Chris
Brummitt, Associated Press
Đỗ
Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
03/04/2013
/ No Comments
VINH
QUANG, Việt Nam (AP)
– Những tấm gạch và mái ngói bị hư hỏng tại căn nhà Đoàn Văn Vươn, sự kiện gây
ra bởi chính quyền địa phương trong lúc cưỡng chế khu đất, nằm bên
cạnh một tấm lều mà người
thân của ông dựng lên bằng tre và tôn sắt để chứng minh lòng kiên trì của họ.
Ảnh: Associated
Press/Thông tấn xã Việt Nam, Bui Doan Tan – Đoàn Văn Vươn, thứ hai từ bên trái
và anh trai Đoàn Văn Sịnh, thứ tư từ bên trái, tại phiên tòa ở thành phố phía
bắc Hải Phòng hôm thứ Ba ngày 02 tháng Tư, 2013. Cả hai anh em cùng với hai
người thân khác bị cáo buộc tội âm mưu giết người khi họ chống lại lực lượng
cưỡng chế tại đầm tôm của họ bị hồi đầu năm 2012, làm bảy công an và sĩ quan
quân đội bị thương.
Họ
đã trở thành những anh hùng dân gian tại quốc gia được cai trị bởi quyền độc
đoán, hạn chế quyền sử dụng đất đai của người dân và bất bình đẳng ngày càng
lan rộng. Sự thách thức của họ vẫn còn được nghe thấy từ những người phụ nữ mà
họ buộc phải bỏ lại ở phía sau.
“Không ai muốn gây
ra một mớ hỗn độn như vậy”, vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương nói. “Nhưng chúng tôi phải chống lại. Chúng tôi
không có cách nào khác ngoài việc chống lại những gì chính đáng thuộc về chúng
tôi”.
Việc
sử dụng bạo lực để cưỡng bức đất đai như sự kiện của gia đình ông Vươn đã gây nhiều
chú ý, đồng thời đây cũng là động cơ hàng đầu dẫn đến nhiều vụ chống lại nhà
nước Cộng sản độc đảng tại nước này. Chính phủ đã công khai thừa nhận những sai
lầm trong trường hợp này và cho phép những người thân của ông tiếp tục ở lại
trên mảnh đất ở Tiên Lãng, nhưng mặt khác chính phủ đã đẩy mạnh việc truy tố
những người chống đối lại quyền lực của họ.
Bên
ngoài tòa án hôm thứ Ba ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, lực lượng an ninh và
công an đã được trưng bày dày đặc ở khắp nơi.
Hàng
trăm công an bao quanh phòng xử án, tịch thu các tấm áp phích mà những người
biểu tình ủng hộ gia đình ông đã mang theo. Công an cũng đã bắt đi ít nhất sáu
người. Các nhân viên an ninh thường phục đã mạnh tay xóa các phiên đoạn ghi âm
từ máy của một người quay AP Television. Ngoài ra, các xe buýt chở người biểu
tình đã bị chặn lại trước khi được vào bên trong nội thành.
Phạm
Hồng Sơn, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng
và cựu tù nhân
chính trị, đi
cùng đoàn
người biểu tình
đã bị chặn lại
cách tòa án
khoảng 100 mét.
“Tôi luôn ủng hộ
những người đang phải chịu những cảnh bất công”, ông nói. “Đây là một ví dụ về điều này”.
Ông
Vươn và ba người thân khác bị buộc tội âm mưu giết người, đã bị giam giữ và
không thể gặp gia đình kể từ sự cố ngày 5 tháng Một, 2012. Bà Thương và vợ của
một nghi phạm thứ hai đối mặt với những cáo buộc nhẹ hơn.
Phiên
tòa xét xử diễn ra trong phòng kín với rất ít phóng viên tham dự, được dự kiến
sẽ kéo dài bốn ngày.
Bên
trong phòng xử án, một vài phóng viên được tham dự thông qua màn hình ở một
phòng khác. Đây là một trong những cách để chính quyền kiểm soát những gì được
thông báo ra ngoài, và họ có thể dừng lại màn hình nếu các thông tin trở nên
quá nhạy cảm.
Theo
lời khai, ông Vươn nói với tòa án rằng ông đã chuẩn bị các thuốc nổ và súng
ngắn làm từ các ống sắt để chống lại công an và quân đội khi họ vào cưỡng chế
gia đình ông ra khỏi khu đất.
“Quyết định cưỡng
chế là bất hợp pháp. Tôi bị đẩy vào góc tường và đã không có cách nào khác”, ông nói. Ông nói
thêm rằng các loại vũ khí và mìn tự chế dùng để “cảnh báo lực lượng công an để họ nhận ra rằng việc này rất nguy hiểm.
Tôi không có ý định làm tổn thương lực lượng cưỡng chế”.
Các
thành viên gia đình ông Vươn nói rằng họ đã được chính quyền cấp 41 hecta đất
(101 mẫu Anh) vào năm 1993, khi đó khu đầm lầy này bị hư hỏng nặng sau một cơn
bão. Sau đó gia đình ông đã chuyển đổi khu đất thành một đầm nuôi tôm cá. Trong
năm 2009, chính quyền nói rằng họ muốn lấy lại khu đất mà không bồi thường
chính đáng.
“Tất
cả những thành viên trong gia đình của tôi đã làm việc tại trang trại nuôi tôm
này và đó là nguồn thu nhập duy nhất của với chúng tôi”, bà Thương nói với
phóng viên AP hôm tối thứ Hai tại nhà rà ở thôn Vinh Quang, cách Hải Phòng
khoảng 30 km (19 dặm).
Tranh
chấp đất đai giữa nông dân và chính quyền thường xuyên nổ ra ở Việt Nam, nơi mà
nhà nước sở hữu tất cả đất đai nhưng cho người dân quyền sử dụng chúng. Tuy
nhiên, cuộc xung đột giữa gia đình ông Vươn đã diễn ra bất thường vì họ đã
chống lại một cách ngoạn mục như vậy, và vì sự bất công đã quá rõ ràng và nghiêm
trọng.
Các
cơ quan chức năng tại Việt Nam được phép tịch thu ruộng đất với các lý do an
ninh quốc gia, quốc phòng, phát triển kinh tế hay lợi ích công cộng. Trong một
số trường hợp, các dự án được chuyển thành những khu công nghiệp hoặc cầu
đường, mang lại công ăn việc làm cho một số người nghèo trong khu vực. Tuy
nhiên, ngày càng tăng các trường hợp chính quyền cưỡng chế các trang trại nuôi
cá hoặc đồng ruộng để xây các sân golf và khu nghỉ dưỡng mà chỉ có những người
giàu mới có điều kiện sự dụng.
Sự
kiện gia đình ông Vươn đã giúp dấy lên nhiều lời bình luận trên mạng Internet
tại Việt Nam, nơi mà một số lượng người sự dụng ngày càng tăng vì có thể tìm
kiếm nhiều tin tức không bị [chính quyền] kiểm duyệt. Vài ngày sau vụ cưỡng
chế, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã đăng nhiều bài bày tỏ sự
đồng cảm, đưa ra các chi tiết vốn gây nhiều mâu thuẫn ở thời gian đầu.
Chính
phủ đã được đưa vào thế phòng thủ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phán quyết rằng
việc cưỡng chế trên là bất hợp pháp và kêu gọi trừng phạt những người đã ra
lệnh phá hủy ngôi nhà của gia đình ông Vươn.
Hơn
50 quan chức ở Hải Phòng đã bị xử lý kỷ luật, theo truyền thông nhà nước cho
biết. Năm người sẽ được đưa ra tòa vào tuần tới về tội phá hủy tài sản.
Bà
Thương và vợ của một nghi phạm thứ hai, bà Phạm Thị Báu, hiện phải đảm nhận
trách nhiệm nhiều hơn khi những người đàn ông trụ cột khác đang ở trong tù. Một
tháng sau vụ cưỡng chế, họ đã chuyển vào sống trong một ngôi lều cùng với ba
người lớn và bốn đứa con nhỏ.
Tạm
thời thì chính quyền địa phương không quấy rầy họ sau khi được lệnh của ông
Dũng, mặc dù tình trạng đất đai của họ vẫn chưa được giải quyết rõ ràng. Họ
cũng đã bắt đầu quay lại nuôi cá ở quy mô nhỏ hơn.
Ngôi
lều của họ nằm trên một dải đất giữa ao đầm trải dài hàng trăm mét. Trên nốc
ngôi lều là lá cờ Việt Nam.
“Chúng tôi treo lá
cờ ở trên là để giữ niềm tin rằng chúng tôi sẽ được pháp luật bảo vệ,” bà Báu chia sẻ.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
No comments:
Post a Comment