Wednesday, 10 January 2024

2024 : NGA - TRUNG QUỐC, MỘT TRỤC THƯƠNG MẠI MỚI CỦA THẾ GIỚI (Thanh Hà / RFI)

 



 

2024 : Nga - Trung Quốc, một trục thương mại mới của thế giới

Thanh Hà   -   RFI

Đăng ngày: 09/01/2024 - 17:18

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kinh-t%E1%BA%BF/20240109....BB%A7a-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

 

Bầu cử tổng thống Mỹ và hai cuộc xung đột ở Ukraina và Gaza sẽ định đoạt tương lai kinh tế toàn cầu năm 2024. Nga và Trung Quốc, một trục mới về thương mại toàn cầu đang định hình. Khối BRICS đón nhận 5 thành viên mới, tăng thêm sức mạnh, làm đối trọng với phương Tây. Nhờ chiến tranh Ukraina, Mỹ trở thành nguồn cung cấp dầu thô số 1 của Pháp. 200 ngày trước Thế Vận Hội, Paris trước thách thức tái chế rác thải Olympic 2024.

 

https://s.rfi.fr/media/display/f8d3bfb2-c9a8-11ed-9257-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/xi_14-1.webp

(Ảnh minh họa) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin cùng nâng ly trong dạ tiệc ở điện Kremlin tối 21/03/2023. AP - Pavel Byrkin

 

Trong bài tham luận trên báo Le Monde hôm 29/12/2023 giải Nobel Kinh tế 2001, Joseph Stiglitz, ghi nhận « khả năng Donald Trump đắc cử và một cú sốc dầu hỏa do chiến tranh Israel Hamas gây nên đang đè nặng lên viễn cảnh kinh tế toàn cầu cho năm 2024 ». Hiếm khi nào tất cả các nhà phân tích cùng đồng loạt đánh giá « rủi ro lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu 2024 là yếu tố địa chính trị ». Chiến tranh Ukraina bước sang năm thứ ba, xung đột ở Cận Đông đang lôi kéo Hồng Hải vào vòng xoáy giao tranh, làm dấy lên trở lại nguy cơ lạm phát.

 

.

Ẩn số chính trị là mối đe dọa lớn nhất

 

2024 là năm mà dân cư tại những quốc gia chiếm « 60 % GDP toàn cầu » được kêu gọi bầu lại các lãnh đạo, từ ở Nga đến Ấn Độ, Anh Quốc ; từ ở Đài Loan đến Hoa Kỳ. Ludovic Subran, kinh tế trưởng ong bảo hiểm Alliance đặc trách về giao thương quốc tế, nhấn mạnh « chính những ẩn số về chính trị đang đặt nhiều hộ gia đình và các doanh nghiệp trong thế chờ đợi ». 2024 do vậy có thể là một năm tăng trưởng toàn cầu không « tìm được lực đẩy ».

 

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự phóng tăng trưởng của Hoa Kỳ cho năm nay chỉ đạt 1,5 %, thấp hơn nhiều so với mức 2,1% trong năm 2023. Tại châu Âu, tình hình cũng không sáng sủa hơn và tăng trưởng trong khu vực đồng euro có thể chỉ bằng 1/3 so với hồi năm ngoái. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn « loay hoay » đi tìm chiếc đũa thần và chắc chắn ông khổng lồ châu Á này sẽ không là « đầu tầu tạo đà cho tăng trưởng của thế giới » trong năm 2024 như thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

 

.

Pháp : CAC40 chia lãi 100 tỷ euro cho cổ đông

 

2024 cũng là năm mà « nhiều thách thức chờ đợi các đại tập đoàn của Pháp » : 40 doanh nghiệp ong đầu tham gia sàn chứng khoán trong bảng xếp hạng CAC40 sau một năm 2023 thành công rực rỡ, chia 100 tỷ euro tiền lãi cho các cổ đông, nhưng giờ đây từ ngành thời trang hạng sang đến các tập đoàn năng lượng, từ các ngân ong lớn hay các công ty trong ngành xây dựng đến ngành công nghiệp quốc phòng đều hướng nhìn về kết quả bầu cử đầu tháng 11 ở Hoa Kỳ, về tình hình tại Biển Đông, về tham vọng của Bắc Kinh với Đài Loan, về khả năng « bật dậy » của kinh tế Trung Quốc, về những nước cờ của Nga trên hồ sơ Ukraina hay về số phận của dải Gaza ở Cận Đông. 

 

Liên Hiệp Châu Âu bị nhiều cuộc đọ sức về thương mại với Washington, với Bắc Kinh thách thức. Quyết định cấm bán xe hơi chạy bằng xăng, từ năm 2035 Bruxelles tạo điều kiện cho ô tô điện của Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa, bót chết ngành công nghiệp xe hơi lâu đời của châu Âu với những tên tuổi lớn như Volkswagen của Đức, Fiat của Ý hay Renault, Peugeot, Citroën của Pháp …

 

Với đồng minh Hoa Kỳ, đạo luật chống lạm phát IRA của chính quyền Biden tiếp tục là cái gai giữa hai bờ Đại Tây Dương. Giới chuyên gia dự báo trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ, Washington không thể nhượng bộ hay nương nhẹ các đối tác châu Âu.

 

.

Dầu – khí : Một trật tự mới

 

Trên bàn cờ năng lượng quốc tế, một trật tự mới đã hình thành : từ cuối năm 2022, sau 10 tháng Nga đưa quân xâm chiếm Ukraina, Mỹ đã dễ dàng qua mặt Na Uy và Nga để trở thành nguồn cung cấp khí đốt số 1 của Pháp và từ năm ngoái thì các nhà sản xuất dầu thô của Hoa Kỳ cũng thống lĩnh thị trường Pháp. Năm 2018, Mỹ đứng hạng 9 trong số các nguồn cung cấp khí đốt cho Pháp. Nga bị mất 4 hạng theo thống kê của bộ Chuyển Tiếp Năng Lượng Pháp. Điều đó không cấm cản Pháp nói riêng và thế giới nói chung vẫn trong tình trạng « khát dầu » như chuyên gia về năng lượng, Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS giải thích trên đài truyền hình Pháp France 24 :

 

« Dầu hỏa chiếm một vai trò rất lớn và rất quan trọng trong các hoạt động kinh tế toàn cầu. Đây là nguồn năng lượng chủ chốt trong lĩnh vực giao thông trên bộ, trên không và trên biển ; là nguyên liệu thiết yếu của ngành công nghiệp hóa dầu và trong các nhà máy sản xuất nhựa. Trong ba loại năng lượng hóa thạch thì dầu hỏa chiếm vị trí cao nhất với khoảng 30 %, đứng trước than đá và khí tự nhiên. Hiện tại, ngành giao thông tùy thuộc từ 90 đến 100 % vào dầu lửa, và đây cũng là nguồn năng lượng bảo đảm 100 % các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhựa. Tiêu thụ toàn cầu năm 2023 đã vượt kỷ lục của hồi năm 2019, tức là trước khi xảy ra đại dịch COVID. Nhu cầu tiêu thụ trong năm nay sẽ còn cao hơn nữa so với kỷ lục của năm 2023 ».

 

.

Cận Đông và nguy cơ « một cơn sốt dầu »

 

Trong những tuần lễ cuối năm 2023, giới trong ngành báo động « giá năng lượng lại bị đẩy lên cao », nhưng lần này không vì Liên Âu lệ thuộc vào dầu khí của Nga mà là do tác động dây chuyền từ xung đột ở dải Gaza giữa Israel và phong trào Hồi giáo Palestine Hamas : phe Hồi giáo Houthi ở Yemen được Iran bảo trợ, liên tục tấn công vào các tàu chở ong của phương Tây hay của các nước ủng hộ Israel đi qua Hồng Hải.

 

Nhiều tập đoàn như BP của Anh và các ong vận tải đường biển thông báo « tránh đi qua khu vực nhạy cảm này ». Đánh đường vòng quanh lục địa châu Phi vừa « dài ngày hơn, tốn kém hơn » … Lập tức giá dầu Brent tăng thêm 3 % trong một tuần lễ và giá khí đốt tăng thêm 12 % trong một ngày. Hồng Hải là nơi 8 % khí hóa lỏng LNG của thế giới phải đi qua.

 

Theo một số các chuyên gia về an ninh ong hải quốc tế, tình hình sẽ « nóng lên thêm nữa trong những tuần lễ và những tháng sắp tới ». Đối với người dân bình thường, câu hỏi quan trọng nhất là liệu rằng các hộ gia đình có phải đối mặt với một làn ong lạm phát nữa hay không. Theo phó giám đốc Đài Quan Sát về Tình Hình Kinh Tế Pháp OFCE, Mathieu Plane, « khủng hoảng lạm phát dường như bắt đầu thuộc về quá khứ, thế nhưng hiện vẫn còn quá nhiều điều bất trắc, nhất là về địa chính trị ». Chỉ cần xung đột ở Cận Đông lan rộng là cũng đủ để giá dầu lại tăng lên và thương mại toàn cầu lại bị khuấy động.

 

.

Nga – Trung Quốc, một trục giao thương mới ?

 

Cũng về thương mại và năng lượng, từ đầu chiến tranh Ukraina, Trung Quốc trở thành đối tác « cột trụ » của Matxcơva trong lĩnh vực năng lượng, thay vào chỗ trống mà các khách

hàng châu Âu để lại. Trong chuyến công du vào trung tuần tháng 10/2023, tổng thống Vladimir Putin hài lòng thấy « quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược » song phương đạt « đỉnh cao chưa từng thấy ». Theo lãnh đạo tập đoàn Rosneft, Igor Setchine, « năng lượng chiếm 75 % kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc ». Nga đã qua mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nguồn cung cấp quan trọng nhất cho Trung Quốc. Cũng phải nói thêm là Bắc Kinh mua dầu khí của Nga với giá rẻ hơn trung bình 30 % so với giá của thị trường.

 

Lãnh đạo Nga và Trung Quốc đề ra mục tiêu tổng trao đổi mậu dịch hai chiều đạt ngưỡng 200 tỷ đô la trong năm nay. Song nguyệt san kinh tế Challenges số ra tháng 3/2023 ghi nhận : đành rằng Nga dưới tác động chiến tranh Ukraina đã « xoay trục » sang châu Á, nhưng đối với Bắc Kinh, ngay cả trong lĩnh vực năng lượng, Matxcơva chỉ là một trong số các nguồn cung cấp. Bởi ngoài Nga, Turkmenistan, Kazakhstan hay Uzbekistan vẫn là những « đối tác lớn » về khí đốt. Riêng đối với khí hóa lỏng, Trung Quốc tin tưởng vào hai nguồn cung cấp là Úc và Hoa Kỳ, cho dù bang giao giữa Trung Quốc với hai thành viên trong liên minh quân sự AUKUS này đang gặp nhiều sóng gió.

 

.

BRICS mở rộng : 3 mỏ dầu 

 

Điều đó không cấm cản các ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin chia sẻ chung một tầm nhìn : cả hai cùng muốn tăng thêm sức mạnh, làm đối trọng với phương Tây. Bằng chứng cụ thể nhất là kể từ ngày 01/01/2024, khối 5 nền kinh tế đang trỗi dậy BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã chính thức kết nạp thêm 5 thành viên mới (chính quyền mới tại Achentina, ứng viên thứ 6, đã từ chối tham gia khối này).

 

BRICS mở rộng kết nạp thêm Iran, Ai Cập, Ethiopia, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. BRICS một câu lạc bộ 5 nước đại diện cho các nền kinh tế đang phát triển chính thức hình thành từ năm 2009 giờ đây có tổng cộng 10 thành viên.

 

Trả lời RFI tiếng Việt, giáo sư kinh tế Julien Vercueil, Viện Ngôn Ngữ và Văn Hóa Phương Đông, INALCO, phân tích rất kỹ về những mẫu số chung và những bất đồng giữa các thành viên ban đầu của nhóm BRICS, về quyết định chọn 6 nước tham gia nhóm BRICS (nhưng Achentina giờ chót bỏ cuộc) trong số hơn 40 ứng viên. Giáo sư Vercueil là tác giả của nhiều bài nghiên cứu về khối này. Gần đây nhất là bài tham luận mang tựa đề : BRICS : Les incertitudes d’un forum « alternatif » - BRICS : Những bất trắc về một diễn đàn « thay thế », bài viết đăng trên tạp chí Politique Etrangère, số 4/2023.

 

Julien Vercueil : « Liên quan đến trật tự mới về kinh tế và thương mại của thế giới, các quốc gia đang trỗi dậy phản đối thế áp đảo của đồng đô la Mỹ và ở phía sau lập luận đó, các bên công kích Hoa Kỳ dùng kinh tế để áp đặt luật chơi với cộng đồng quốc tế. Đây rõ ràng là quyết tâm của một số thành viên trong nhóm BRICS mà đứng đầu là Nga và Trung Quốc. Matxcơva và Bắc Kinh càng lúc càng trực tiếp dùng đơn vị tiền tệ của mỗi bên để thanh toán các dịch vụ xuất nhập khẩu song phương. Vị trí của đô la trong thương mại giữa Trung Quốc với Nga đã bị thu hẹp lại. Vấn đề càng trở nên thời sự hơn nữa từ khi Nga bị phương Tây trừng phạt vì đưa quân xâm lược Ukraina. Dưới các đòn trừng phạt, các doanh nghiệp Nga phải tìm ngõ thoát để tiếp tục giao thương với phần còn lại của thế giới. Trung Quốc là điểm tựa quý giá, cho phép mua bán với các đối tác mà không cần phải sử dụng đô la Mỹ ».

 

 

Nhìn vào danh sách 5 thành viên mới của khối BRICS mở rộng, Ả Rập Xê Út là một đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ ở Trung Đông, là « mỏ dầu của thế giới ». Một mỏ dầu còn chưa được khai thác là Iran : Teheran lại là kẻ thù không đội trời chung của Mỹ, là một đối tác có trọng lượng của Nga, là một quốc gia có tham vọng trang bị vũ khí nguyên tử. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là thành viên nặng ký của OPEC/OPEP khối các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa, nhưng cũng là quốc gia Ả Rập đầu tiên trang bị nhà máy điện hạt nhân, là một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của thế giới. Dubai là một trung tâm tài chính khu vực. Abou Dahbi vừa là đồng mình thân thiết của Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ, vừa có quan hệ rất chặt chẽ với cả Nga lẫn Trung Quốc.

 

Về phần Ai Cập, với hơn 38 % lạm phát trong năm qua, nợ nần chồng chất, chắc chắn kinh tế không phải là điểm mạnh giúp chính quyền của tổng thống al Sissi tham gia câu lạc bộ BRICS mở rộng. Nhưng trụ sở của Liên Đoàn Ả Rập đặt tại Cairo.

 

Trong trường hợp của Ethiopia, quốc gia này lại càng không đủ tiêu chuẩn để được xem là một « nền kinh tế đang trỗi dậy », thế nhưng lá chủ bài lớn nhất của Addis Abeba là « một mối bang giao hữu hảo với cả Matxcơva, Bắc Kinh lẫn Washington ». Giáo sư Julien Vercueil Viện INALCO phân tích tiếp :

 

 

Julien Vercueil :« Một cách khách quan, việc khối BRICS đón thêm các thành viên mới không mấy quan trọng trên phương diện kinh tế. Hiểu theo nghĩa là số nước tham gia được nhân lên gấp đôi, nhưng GDP của nhóm 10 nước tham gia BRICS chỉ tăng thêm có 10 %. Điều đó có nghĩa là kinh tế không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định kết nạp thêm các thành viên mới. Điểm nhấn thứ nhì là yếu tố năng lượng. Ba trong số 5 thành viên mới (Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất) là những ông khổng lồ trên bàn cờ năng lượng. Đây mới là tiêu chí quan trọng khi BRICS đón nhận thêm các thành viên mới. Theo cá nhân tôi thì Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn trong quyết định về danh sách các nước tham gia nhóm BRICS. Khối này muốn chứng minh là có sức thu hút lớn qua việc kết nạp thêm những nước khác và Bắc Kinh đã chọn củng cố quan hệ với những nền kinh tế nào có lợi cho Trung Quốc và có trọng lượng về mặt địa chính trị ».

 

 

Cuộc chạy đua xử lý rác thải Olympic 2024

 

200 ngày trước lễ khai mạc Thế Vận Hội, Paris và vùng Ile-de-France đặt mua thêm 16.000 thùng rác để trang bị cho các ngôi làng Olympic. Paris chạy nước rút tìm mọi giải pháp thực hiện lời hứa tái chế hay xử dụng lại 80 % rác thải từ sự kiện thể thao trọng đại này. Pháp muốn qua mặt Tokyo năm 2021 và Luân Đôn 2012 tranh chức vô địch Thế Vận Hội « sạch » nhất trong lịch sử thể thao Olympic.

 

Ba năm trước, 62 % trong số 2.700 tấn rác ở Olympic Tokyo đã được « tái chế », nhưng đó là một khối lượng rác « không thấm vào đâu » bởi dưới tác động đại dịch Covid, không một du khách nước ngoài nào được đặt chân đến xứ Hoa Anh Đào vào mùa hè 2021. Lần này thách thức sẽ lớn hơn nhiều đối với thành phố Paris !!!

 

Để « tái chế » hay « sử dụng lại » 80 % rác Olympic, thành phố Paris trông đợi nhiều vào đối tác chính là hãng sản xuất nước ngọt của Mỹ Coca-Cola. Hiềm nỗi tập đoàn này là nguồn « thải rác nhựa và gây ô nhiễm » nhất cho hành tinh !!! Trước mắt, tập đoàn Mỹ có trụ sở ở thành phố Atlanta, bang Georgia, với những lon nước màu đỏ nổi tiếng cam kết  lắp đặt 700 vòi nước trên toàn nước Pháp phục vụ các vận động viên và khán giả dự Thế Vận Hội 2024, dùng ly giấy hay nhựa tái chế, dùng chai thủy tinh và cho phép khán giả vào các sân vận động với những bình nước cá nhân để hạn chế lượng rác thải.

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats