22/04/2013
GÓP Ý KIẾN NGHỊ 72
Nguyễn Quốc Hưng
Kính
thưa quý vị trí thức kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Việt Nam.
Ở
bản Thông báo – thay mặt nhóm soạn thảo, 15 người trí thức tiêu biểu đã ký và
gửi kiến nghị này đến Quốc hội quốc gia.
Trong
Kiến nghị này có nêu ra: “Chúng tôi kiến nghị Hiến pháp cần quy định: “bảo đảm
quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu ý dân được
tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo
giới”.
Tôi
KHÔNG ĐỒNG Ý với quan điểm giám sát qua người dân và báo giới!
Vì
rằng báo giới ở Việt Nam có ĐỘC LẬP ĐÂU mà bảo rằng trung thực ở VIỆC GIÁM
SÁT!? Ngoài ra người dân còn bị áp bức qua việc ký bản kiến nghị sửa đổi Hiến
pháp mà không có hình thức độc lập ở câu trả lời – cả hai ô trả lời đều ghi sẵn
là có sự đồng ý tất cả hay một phần
(!!!) thì làm gì mà nhân dân có thể giảm sát việc này được?
Với
trình độ của một kiểm toán viên – rất quen với việc giám sát, rõ ràng tôi thấy
quý vị đã cẩu thả ở câu đề nghị trên.
TÔI
CỰC LỰC PHẢN ĐỐI.
ĐÂY
LÀ LẦN ĐẦU TIÊN và cũng vì SỰ HỆ TRỌNG của vấn đề đối với nhân dân và đất nước
– tôi đề nghị việc này phải nhờ LIÊN HIỆP QUỐC GIÚP ĐỠ qua giám sát quốc tế.
(Đã
gửi qua hộp thư E-mail của trang boxitvn ngày hôm nay).
N.Q.H.
Kiểm
toán viên
Denmark
Denmark
* * *
TRẢ LỜI CỦA BAUXITE VIỆT NAM
Thưa
ông Nguyễn quốc Hưng,
Về
việc này, để phòng ngừa mọi tình huống không hay trong việc nhận thức nội dung
câu chữ của bản Kiến nghị, trang BVN đã có dịp trình bày cụ thể hơn
trong Lời mở đầu bài Góp ý về việc đổi tên nước của TS. Tô văn Trường.
Xin nhắc lại toàn văn để ông tường minh:
Đọc
báo chính thống cũng như báo “lề dân” mấy hôm nay hẳn chúng ta đều không khỏi
cảm thấy ngỡ ngàng trước những “đổi thay chóng mặt” trong cách Ban soạn thảo
Hiến pháp nhanh chóng chỉnh đốn câu chữ theo tinh thần có vẻ như “thực sự cầu
thị” dựa trên “ý nguyện” của dân, cho đến nỗi tên nước cũng sẵn sàng chuyển
phắt trở về với danh xưng đã từng khai sinh năm 1946. Chyển đổi vội vàng đến
nỗi trong Dự thảo Hiến pháp viết lại lần thứ ba vừa mới công bố thì chỉ điều
khoản đầu tiên nói về tên nước là có hai phương án, hoặc giữ nguyên CHXHCNVN,
hoặc trở lại với VNDCCH, còn tất cả các điều khoản sau thì thật trớ trêu, mấy
chữ Cộng hòa XHCNVN vẫn cứ nghiễm nhiên ngự trị.
Vậy
là VNDCCH chỉ là cái vỏ cho bộ ruột CHXHCNVN, nói một cách ví von thì đây vẫn
là ông Tổng biên tập của tờ báo Đảng xưa kia nay ký một bút danh khác. Đổi tên
nước đâu có dễ như đổi bút hiệu cho một dư luận viên nào đó để y dễ bề tự tung
tự tác chống lại nền dân chủ trên internet mà không ai phát hiện! Và vì thế
người ta bỗng đâm ra phân vân, không hiểu ngay từ đầu, trong tầm nhìn chiến
lược, các vị đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 có quan niệm đây là một sự
kiện có ý nghĩa bước ngoặt trọng đại hay không, để đến nay, sau khi đã dấy lên
cả “một cuộc vận động chính trị rộng lớn trên toàn quốc”, đến mức phải in ra
hàng mấy chục triệu bản dự thảo Hiến pháp phát về tận các cơ sở vô cùng tốn
kém, mọi việc lại có vẻ chắp vá đến khó hiểu? Hay đúng như điều mà chúng tôi,
những người sáng lập và điều hành trang BVN đã e ngại trong cuộc mạn đàm
vào ngày đầu năm, rằng biết đâu cái việc tưởng cao sâu này chung quy cũng chỉ
là một trò bút mực, một chuyện tu sức văn vẻ cho vui, nhằm đánh đổi một cái gì
đó trên trường ngoại giao, trong tình hình đất nước đang lâm thế kẹt hiểm nguy
về nhiều mặt, còn bản chất vấn đề thì đâu vẫn đấy.
Bởi
thế, điều mà chúng tôi muốn bạn đọc nhắm tới trong yêu cầu sửa đổi Hiến pháp
lần này, để may ra còn giành được một cái gì hữu ích cho con đường dân chủ hóa
thật sự đất nước, đó là một vài mục tiêu rất giới hạn nhưng thiết thực sau đây
mà chúng ta nên cùng nhau trao đổi thẳng thắn và kiên trì đề xuất với người có
trách nhiệm thực hiện bằng được:
(1) Cần xóa bỏ điều 4, bởi vì điều này xét cho cùng chỉ là chuyện thuộc về
đảng phái, trong khi Hiến pháp thì bao giờ cũng là bản khế ước của nhân dân với
người cầm quyền, thể hiện quyền sống thiêng liêng của mình, sự gắn bó hòa hợp
giữa những thực thể xã hội khác nhau (đảng phái cũng nằm chung trong đó, và
quyền uy của một đảng là do uy tín thực của nó trong đời sống quyết định), bằng
những điều luật cơ bản nhất, nhằm dựa vào đấy mà có biện pháp chế tài cần thiết
mỗi khi kẻ cầm quyền tùy tiện vượt ra khỏi những điều luật đã được hiến định;
(2) Cần xác định rõ quyền con người phân biệt với quyền công dân, theo đúng
Công ước quốc tế về quyền con người năm 1948 và các công ước khác mà Việt Nam
đã ký kết, là những quyền do Tạo hóa ban cho và không thể bị tước bỏ, được cụ
thể hóa bằng những quyền mưu cầu hạnh phúc, tự do ngôn luận, biểu tình, lập
hội, tín ngưỡng, bình đẳng trước pháp luật… Trong văn bản Hiến pháp sửa đổi
không được dùng bất kỳ xảo thuật văn chương nào nhằm giảm đẳng hiệu lực thực tế
của những quyền cơ bản đó, cản trở các quyền đó bằng cách đưa vào một loạt
nghĩa vụ một cách tùy tiện, để lúc hữu sự thì bộ máy cầm quyền nhân danh điều
này điều nọ như các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội, ổn định chính trị… tha hồ chà đạp lên quyền con người của dân, tức là chà
đạp lên Hiến pháp, mà thực tế nhiều năm qua trong cuộc sống hàng ngày đã cho ta
thấy quá nhiều bằng chứng;
(3) Cần khẳng định quyền đa sở hữu về đất đai thay cho khái niệm “sở hữu
toàn dân” đã bộc lộ sự sai trái đến phi lý, lại còn là một chỗ dựa để bọn tham
nhũng đất đai lộng hành dẫn đến nhiều oan sai đẫm máu và nước mắt trong đời
sống của xã hội bao nhiêu năm nay;
(4) Cần quy định quân đội phải là lực lượng luôn
luôn trung thành với nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, ngoài ra không còn một mục
đích nào khác. Không một tổ chức nào được phép điều động quân đội vào các nhiệm
vụ đi ra ngoài quy định then chốt nói trên, chẳng hạn dùng quân đội để đàn áp
dân chúng, xử lý mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân;
(5) Để cho một bản Hiến
pháp có hiệu lực và được người dân tin theo như một bộ luật mẹ làm nền tảng cho
pháp luật của cả nước, trước khi ban hành cần tổ chức phúc quyết Hiến pháp một cách nghiêm minh, có sự giám sát
chặt chẽ của những tổ chức không đảng phái và có chứng kiến của các tổ chức
quốc tế, được tiến hành rộng rãi trong toàn dân.
Thiết tưởng, trong
một bản Kiến nghị nêu lên 7 vấn đề quan trọng, khó có thể phân tích dài dòng,
nên nhóm khởi thảo đã cố gắng viết thật ngắn gọn mà đủ ý. Còn khi mọi việc được
chấp nhận thực thi thì sẽ còn phải bàn sâu và tỉ mỉ hơn nữa, chắc chắn là vậy.
Tuy nhiên, e rằng chuyện này muốn trở thành hiện thực thì còn lâu lắm, hiện chỉ
mới nằm trong giấc mơ của mọi chúng ta thôi.
Bauxite Việt Nam
No comments:
Post a Comment