Monday 18 July 2016

TIẾP THEO THẤT BẠI PHÁP LÝ CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG SẼ LÀ GÌ ? (Bill Hayton, Nikkei Asian Review)







Bill Hayton, Nikkei Asian Review
Song Phan, Basamnews
Posted on Jul 19, 2016

Trung Quốc vừa bị một thất bại pháp lý đầy choáng váng và Philippines giành được một chiến thắng pháp lý cũng đầy ấn tượng đối với các yêu sách biển – nhưng ngoài biển Đông chẳng có gì thay đổi. Trung Quốc vẫn tiếp tục xây đảo nhân tạo mới và không nước nào từ bỏ chủ quyền đối với các rạn san hô, rạn đá tranh chấp. Tuy nhiên, không có dấu hiệu của bất kỳ phản ứng thực sự nào từ các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đối với phán quyết hôm thứ Ba của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague rằng một số yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông không có cơ sở pháp lý. Nhưng tàu sân bay USS Ronald Reagan chạy công khai qua khu vực này chỉ để kiểm nghiệm. Ít nhất có thể nói, đó là một tình trạng mong manh. Có thể giữ được trong bao lâu?

Một phần của đường băng Subi Reef © CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Globe/Handout via Reuters

Phản ứng chính thức của Trung Quốc đối với quyết định của tòa thật ầm ĩ kéo dài trong hai tháng qua. Ngay sau khi có tin này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc long trọng tuyên bố rằng phán quyết là “vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc. Trung Quốc không chấp nhận và cũng không thừa nhận nó”. Điều này đúng như dự kiến. Điều quan trọng là không leo thang lớn giọng; Bắc Kinh chỉ lặp đi lặp lại các lời lẽ chuẩn có sẵn đã được in trong hàng chục trang bình luận của người đọc (op-eds) và quảng cáo có trả tiền trên các tờ báo khắp thế giới. Điều này dường như là giới hạn của phản ứng của Trung Quốc hiện giờ.

Điều đáng ghi nhớ là đối với Trung Quốc để tuân thủ các nội dung chính của phán quyết, tất cả những gì họ phải làm là – chẳng làm gì cả. Họ không phải tháo dỡ bất kỳ đảo nhân tạo nào hoặc huỷ bỏ bất kỳ bản đồ nào. Tất cả những gì họ phải làm là không cấp phép thăm dò dầu hoặc xử phạt các đội tàu đánh bắt cá không đúng nơi. Không ai mong đợi Trung Quốc sẽ công khai từ bỏ yêu sách của họ đối với các thể địa lý biển. Vụ kiện của Philippines không phải là điều đó, dù mọi thứ Bắc Kinh nói là về chủ quyền.

Trên thực tế, chúng ta đã thấy có những thay đổi trong hành vi của Bắc Kinh ở biển Đông. Các thay đổi đó bắt đầu hai năm trước đây do hậu quả của quyết định tai hại về việc khoan dầu ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Công luận trái chiều mà Trung Quốc phải chịu đựng lúc đó và tác động tiếp theo về ngoại giao khu vực dường như đã buộc các cấp cao của Đảng Cộng sản phải suy nghĩ lại. Kể từ đó, không có vụ thăm dò dầu nào bên phía Việt Nam của đường “nửa chừng” danh nghĩa giữa bờ biển của hai nước. Cũng không có được vụ thăm dò dầu nào trong vùng đặc quyền kinh tế do Philippines, Malaysia hay Indonesia tuyên bố.

Đúng là tàu đánh cá Trung Quốc đã quyết đoán hơn trước đây rất nhiều, nhưng tình hình này có thể thay đổi. Một số sự cố gần đây đã gây ra một phản ứng giận dữ từ Indonesia, họ đã tiến hành củng cố quân đội trú đóng tại quần đảo Natuna để phản ứng. Các nhà chính trị ở Jakarta ngày càng trở nên trực tiếp trong việc chỉ trích các hoạt động đánh cá của Trung Quốc. Phán quyết của tòa án, thẳng thừng nêu rằng “đường chữ U” của Trung Quốc không có giá trị pháp lý theo luật pháp quốc tế, sẽ làm Jakarta vững tâm hơn. Bắc Kinh sẽ phải tự hỏi chính mình liệu có muốn tiếp tục khiêu khích nước Đông Nam Á lớn nhất này thêm nữa hay không, hoặc kiềm chế các đội tàu đánh cá của mình vì lợi ích rộng lớn hơn về quan hệ trong khu vực.

Tranh chấp và tranh chấp
Điều quan trọng là hãy nhớ rằng có hai loại tranh chấp ở biển Đông. Có các tranh chấp về các rạn san hô và đá và có những tranh chấp về các vùng biển ở giữa các rạn san hô và đá đó. Quyết định của tòa hôm thứ Ba chỉ là về loại tranh chấp thứ hai, không nói gì về loại tranh chấp thứ nhất. Kết quả là, Trung Quốc và các bên tranh chấp khác, có thể tiếp tục tin vào sức mạnh của yêu sách  chủ quyền của họ, bất chấp quyết định ở The Hague.

Có lẽ điều này cho chúng ta một đầu mối về lối thoát ra khỏi thất bại này của Trung Quốc. Bằng cách công khai và liên tục viện dẫn “chủ quyền” khi họ phản ứng với vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh đã chuyển hướng sự chú ý khỏi vấn đề đang thực sự được xem xét – các quyền mà các nước được hưởng trong khu vực biển giữa các rạn san hô và đá. Trung Quốc càng nói nhiều về chủ quyền của các thể địa lý này thì các nước trong khu vực càng có có thể nhẹ bớt lo. Điều đó sẽ gợi ra rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị để sống với phán quyết của tòa án.

Bước tiếp theo cho khu vực Đông Nam Á
Các nước Đông Nam Á cần phải làm gì để đáp lại phán quyết? Có lẽ lộ trình tốt nhất cho họ là không làm gì cả. Điều này có thể khó khăn. Một động lực lớn cho vụ kiện Philippines là tìm nguồn cung cấp năng lượng thay thế. Mỏ khí Malampaya, cung cấp điện cho một phần ba đảo Luzon, kể cả Manila, đang sắp cạn. Nước này cần cái thay thế nó. Một giải pháp nằm trong mỏ khí đốt tự nhiên to lớn thuộc bãi Cỏ Rong, một núi phẳng ngầm rộng lớn trong vùng biển tranh chấp, nhưng một nỗ lực nhanh chóng khoan mỏ gần như chắc chắn kích động phản ứng của Trung Quốc. Có lẽ tốt hơn nên tìm một giải pháp “cùng thắng (win-win)”. Trong thời gian trước mắt, cứ để khí đốt trong lòng đất và khuyến khích đầu tư của Trung Quốc vào năng lượng mặt trời thay vào, chẳng hạn.

Hoa Kỳ dường như cũng ủng hộ điều này. Chuyên gia giải quyết rắc rối châu Á của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Kristie Kenney, đang ở Manila khi phán quyết công bố. Thông điệp mà bà công khai đưa ra cho chính phủ Philippines mới là tránh đối đầu. Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin Rappler, bà tuyên bố: “Mục tiêu ở đây là một giải pháp ngoại giao cho vấn đề rất phức tạp. Mục tiêu là không sử dụng bạo lực, không được khiêu khích … Chấp nhận phán quyết theo cách thật hoà bình sẽ mở ra cửa cho đối thoại giữa các nước yêu sách, theo tôi nghĩ, đó là mục tiêu”.

Ít có khả năng chúng ta sẽ thấy có bất kỳ rắc rối trong khu vực trước tháng 11. Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu vào ngày 4-5 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ diễn ra tại Lào ngay sau đó. Tháng 10 là cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Về hành động đã qua, Trung Quốc đã cố tránh trở thành vấn đề trong các chiến dịch tranh cử của Mỹ. Nếu khu vực có thể làm được tới mức đó, có lẽ là sự chua chát về sự thất bại này sẽ làm cho Trung Quốc dịu xuống và tất cả các bên có thể cùng thực hiện một khởi đầu mới.






No comments:

Post a Comment

View My Stats