghị quyết của Nghị Viện Châu Âu được tòan thể các
nghị viên tham dự cuộc họp thông qua không có phiếu chống đối.
Nghị quyết nêu ra một số trường hợp điển hình để chứng minh là chế độ Hà Nội nói một đàng làm một nẻo về bảo vệ nhân quyền.
Trong đó, họ nêu ra 10 điểm đặc biệt tiêu biểu của chính sách đàn áp nhân quyền có hệ thống của CSVN rồi lên án và đòi hỏi chế độ Hà Nội phải tuân thủ những cam kết quốc tế từng ký tên vào.
Nghị Viện Châu Âu đặc biệt lưu ý tới những người viết báo tự do và bloggers chỉ vì sử dụng quyền tự do phát biểu, tự do báo chí mà bị nhà cầm quyền CSVN áp đặt những bản án tù nặng nề.
Nghị quyết nêu đích danh 3 bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đã bị kết án ngày 24 tháng 9, 2012 và phiên tòa phúc thẩm sau đó vẫn y án 12 năm tù, 10 năm tù và 3 năm tù theo những điều luật trái với các cam kết quốc tế.
Nghị Viện Liên Âu dẫn phúc trình gần đây của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cho biết có 32 người viết blogs đã bị kết án hoặc chờ bản án. Có 14 người vận động dân chủ bị kết án tổng cộng hơn 100 năm tù (nhóm thanh niên Công giáo và Tin Lành ở Nghệ An).
Một nhóm 22 người cổ võ môi sinh (nhiều phần là nhóm Công Án Bia Sơn ở Phú Yên) đã bị kết án từ 10 năm tù đến chung thân; một ký giả (Nguyễn Đắc Kiên, ký giả báo Gia Đình và Xã Hội) bị sa thải chỉ vì phóng lên blog lời chỉ trích tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng; huynh trưởng gia đình Phật Tử Lê Công Cầu, nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Tuấn cũng thường xuyên bị Công an khủng bố, đánh đập.
Nghị quyết của Nghị Viện Âu châu cáo buộc chế độ Hà Nội kết án người dân tùy tiện dựa vào các điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” không phân biệt giữa hành vi bạo lực và phát biểu ý kiến ôn hòa. Người dân bị chế độ Hà Nội quy chụp cho tội “tuyên truyền chống nhà nước...” hoặc “âm mưu lật đổ...”, hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”, hoặc “gây chia rẽ tôn giáo”, “phá họai chính sách đòan kết...” theo các điều luật hình sự 79, 87, 88, 258...
Nghị viện Âu châu cáo buộc chế độ Hà Nội, năm 2009, đã cam kết trong một phiên họp về nhân quyền ở Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là sẽ tuân thủ theo các đề nghị tôn trong quyền tự do phát biểu của người dân cũng như “hòan toàn bảo đảm quyền tự do thu nhận, tìm kiếm hoặc từ bỏ các thông tin hay ý kiến” như điều 19 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CSVN tham gia ký kết năm 1982.
Cam kết rồi lờ đi, coi như thế giới không biết những gì thật sự xảy ra ở Việt Nam để ngang nhiên đàn áp dân chúng.
Nhà cầm quyền dùng các điều luật cướp đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân để bỏ tù những ai chống lại. Những người đấu tranh đòi ự do tôn giáo vẫn bị tù tội, khủng bố. Những tháng gần đây, chế độ Hà Nội mở chiến dịch “lấy ý kiến nhân dân” để sửa lại bản hiến pháp nhưng những người đóng góp ý kiến trái ngược với chủ trương tiếp tục độc tài đảng trị của nhà cầm quyền Cộng Sản đều đối diện với đàn áp.
Liên Âu bầy tỏ “quan ngại sâu xa” về những vụ kết án tù nặng nề các bloggers và nhà báo tự do mà như vậy là 'tiếp tục vi phạm nhân quyền, kể cả những trò sách nhiễu chính trị” với những ai không ép mình theo chủ trương của chế độ.
Nghị quyết nói trên đòi hỏi chế độ Hà Nội sửa đổi hay bãi bỏ các điều luật giới hạn các quyền tự do phát biểu và tự do báo chí mà nhờ đó mà xã hội có một diễn đàn để đối thọai và tranh luận dân chủ.
Liên Âu kêu gọi chế độ Hà Nội ngừng ngay các vụ cưỡng chế đất đai, bảo đảm tự do cho những ai tố cáo các lạm dụng cưỡng chế. Đồng thời bảo đảm đền bù xứng đáng cho những ai bị cưỡng chế, cũng như bảo đảm quyền dùng tòa án kiện tụng theo các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Liên Âu cáo buộc tình trạng tồi tệ tại các nhà tù Việt Nam từ thiếu thuốc men y tế đến các bạo hành về thể xác và tinh thần đối với tù nhân.
Nghị quyết nhắc lại rằng, trong các cuộc đối thọai nhân quyền trước đây với Hà Nội, Liên Âu đã lập lại rất nhiều lần là phải cải thiện nhân quyền.
Được biết, đầu tuần này, CSVN đã có một cuộc đối thọai với đại diện Liên Âu tại Hà Nội về nhân quyền. Thứ Sáu tuần trước cũng đã có một cuộc đối thọai nhân quyền giữa Hoa Kỳ và CSVN. Không có dấu hiệu nào cho thấy chế độ Hà Nội muốn cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam dù có các bằng chứng hiển nhiên.
Ngày 19 tháng Tư, 2013, phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao Hà Nội, Lương Thanh Nghị, họp báo nói “Nghị quyết ngày 18/4/2013 của Nghị viện Châu Âu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã đưa ra những thông tin và nhận định hoàn toàn sai lệch về tình hình thực tế ở Việt Nam.” (TNAA
Nghị quyết nêu ra một số trường hợp điển hình để chứng minh là chế độ Hà Nội nói một đàng làm một nẻo về bảo vệ nhân quyền.
Trong đó, họ nêu ra 10 điểm đặc biệt tiêu biểu của chính sách đàn áp nhân quyền có hệ thống của CSVN rồi lên án và đòi hỏi chế độ Hà Nội phải tuân thủ những cam kết quốc tế từng ký tên vào.
Nghị Viện Châu Âu đặc biệt lưu ý tới những người viết báo tự do và bloggers chỉ vì sử dụng quyền tự do phát biểu, tự do báo chí mà bị nhà cầm quyền CSVN áp đặt những bản án tù nặng nề.
Nghị quyết nêu đích danh 3 bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đã bị kết án ngày 24 tháng 9, 2012 và phiên tòa phúc thẩm sau đó vẫn y án 12 năm tù, 10 năm tù và 3 năm tù theo những điều luật trái với các cam kết quốc tế.
Nghị Viện Liên Âu dẫn phúc trình gần đây của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cho biết có 32 người viết blogs đã bị kết án hoặc chờ bản án. Có 14 người vận động dân chủ bị kết án tổng cộng hơn 100 năm tù (nhóm thanh niên Công giáo và Tin Lành ở Nghệ An).
Một nhóm 22 người cổ võ môi sinh (nhiều phần là nhóm Công Án Bia Sơn ở Phú Yên) đã bị kết án từ 10 năm tù đến chung thân; một ký giả (Nguyễn Đắc Kiên, ký giả báo Gia Đình và Xã Hội) bị sa thải chỉ vì phóng lên blog lời chỉ trích tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng; huynh trưởng gia đình Phật Tử Lê Công Cầu, nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Tuấn cũng thường xuyên bị Công an khủng bố, đánh đập.
Nghị quyết của Nghị Viện Âu châu cáo buộc chế độ Hà Nội kết án người dân tùy tiện dựa vào các điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” không phân biệt giữa hành vi bạo lực và phát biểu ý kiến ôn hòa. Người dân bị chế độ Hà Nội quy chụp cho tội “tuyên truyền chống nhà nước...” hoặc “âm mưu lật đổ...”, hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”, hoặc “gây chia rẽ tôn giáo”, “phá họai chính sách đòan kết...” theo các điều luật hình sự 79, 87, 88, 258...
Nghị viện Âu châu cáo buộc chế độ Hà Nội, năm 2009, đã cam kết trong một phiên họp về nhân quyền ở Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là sẽ tuân thủ theo các đề nghị tôn trong quyền tự do phát biểu của người dân cũng như “hòan toàn bảo đảm quyền tự do thu nhận, tìm kiếm hoặc từ bỏ các thông tin hay ý kiến” như điều 19 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CSVN tham gia ký kết năm 1982.
Cam kết rồi lờ đi, coi như thế giới không biết những gì thật sự xảy ra ở Việt Nam để ngang nhiên đàn áp dân chúng.
Nhà cầm quyền dùng các điều luật cướp đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân để bỏ tù những ai chống lại. Những người đấu tranh đòi ự do tôn giáo vẫn bị tù tội, khủng bố. Những tháng gần đây, chế độ Hà Nội mở chiến dịch “lấy ý kiến nhân dân” để sửa lại bản hiến pháp nhưng những người đóng góp ý kiến trái ngược với chủ trương tiếp tục độc tài đảng trị của nhà cầm quyền Cộng Sản đều đối diện với đàn áp.
Liên Âu bầy tỏ “quan ngại sâu xa” về những vụ kết án tù nặng nề các bloggers và nhà báo tự do mà như vậy là 'tiếp tục vi phạm nhân quyền, kể cả những trò sách nhiễu chính trị” với những ai không ép mình theo chủ trương của chế độ.
Nghị quyết nói trên đòi hỏi chế độ Hà Nội sửa đổi hay bãi bỏ các điều luật giới hạn các quyền tự do phát biểu và tự do báo chí mà nhờ đó mà xã hội có một diễn đàn để đối thọai và tranh luận dân chủ.
Liên Âu kêu gọi chế độ Hà Nội ngừng ngay các vụ cưỡng chế đất đai, bảo đảm tự do cho những ai tố cáo các lạm dụng cưỡng chế. Đồng thời bảo đảm đền bù xứng đáng cho những ai bị cưỡng chế, cũng như bảo đảm quyền dùng tòa án kiện tụng theo các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Liên Âu cáo buộc tình trạng tồi tệ tại các nhà tù Việt Nam từ thiếu thuốc men y tế đến các bạo hành về thể xác và tinh thần đối với tù nhân.
Nghị quyết nhắc lại rằng, trong các cuộc đối thọai nhân quyền trước đây với Hà Nội, Liên Âu đã lập lại rất nhiều lần là phải cải thiện nhân quyền.
Được biết, đầu tuần này, CSVN đã có một cuộc đối thọai với đại diện Liên Âu tại Hà Nội về nhân quyền. Thứ Sáu tuần trước cũng đã có một cuộc đối thọai nhân quyền giữa Hoa Kỳ và CSVN. Không có dấu hiệu nào cho thấy chế độ Hà Nội muốn cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam dù có các bằng chứng hiển nhiên.
Ngày 19 tháng Tư, 2013, phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao Hà Nội, Lương Thanh Nghị, họp báo nói “Nghị quyết ngày 18/4/2013 của Nghị viện Châu Âu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã đưa ra những thông tin và nhận định hoàn toàn sai lệch về tình hình thực tế ở Việt Nam.” (TNAA
No comments:
Post a Comment