BBC
Cập nhật: 02:32 GMT - thứ hai, 1 tháng 4, 2013
Báo chí tư nhân đã được bày bán
trở lại ở Miến Điện lần đầu tiên sau gần 50 năm khi Nhà nước chấm
dứt độc quyền trên lĩnh vực truyền thông.
Cho đến nay đã
có 16 tờ báo tư nhân được cấp giấp phép nhưng trong số này chỉ có 4
tờ đã sẵn sàng để xuất bản số đầu tiên vào thứ Hai ngày 1/4.
Đây là một
cột mốc quan trọng nữa trong hành trình đoạn tuyệt với quá khứ độc
đoán của quốc gia đông nam Á này, phóng viên BBC Jonathan Head cho biết
từ Rangoon, trung tâm kinh tế của nước này.
Mãi cho đến
gần đây các phóng viên ở Miến Điện còn bị những hạn chế khắt khe
nhất trên thế giới.
Các tờ báo tư
nhân tiếng Miến, Anh, Trung và Ấn đã từng có mặt trên đất nước này
khi thực dân Anh còn cai trị. Những sau đó những ấn bản này buộc
phải đóng cửa vào năm 1964 dưới chế độ quân phiệt.
Ngay sau đó,
các nhà báo thường xuyên bị giám sát và nghe lén điện thoại. Họ
cũng thường bị tra tấn và bỏ tù. Tờ báo nào mà xé rào thì sẽ bị
đóng cửa.
Tuy nhiên kiểm
soát báo chí đã được nới lỏng trong chương trình cải cách do chính
phủ của Tổng thống Thein Sein khởi động.
Hồi tháng Tám
năm ngoái, Chính phủ Miến Điện thông báo cho các nhà báo rằng không
còn phải đưa bài viết để kiểm duyệt hàng ngày trước khi đăng.
Đến tháng 12,
chính phủ lại thông báo cho phép báo chí tư nhân bắt đầu xuất bản
kể từ ngày 1/4 năm 2013.
‘Một số rào
cản’
Một số báo tư
nhân này chỉ in ở mức khoảng vài ngàn bản cho số đầu trong khi họ
đang đánh giá nhu cầu của độc giả, phóng viên Jonathan cho biết.
“Tôi nhìn thấy
một số rào cản trước mắt,” ông Khin Maung Lay, 81 tuổi, tổng biên tập
của tờ Golden Fresh Land, nói với hãng tin Mỹ AP.
“Tuy nhiên, tôi
đã sẵn sàng điều hành tờ báo trong tinh thần tự do và chuyên nghiệp
mà tôi học được từ các đồng nghiệp dưới thời kỳ hoàng kim thuở
trước,” ông nói.
Việc báo chí
tư nhân ra mắt trở lại trùng với kỷ niệm tròn một năm nhà lãnh đạo
đối lập Aung San Suu Kyi được bầu vào Quốc hội.
Kể từ đó bà
Suu Kyi đã trở thành một nhân vật nhiệt tình trong Quốc hội mặc dù,
cũng giống như chính quyền, bà thấy giải quyết các thách thức phức
tạp mà đất nước bà hiện đang đối mặt là một công việc khó khăn.
Bà đã bị phê
phán vì đã không nói gì trước làn sóng bạo lực tôn giáo mới đây
nhằm vào các cộng đồng Hồi giáo – một chủ đề mà truyền thông nước
này dù đã được giải phóng nhưng vẫn bị kiểm duyệt sau khi xuất hiện
nhưng tin tức không chính xác và mang tính kích động.
Liên đoàn quốc
gia vì Dân chủ, đảng của bà Suu Kyi, sẽ bắt đầu ra báo vào cuối
tháng này.
No comments:
Post a Comment