Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-04-12
2013-04-12
Ngay
sau khi tới Hà Nội để chuẩn bị cho buổi Đối thoại Nhân Quyền giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam vào ngày hôm qua, ông Daniel Baer, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc
trách Nhân quyền đã gọi cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, để tìm hiểu thêm về hiện
tình nhân quyền tại Việt Nam qua nhận định của một nhà tranh đấu nổi tiếng
trong nước. Mặc Lâm phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Đan Quế để biết thêm chi tiết.
Nhân
quyền Việt Nam xuống dốc
Mặc
Lâm: Thưa
bác sĩ, chúng tôi được biết ông trợ lý ngoại trưởng đặc trách nhân quyền của
Hoa Kỳ ngày hôm qua đã có cuộc điện đàm thăm hỏi bác sĩ trước khi ông ấy tham
dự cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ mởra vào ngày hôm nay tại Hà Nội. Xin bác
sĩ vui lòng cho biết những nét chính trong cuộc nói chuyện này?
BS
Nguyễn Đan Quế: Hôm
qua vào lúc hai giờ trưa ông Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Bauer đặc trách về Nhân
quyền có điện thoại cho chúng tôi. Tôi biết là ông ấy rất bận không thể đến
thăm được thành ra gọi điện thoại cho tôi. Tôi rất cám ơn vì tôi biết ông trên
đường ra Hà Nội để dự cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ tôi cũng đã trao đổi
với ông ấy.
Tôi
cho biết tình trạng nhân quyền Việt Nam không những không cải tiến mà càng ngày
càng xuống dốc nhất là mấy lúc gần đây thì tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.
Chính quyền tiếp tục sách nhiễu bắt giữ người dân, ngay cả tống vào tù những ai
diễn tả ý riêng của mình một cách hoà bình. Trên Internet rất nhiều blogger đã
bị làm phiền, bị giữ, bị bắt. Người nông dân Việt Nam thì họ đang phản đối về
việc họbị tịch thu đất đai không được bồi thường thoả đáng, dùng bạo lực để lấy
đất. Tôi cũng có đưa ra điển hình vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng. Chúng tôi nói
rõ là chúng tôi không ủng hộ chuyện bạo động nhưng rõ ràng trong vụ này thì
nông dân Đoàn Văn Vươn là nạn nhân của đường lối chính sách sai lầm cùng bạo
lực nhà nước đãđẩy người nông dân Đoàn Văn Vươn phải tự vệ và phản ứng như vậy.
Mặc
Lâm: Theo
bác sĩ thì điều gì hiện nay ông cho là khó khăn nhất mà ông trao đổi với ông
Daniel Baer trong lĩnh vực dân chủ nhân quyền?
BS
Nguyễn Đan Quế: Khi
nói đến chuyện dân chủ hóa, khó khăn chính yếu là điều số 4 của Hiến pháp Việt
Nam. Đảng Cộng sản cho phép mình độc quyền lãnh đạo đất nước và không có ai tín
nhiệm cả. Điều số 4 này phải bỏ đi nếu Việt Nam muốn có một nền dân chủ pháp
trị thật sự. Bắt buộc trước sau gì theo tôi phải bỏ nó đi.
Tôi
cũng có nói nếu có dịp thì ông hãy khuyến khích Việt Nam có một lộ trình tiến
bầu cử tự do trong sạch. Tôi nhấn mạnh là Việt Nam cần một Quốc hội Lập hiến tự
do dân chủ do dân bầu để thảo một bản Hiến pháp mới cho Việt Nam.
Trong
tiến trình tự do dân chủ hóa Việt Nam thì tự do nhận thông tin và tự do phát
biểu, tức là tự do Internet tự do báo chí… là điều quan trọng nhất để người dân
có thể cất lên tiếng nói. Tôi nhấn mạnh với ông ấy cần nêu vấn đề này với Hà
Nội. Phải để cho tự do internet. Người dân phải được thoải mái phát biểu. Cũng
như tự do internet, tự do thông tin sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam có được
những thông tin với thế giới bên ngoài thì mới phát triển được.
Tôi
cũng nhấn mạnh rằng yêu cầu Việt Nam thả hết tù nhân lương tâm trong đó có tù
nhân chính trị,tù nhân Công giáo. Vì đây là những người yêu nước, họ chỉ trích
đúng thì phải thả hết họ ra.
Cần
áp lực Việt Nam
Mặc
Lâm: Riêng
hai điều 79 và 88 trong bộ luật hình sựViệt Nam mà các nhà đấu tranh dân chủ
luôn luôn bị chế độ cầm quyền áp đặt lên cho họ thì bác sĩ đã trao đổi với ông
Trợ lý Ngoại trưởng như thế nào?
BS
Nguyễn Đan Quế: Tôi
cũng nói để Việt Nam tiến đến con đường tiến bộ và dân chủ thì bắt buộc phải
thảo lại hoặc sửa mới, đặc biệt điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền và điều 88 tuyên
truyền chống lại nhà nước. Thực chất họdùng hai điều khoản này và nhiều điều
khoản khác nữa để bịt miệng những tiếng nói của người tranh đấu. Nếu muốn có
kết quả lâu dài thật sự chứ không phải thảra rồi bắt lại. Theo tôi phải bỏ hay
sửa lại hai điều 79 và 88 đi. Nhà nước Việt Nam không thể hình sự hóa nhân
quyền của người dân. Nghĩa là dùng nhữngđạo luật để vi phạm nhân quyền của nhân
dân Việt Nam.
Mặc
Lâm: Thưa
bác sĩ, Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ đã tổ chức rất nhiều lần mà lần nào cũng
có kết quả rất khiêm nhường trên giấy. Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy sức ép
của việc vi phạm nhân quyền làm cho quốc tế quay mặt đi với ngành Ngoại giao
của mình. Ông có đánh động việc này cho ông Bauer trước khi ông ấy ngồi vào bàn
Đối thoại Nhân quyền năm nay hay không, và bác sĩ chuẩn bị điều gì cho lập luận
này?
BS
Nguyễn Đan Quế: Chúng
tôi những người trong nước cũng thấy rất rõ vấn đề này. Tôi nghĩ rằng đây là
lúc tốt nhất áp lực lên Hà Nội, buộc Bộchính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phải
cải tổ dân chủ. Đặc biệt thông qua cáiđòn bẩy bây giờ đang có. Tôi lấy thí dụ
như là VFA, VFB về thuế quan đặc biệt hoặc là hiệp ước đầu tư hai bên. Cũng như
Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mà chúng tôi biết rõ Hà Nội rất mong muốn để
thoát ra tình trạng khó khăn hiện nay. Tôi nói thẳng với ông ấy là hiện bây giờ
muốn thoát ra thì Hà Nội cần Washington hơn là Washington cần Hà Nội.
Mặc
Lâm: Xin
cám ơn bác sĩ.
No comments:
Post a Comment