BBC Tiếng Việt
17
tháng 7 2016
Bàn
tròn Trực tuyến của BBC và các khách mời thảo luận các phương án giải quyết
tranh chấp chủ quyền Việt - Trung trên Biển Đông, hậu phán quyết hôm 12/7/2016
của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về 'Đường
chín đoạn', trong đó có việc Việt Nam nên kiện hay đàm phán chủ quyền với Trung
Quốc.
Hôm thứ
năm, 14/7, Giáo sư Ngô
Vĩnh Long, nhà nghiên cứu Việt Nam học và Trung Quốc học từ Đại học
Maine, Hoa Kỳ nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC:
"Trước hết đối với (quần đảo) Hoàng Sa,
tôi đồng ý rằng là vì Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng và giết người, thì
Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và người Việt Nam, nên đem vấn đề này ra trước
công lý quốc tế và cũng nên kiện Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa.
"Không thể đàm phán song phương với
Trung Quốc.
"Đối với vấn đề (quần đảo) Trường Sa,
tôi nghĩ cái gì của nước khác, ở trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, thì mình
nên đàm phán với họ.
"Mình không có thể từ khước phán quyết của
Tòa Trọng tài kinh tế về vấn đề khẳng định đường đặc quyền kinh tế của các nước
ở trong khu vực," sử gia từ Đại học Maine nói với Bàn tròn.
'Mật,
công khai và kiện'
Từ Đại
học George Mason, Giáo sư Nguyễn
Mạnh Hùng, nhà phân tích bang giao quốc tế, bình luận thêm và đồng thời
đưa ra 'tư vấn chiến lược' với Việt Nam, ông nói:
"Tôi thấy đều đồng ý là cái gì liên hệ đến
hai nước thì đàm phán song phương, đó là trường hợp Hoàng Sa. Cái gì liên hệ với
nhiều nước, thì đàm phán đa phương, đó là Trường Sa, người ta áp dụng như vậy.
"Còn về vấn đề Việt Nam nên làm gì, tôi
nghĩ phán quyết đó (Tòa PCA) ít nhất rất lợi cho Việt Nam về phương diện pháp
lý và về phương diện ngoại giao nữa.
"Nó dồn Trung Quốc vào thế bị động, Việt
Nam có thể tiến hành được.
"Nhưng mà trong việc thi hành đó, nó rất
khó khăn chứ không phải dễ. Nó có nhiều điều, chẳng hạn có những cuộc đàm phán
có tính cách mật, hoặc là đàm phán công khai, hoặc đưa ra vụ kiện.
"Về vụ kiện Hoàng Sa, tôi nghĩ là hơi
khó, là bởi vì đó liên quan đến vấn đề chủ quyền, mà chủ quyền thì Tòa Trọng
tài pháp lý (PCA) người ta không có thẩm quyền làm chuyện đó và nhất là ngay cả
tòa án quốc tế cũng không có thẩm quyền, nếu một bên đương sự không chấp nhận,
thì đằng này dĩ nhiên Trung Quốc không chấp nhận.
"Thành ra việc đưa ra kiện, tôi nghĩ là
hơi khó. Nó đòi hỏi Việt Nam phải có những thái độ khác hơn, tôi nghĩ việc dùng
Hoàng Sa, Trường Sa, hai cái liên hệ với nhau có thể dùng được làm đòn bẩy.
"Và trong phán quyết của Tòa án (PCA) vừa
rồi có nói là vì vùng Scarborough Shoal (Bãi cạn Scarborough) thuộc vào vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, cho nên Trung Quốc đã vi phạm vào quyền
đánh cá truyền thống của Philippines.
"Lâu nay, khi Việt Nam đánh cá ở vùng
Hoàng Sa mà bị Trung Quốc áp đặt, Việt Nam cũng nói đó là vùng đánh cá truyền
thống của Việt Nam, cái đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam có thể đưa
ra trước công luận quốc tế," nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC.
Tại sao lại nguy hiểm?
Trước đó,
từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) tại Hà Nội, Phó
Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện
trưởng, cho rằng việc Việt Nam đàm phán song phương với Trung Quốc về chủ quyền
trên quần đảo Hoàng Sa là rất nguy hiểm, khi ông phản biện quan điểm của nhà
nghiên cứu chính trị, Tiến sỹ Vũ Cao Phan từ Đại học Bình Dương.
Trao đổi
lại với luật gia Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng, Ban Biên giới Chính phủ
Việt Nam, ông Vũ Cao
Phan nói:
"Tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao
tác giả vừa rồi lại nói là chuyện đàm phán với Hoàng Sa vừa rồi là rất nguy hiểm,
và ông ấy lại nói là phải đưa bên thứ ba. Bên thứ ba, rõ ràng theo Tòa án Quốc
tế, Unclos, không bao giờ phán xử về việc tranh chấp chủ quyền cả, không thể
đưa ra bên thứ ba được, Việt Nam khẳng định Hoàng Sa là của mình, Trung Quốc họ
cũng nói như thế.
"Thế thì ta đàm phán, ta (Việt Nam) có
chứng cứ đặt lên bàn, họ có chứng cứ họ đặt lên bàn, xem ai là chứng cứ chính
xác, đơn giản như thế thôi, rõ ràng đây là việc của song phương, thì phải đàm
phán song phương và tôi thấy điều đó là rất đúng.
"Nếu mà gọi chuyện đó là nguy hiểm, thì
tôi không hiểu là như thế nào cả và nhất là ông ấy lại bảo là đưa ra một bên thứ
ba để phán quyết, thì Trung Quốc lại càng không chấp nhận chuyện đó. Ta biết rằng
là vừa rồi Trung Quốc không đồng ý với Tòa án này (PCA), chủ yếu là họ lo rằng
Tòa án này sẽ phân xử về mặt chủ quyền," Tiến sỹ Vũ Cao Phan nêu quan điểm.
Trước
đó, ông Hoàng Ngọc Giao nói bình luận
với Bàn tròn về quan điểm Việt Nam nên bắt tay ngay 'đàm phán song phương' với
Trung Quốc về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, ông nói:
"Tôi đề nghị tác giả xem lại câu chuyện
này, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận chuyện đó và có thể chúng ta không bao
giờ đàm phán được, bởi vì về mặt hồ sơ lịch sử, pháp lý, Hoàng Sa đã khẳng định
là của Việt Nam, điều đó rất rõ, bây giờ chỉ có chuyện thẩm quyền bên thứ ba là
cơ quan tài phán quyết định việc này. Chứ không thể nào mà đi đàm phán với một
người mà xâm chiếm của người khác, sau đó mà lại đi đàm phán với họ được, quan
điểm này rất sai lầm" nguyên Phó Vụ trưởng, Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam,
ông Hoàng Ngọc Giao, nêu quan điểm.
Ai có lý, thế nào?
Bình luận
với BBC ngay sau cuộc Tọa đàm hôm 14/7 với các ý kiến thảo luận, tranh luận được
đưa ra, một nhà nghiên cứu và tư vấn
chính trị cho Chính phủ và một số cơ quan Đảng của Việt Nam, đưa ra nhận
xét:
"Tôi có chú ý xem Tọa đàm của BBC về hậu
phán quyết của Tòa PCA, tôi thấy nói được nhất là ông Hoàng Ngọc Giao," ý kiến không muốn tiết
lộ danh tính này nói.
"Ông Vũ Cao Phan đề xuất đàm phán song
phương với Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa là không đúng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng
phân loại Hoàng Sa vào đàm phán song phương cũng không đúng.
"Ông Ngô Vĩnh Long thì luôn đúng vì ông ấy
nói ở tầm chính trị mà không đả động đến chuyện pháp lý về biển. Vì sao ông
Phan và ông Hùng không đúng? Vì theo tôi, Trung Quốc sau khi chiếm Hoàng Sa,
luôn khẳng định đó là chủ quyền của Trung Quốc, không bàn cãi, không có vấn đề
gì khác, không bao giờ có đàm phán song phương với Việt Nam.
"Việt Nam đã nhiều lần đề nghị đàm phán
song phương về Hoàng Sa, nhưng Trung Quốc đã bác bỏ. Chính phủ Việt Nam, theo
tôi, hoàn toàn hiểu rằng khả năng đàm phán song phương gần như bằng không. Nên
bấy lâu nay, không thấy nói đến nữa, mà có lẽ họ chuẩn bị cách khác.
"Trung Quốc chỉ nhắc Việt Nam về việc
đàm phán song phương về quần đảo Trường Sa. Nhưng Việt Nam hiểu rằng không thể
đàm phán song phương riêng với Trung Quốc vì Trường Sa có các vấn đề đa phương
và quốc tế.
"Ông Nguyễn Mạnh Hùng đúng ở chỗ rằng
Tòa Trọng tài Thường trực PCA không có thẩm quyền xử lý vấn đề chủ quyền. Hồ sơ
Hoàng Sa, thì ngay cả Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cũng rất khó xử lý. Theo tôi
biết, thì Việt Nam đã tiếp xúc với ICJ nhiều lần.
"Mặt khác, giả sử Trung Quốc đồng ý đàm
phán song phương về Hoàng Sa, thì vẫn không ổn, vì Đài Loan cũng có tuyên bố chủ
quyền ở Hoàng Sa. Tôi hiểu rằng chính phủ Việt Nam có lẽ đang cân nhắc các khả
năng, sau phán quyết của Tòa PCA và Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn. Tôi muốn nhấn
mạnh ở đây là vấn đề là Mỹ sẽ tính toán và hành động thế nào?," nhà tư vấn chính trị
này đưa ra nhận định.
Về dự báo trước mắt
Hôm thứ
Năm, nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen
Wu), cây bút phân tích thời sự, chính trị quốc tế và Trung Quốc tại BBC World
Service nói với Bàn tròn Biển đông hậu phán quyết PCA về khả năng điều chỉnh,
thay đổi chính sách và chiến lược của Trung Quốc trước mắt, cũng như trong
trung và dài hạn ở Biển Đông, mà nước này gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Bà nói:
"Tôi nghĩ Trung Quốc bị dồn vào một góc
rất khó khăn sau phán quyết này, mặc dù nước này đã tảng lờ quyền lực của Tòa
Trọng tài Thường trực và như đã nói là Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết.
"Nhưng Trung Quốc đã nói và tránh chấp
nhận phán quyết và cũng như điều chỉnh các hành động, dù Mỹ đã lên tiếng,
Philippines cũng đã nói hôm nay (14/7) và Nhật Bản cũng vậy.
"Do đó trong ngắn hạn tôi nghi ngờ rằng
Trung Quốc sẽ cần một giai đoạn khá dài để cân nhắc, suy nghĩ, có nghĩa là với
chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Ngày hôm qua (13/7), ngay khi phán quyết
được công bố, Trung Quốc đã thử hai chuyến bay thương mại tới một trong các đảo
trên Trường Sa mà Trung Quốc đã cải tạo.
"Điều đấy cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục
những hoạt động mà Tòa Trọng tài Thường trực phán quyết là bất hợp pháp.
"Do đó trong ngắn hạn, tôi nghi ngờ là
Trung Quốc sẽ suy nghĩ lại và không có gì sẽ xảy ra và họ sẽ nói là phán quyết
này sẽ không ảnh hưởng trên bất cứ phương thức nào sự quyết tâm của Trung Quốc
để bảo vệ chủ quyền."
Trung hạn và dài hạn
Còn về
trung và dài hạn, nhà báo Ngô Ngọc Văn
nói tiếp về khả năng với chính sách, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc:
"Tôi không nghĩ là họ sẽ bỏ đi chiến lược
dài hạn của họ, Biển Đông là một vấn đề rất quan trọng, nhưng nó không phải là
vấn đề duy nhất mà sẽ quyết định mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia
láng giềng Đông Nam Á.
Ví dụ, với Philippines, một số hành động của
Trung Quốc có thể sẽ tùy thuộc vào hành động tiếp theo của Philippines. Tôi muốn
nói một số quan chức chính phủ, thậm chí tân Tổng thống có nói rằng Philippines
mong muốn đàm phán với Trung Quốc, nếu họ thắng vụ kiện, mà đã được chứng minh.
"Ngoại trưởng Philippines cũng nói họ muốn
giải quyết hòa bình thông qua đàm phán và đối thoại, do đó có thể không ngay lập
tức, nhưng trong trung, dài hạn, có thể có một số đàm phán về việc gì có thể
làm.
"Và ghi nhớ rằng cách đây hai thập niên,
Trung Quốc đã có chính sách về Biển Đông, có nghĩa là chúng ta đặt sang bên cạnh
sự khác biệt và cùng khai thác chung ở vùng rất giàu có này về dầu khí và tài
nguyên thiên nhiên, và tất cả mọi người đều có thể hưởng lợi.
"Đó là một chiến lược mà Trung Quốc đôi
lúc tuân thủ, nhưng gần đây họ đã từ bỏ và nhấn mạnh khẳng định về chủ quyền đã
tuyên bố, do đó trong tương lai, có thể Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ về đâu là
tiếp cận tốt nhất cho lợi ích của Trung Quốc và quan hệ với các nước láng giềng,
tất nhiên một số chủ thể khác cũng rất quan trọng, Asean là một bên.
"Asean đã bị đặt vào một vị trí khá khó
khăn, bởi vì một số nước trong khối như Campuchia, Lào không muốn làm mếch lòng
Trung Quốc, họ sẽ không cùng với một ố nước khác lên án Trung Quốc.
"Và rồi chúng ta có một chủ thể rất quan
trọng, đó là Hoa Kỳ, hôm nay Hoa Kỳ phát biểu một ý đại ý nói phán quyết đã ở
đó, thì cần phải có cưỡng hành (enforcement), chúng ta đều biết rằng Tòa Trọng
tài Thường trực The Hague tự nó không có phương tiện nào để cưỡng hành phán quyết,
Tòa chỉ đưa ra phán quyết mà thôi.
"Do đó, phán quyết sẽ được thực thi thế
nào, Hoa Kỳ dường như đang nói: Hãy xem cần phải có thực thi phán quyết và có vẻ
như Hoa Kỳ không ngần ngại nhúng tay vào việc này.
"Do đó Trung Quốc sẽ phải thực sự đàm
phán với tất cả các chủ thể, các bên liên quan này để có thể tìm được một giải
pháp hòa bình, bởi vì nếu không, sẽ có thể xảy ra một số xung đột khi
Philippines nghĩ anh (Trung Quốc) đang xâm phạm lãnh hải của tôi và họ muốn
khai thác nguồn lực của họ, và Trung Quốc cũng muốn làm tương tự, trong cùng một
khu vực, do đó sẽ xảy ra những xung đột mà chẳng ai muốn thấy," nhà báo Ngô Ngọc Văn
của BBC World Service nói với bàn tròn.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment