KS Doãn Mạnh Dũng
7/04/2013
Trong
chiến tranh vệ quốc, mọi người đều chấp nhận hy sinh để dân tộc được trường
tồn. Một vị tướng trưởng thành trong trận mạc, đó là một quá trình đưa ra các
quyết định có lúc đúng, lúc sai. Khi quyết định đúng thì trận thắng lớn, hy
sinh ít. Khi quyết định sai có thể thất bại và tổn thất lớn về sinh mạng của
đồng đội. Nhưng vì tính chính nghĩa của chiến tranh vệ quốc nên mọi sự hy sinh
đều không vô ích. Từng giọt máu đổ xuống đều được tích góp lại bằng sự căm hờn
của gia đình, đồng đội và cộng đồng. Trong cuộc chiến đấu giữa sống và chết,
con người hiểu rằng chỉ khi sức mạnh được tập trung thì mới có thể giành được
chiến thắng. Theo quy luật đó, những dòng suối căm thù đã gặp nhau, hợp nên
dòng sông yêu nước cuối cùng trở thành những con sóng thần quét sạch bóng quân
xâm lược. Đó là quy luật chiến tranh vệ quốc của lịch sử Việt Nam.
Sau
cuộc chiến tranh, các tướng lĩnh đều là những người trụ cột quản trị đất
nước.Theo thói quen của người lính, giải pháp quyết định bằng quyền lực luôn
luôn được ưu tiên. Chính vì vậy, thời các vị vua lập nước, vừa phải khắc phục
hậu quả chiến tranh lại vừa sử dụng quyền lực điều hành nền kinh tế nên đất
nước chỉ thịnh trị ở các đời vua sau. Đó là thời của các vị vua Lý Thánh Tông,
Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Thánh Tổ – Minh Mệnh.
Trong
xây dựng đất nước, quy luật cuộc sống bình thường đó là sự chọn lọc tự nhiên về
sản phẩm và dịch vụ. Khi sản phẩm hay dịch vụ không được chọn lựa mà được quyết
định bằng quyền lực thì công việc thiếu hiệu quả, xã hội tất yếu thiếu công
bằng, kinh tế suy sụp, tham nhũng tràn lan.
Đó
là nguyên nhân sâu xa của sự đổ bể nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Tôi
xin kể lại những trãi nghiệm trong ngành hàng hải Việt Nam.
Sự đồng dạng về
luồng tàu biển Hải Phòng và Sài Gòn
Từ
tháng 8/1971, tôi là thủy thủ tàu Cữu Long với trọng tải 1.500 tấn xăng dầu.
Tàu thường xuyên neo tại sông Bạch Đằng gần nhánh sông Ruột Lợn. Vì thường
xuyên đi lại trên quảng sông này nên chúng tôi rất hiểu người Pháp quá khôn
ngoan. Họ dùng cửa phụ và luồng phụ đưa tàu vào dòng sông chính để vào cảng.
Còn cửa chính của dòng sông chính thì rộng nhưng để thoát sa bồi của dòng sông
chính.
Ở
Hải Phòng, tàu biển phải di chuyển như sau: tàu vào cửa Nam Triệu, lên sông
Bạch Đằng, sau đó qua kênh đào Đình Vũ để vào dòng sông Cấm, vào cảng Hải
Phòng. Cửa sông Cấm vẫn duy trì tự nhiên để thoát sa bồi từ thượng nguồn sông
Cấm.
Ở
cảng Sài Gòn, tàu biển phải di chuyển như sau: tàu vào vịnh Gành Ráy, theo
luồng phụ là sông Lòng Tàu lên thượng nguồn rồi vào sông Đồng Nai vào cụm cảng
Sài Gòn. Cửa sông Soài Rạp vẫn duy trì tự nhiên để thoát sa bồi từ thượng nguồn
sông Đồng Nai và các nhánh sông Vàm Cỏ.
Rất
tiếc, ở Hải Phòng, con người đã quyết định đắp đập Đình Vũ, xóa cửa sông Cấm,
biến luồng tàu biển phụ trở thành dòng chính của sông Cấm. Hậu quả làm cạn cảng
Hải Phòng và gây khó khăn đến ngày hôm nay! Nếu được tự do lựa chọn thì con
người dễ dàng đưa ra giải pháp luồng và cầu cảng cho tàu 30.000 tấn tại khu vực
sông Ruột Lợn – gần trung tâm thành phố Hải Phòng mà không cần đưa ra Lạch
Huyện. Đó là cách làm theo phương pháp của người Pháp. Còn nếu muốn làm tại
Lạch Huyện thì nên thực hiện theo giải pháp của công ty Sơn Trường.
Ở
cảng Sài Gòn, con người lại chọn cửa sông Soài Rạp là luồng chính. Họ không
tính đến nếu nạo vét sông Soài Rạp thì sông Lòng Tàu tất yếu bị cạn vì phải
chuyển lượng nước sang cửa Soài Rạp!
Như
vậy ở Hải Phòng và Sài gòn, con người hôm nay đưa ra giải pháp xây dựng cảng và
luồng tàu ngược với cách làm của người Pháp. Phải chăng thế hệ người Việt Nam
hôm nay giỏi hơn người Pháp?
Cảng Cái Lân
Người
Nhật giúp Việt Nam xây dựng cảng Cái Lân. Xét về chiều quay của bão và địa thế
của cảng Cái Lân thì cảng Cái Lân nằm đúng vị trí phá hủy của các cơn gió mạnh.
Tháng 11/2006 cơn lốc đã phá hủy cảng Cái Lân. Chưa kể đến hạn chế về độ sâu
của luồng Cái Lân, việc đưa lượng lớn tàu hàng thương mại vào vịnh Hạ Long là
hạ sách khi người Việt Nam ưu tiên chọn phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long.
Khu kinh tế mở Chu
Lai và cảng nước sâu Kỳ Hà
Khu
kinh tế mở Chu Lai được thành lập từ 12/2007 đến nay đã gần 6 năm. Ai cũng
biết, đầu mối giao thông nhỏ thì chợ nhỏ, đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn.
Trong các loại hình giao thông thì giao thông biển mang tính quyết định. Cảng
Kỳ Hà nằm ngay cửa sông Trường Giang nên cảng bị bồi lấp và chỉ tiếp nhận tàu
5.000 tấn. Những kiến thức cơ bản trên cũng không được ai quan tâm nên mọi kế
hoạch đổ bể. Vốn ngân sách được tiêu xài trong 6 năm nhưng hiệu quả thì chẳng
thấy đâu. Về cảng Kỳ Hà, dân thì buồn nhưng biết nói với ai!
Nhà máy lọc dầu
Dung Quất
Mấy
hôm nay giá dầu tăng lên gần giá thị trường thế giới. Người Việt Nam hưởng
lương Việt Nam nhưng phải mua dầu với giá thế giới, trong khi Việt Nam có mỏ
dầu lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á!
Ngày
9/11/1997 tôi đã viết tài liệu phản biện xác định “Sa bồi hiện tại và tương lai
trong vịnh Dung Quất”.
Trang
1 của tài liệu nói về “Vai trò đầu khí trong nền tài chính quốc gia’ viết như
sau:
“Vương quốc Anh là
một quốc gia có nền kinh tế tư bản phát triển rất sớm trên các phương tiện
công, nông nghiệp và dịch vụ. Vương quốc Anh luôn luôn có lợi thế trên thương
trường nhất là quan hệ với các nước thuộc địa và bị phụ thuộc.
Khảo sát cán cân
thương mại của Anh từ 1953 đến 1981: Từ năm 1953 đến 1978 cán cân thương mại
của Anh không ổn định.
Năm 1977 xuất cao
hơn nhập 7.362 triệu Bảng vì trong năm này IMF thử nghiệm trên nền kinh tế Anh.
Từ năm 1979 đến năm
1981 cán cân thương mại của Anh được cải thiện rất nhanh nhờ bắt đầu khai thác
ga và dầu từ biển Bắc.
Một quốc gia hàng
đầu như Anh vẫn nhờ vào khí đốt và dầu để cân bằng cán cân thương mại, bù đắp
các thiếu hụt ngân sách”.
Chính
vì nhận thức trên, tôi đã cảnh báo vịnh Dung Quất là vịnh không có độ sâu và bị
bồi lấp mạnh vì sông Trà Bồng và dòng hải lưu về mùa đông và nhất là khi có lũ.
Tất cả những đề xuất của mấy vị Tiến sĩ học ở Liên Xô nói vịnh Dung Quất sâu và
kín gió đều là không đúng trên khoa học và thực địa.
Rất
tiếc rằng, khi về khảo sát vịnh Dung Quất tháng 10/1997, đi đâu tôi cũng gặp
khẩu hiệu:
“Đảng vì dân, dân
tin Đảng quyết tâm xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất”.
Khẩu
hiệu trên đã khóa miệng mọi ý kiến phản biện của giới trí thức Việt Nam.
Thật
ra để viết phản biện “cảng nước sâu Dung Quất” chỉ cần những kiến thức rất sơ
đẳng trong dân gian. Người Việt Nam ai ai cũng biết trống đồng Đông Sơn. Trên
trống đồng, đàn chim Việt bay theo chiều ngược kim đồng hồ. Đó là chiều phong
thủy mà cha ông chúng ta đã sớm nhận biết. Khi bão, lốc, lũ mà gió và nước quay
chiều ngược kim đồng hồ lại vào đúng vịnh Dung Quốc thì chắc chắn vịnh Dung
Quất sẽ bị phá hủy và lấp đầy cát biển. Con đê biển dài 1,6 km cũng góp phần
bồi lấp nhanh hơn vào cửa luồng vào cảng Dung Quất.
Tháng
9/1997 khi về khảo sát vịnh Dung Quất, một vị già làng nói với tôi:
–
Khi bão tố, muốn tìm xác người, xác thuyền thì cứ đến vịnh Dung Quất.
Rất
tiếc, các vị đại diện trí tuệ Việt Nam tại Quốc hội tháng 12/1997 đã ra quyết
định ủng hộ ý kiến các Tiến sĩ trên.Vì vậy một cơ hội đổi đời cho cả dân tộc
Việt Nam đã bị vứt bỏ!
Kênh Quang Chánh Bố
Một
công trình mở luồng tàu biển để đưa tàu 10.000 tấn vào Cần Thơ với tổng chi phí
dự kiến 200 triệu USD. Nay chi phí tăng lên trên 400 triệu USD, công trình đang
làm dở dang thì dừng lại. Không phải Nhà nước thiếu tiền mà họ hiểu rằng sau
khi hoàn thành, công trình sẽ không thoát khỏi tình trạng như cửa Định An là
luồng bị bồi lấp và di động.
Vinashines
Sự
đổ bể kinh tế của Việt nam hiện nay bắt đầu từ Vinashines.Việc thành lập
Vinashines để cất cánh ngành đóng tàu Việt Nam là đúng. Nhưng lợi nhuận của
ngành đóng tàu nếu chỉ dựa vào lao động giản đơn với cắt và hàn sắt thép thì
lợi nhuận thấp.Vì còn phải chi phí cho ụ đà, thiết bị là rất lớn. Ngành đóng
tàu mang tính kích thích và tạo ra thị trường mới cho xã hội về sắt, vật tư,
máy móc phụ trợ, thiết kế, giám định… Nhưng Vinashines chỉ tập trung mở rộng
nhiều ụ đà và tìm kiếm nguồn lợi nhuận trên cơ sở lao động giản đơn là lắp ráp,
nên khi khủng hoảng thì gặp khó khăn không thể trả nợ. Nguyên nhân thật đơn
giản, đó là sự thiếu năng lực và chưa nói đến những tổn thất do sự riêng tư và
lợi ích nhóm được đặt trên lợi ích của toàn ngành. Rất tiếc rằng lãnh đạo cao
cấp của Chính phủ đã không có bộ não đủ sức hoạch định hay điều chỉnh sự phát
triển Vinashines trong thực tiễn Việt Nam. Bản chất là sự thiếu tự do trong lựa
chọn giải pháp phát triển và con người điều hành Vinashines.
Vinalines
Cuối
thập niên 1980, các doanh nghiệp ngành vận tải biển như VOSCO, VITRANCHART,
VINASHIP… đều hoạt động có hiệu quả. Ngày 8/8/1988, một hợp đồng liên doanh
giữa Vitranchart với Pháp về công-ten-nơ hình thành. Đáng lẽ Tổng cục đường
biển giúp Vitranchart thực hiện hợp đồng vì Vitranchart là đơn vị trực tiếp ký
hợp đồng liên doanh, nhưng Tổng cục đường biển lúc đó vì lợi ích nhóm đã hình
thành một Công ty thuộc Văn phòng Tổng cục đường biển thực hiện. Công ty trên
sử dụng tài nguyên là luồng hàng công-ten-nơ và thuê tàu Hậu Giang của cấp dưới
là VOSCO để khai thác. Lợi nhuận được chia 3 lợi ích, theo chủ trương của Nhà
nước cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Khi được lãi thì cấp trên
hưỡng, phần rủi ro thì VOSCO chịu. Phía dưới công ty trên là các công ty ăn
theo để chia sẻ và hợp thức hóa lợi nhuận được hình thành. Đó là cái mốc để
“phát động”một cuộc chôm nay đang nhận hậu quả của nhiều thế hệ trước và họ cũng
không thể thoát được cái lổi hệ thống đang tồn tại trong nội bộ của chính mình.
Hiện nay, chủ quyền
đất nước đang bị đe dọa ở biển Đông. Những quyết sách làm nghèo đất nước phải
được coi là sự phá hoại và tiếp tay cho giặc để làm suy yếu sức đề kháng của cả
một dân tộc. Đó là tội lớn với tiền nhân.
Để cứu vãn tình trạng này, người Việt
Nam cần một cơ chế chọn lọc tối ưu cho việc xây dựng đất nước. Sự chọn lọc đó
không chỉ là giải pháp khoa học mà cần chọn con người có đức, có tài vì đất
nước. Cơ chế mới đó phải bắt đầu từ Hiến pháp. Đó là dân phải có quyền lập
Hiến, quyền tổ chức tòa Bảo Hiến. Hệ thống quyền lực phải phân thành bốn quyền:
Quốc hội lập pháp, Chính phủ hành pháp, Tòa án tư pháp và Quyền thông tin thực
hiện Hiến pháp và Luật pháp.( Gọi tắt bốn quyền là : Lập pháp, Hành pháp, Tư
pháp và Tin pháp).
Mọi
người Việt Nam hảy vì cường thịnh của đất nước và sự tồn vong của dân tộc, hảy
bõ qua quá khứ để có thể đưa ra một bản Hiến pháp mới,trong đó bất cứ ai – thế
hệ hôm nay hay thế hệ mai sau – cũng đều tìm thấy được sự bình đẵng về quyền
lợi và trách nhiệm của chính mình trên đất nước Việt Nam.
Bản dự
thảo Hiến pháp do 15 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trình lên
Ban soạn thảo Hiến pháp ngày 4/2/2013 là “ Bản Hiến pháp 72 ”có sức sống đặc
biệt.
Chỉ
một lần thôi ! Khi bạn đã đọc và hiểu “Bản Hiến pháp 72”, bạn sẽ thấy tương lai
của chính mình, con cháu mình và cả dân tộc Việt Nam sẽ được sống và làm việc
trong một môi trường văn minh nhất của loài người.
D.M.D.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment