Sunday, 24 July 2016

MỘT HOA KỲ CHIA RẼ (Lê Phan)





Lê Phan
July 23, 2016

Từ khẩu hiệu “Morning in America” của cố Tổng Thống Ronald Reagan đến “Yes, We Can” của Tổng Thống Barack Obama, các cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ đã từ lâu thường là một cuộc tranh cử trong lạc quan và ứng cử viên với thông điệp lạc quan nhất thường thắng.

Năm 2016 là năm mọi sự đảo ngược. Sự bi quan đã bao trùm liên hệ sắc tộc, mà sau vụ bắn cảnh sát da trắng bởi một tay xạ thủ ở Dallas, và các cuộc phản đối Black Lives Matter chống lại bạo động của cảnh sát theo sau các cuộc bắt bớ ở nhiều thành phố, có vẻ đang ngày càng tệ hại. Nó cũng đang bao phủ nền kinh tế. Các chính trị gia từ tả lẫn hữu đều lý luận là chế độ tư bản Hoa Kỳ đã không làm gì được cho những người bình thường vì nó đã bị một giai cấp thống tri lợi dụng. Và tâm trạng tức giận và bực bội đang bao trùm chính trị.

Hoa Kỳ có vấn đề thực, nhưng hình ảnh này là một sự châm biếm không đúng sự thật về một quốc gia mà, theo hầu hết các tiêu chuẩn, đang ngày càng giàu có hơn, hòa bình hơn và ít kỳ thị hơn bao giờ hết. Đe dọa đến từ một người mà đã đóng vai chủ chốt trong việc thúc đẩy sự nổi giận trên toàn quốc, và người mà ở Cleveland đã được Đảng Cộng Hòa giao phó cho việc tranh cử tổng thống. Thắng hay bại vào tháng 11 này, ông Donald Trump đã có khả năng thay đổi Hoa Kỳ để cho trở thành một nơi rối loạn và suy thoái mà ông ta bảo là sự thật của Hoa Kỳ ngày nay.

Sự nghịch lý giữa những lời tuyên bố đầy bi quan và thành tích nổi trội gần đây trong lãnh vực kinh tế. Sự hồi phục của Hoa Kỳ nay đã trở thành cuộc hồi phục dài thứ tư theo lịch sử, thị trường chứng khoán ở mức cao nhất, thất nghiệp ở dưới 5% và lợi tức trung điểm thực sau cùng đã bắt đầu tăng. Có những vấn đề thực sự như bất bình đẳng cao và số phận của những công nhân ít tay nghề bị bỏ rơi bởi toàn cầu hóa. Nhưng những sự việc này đã âm ỉ nhiều năm nay. Nó không thể giải thích sự đột ngột bùng nổ của chính trị Hoa Kỳ.

Về liên hệ sắc tộc quả thực đã có những tiến bộ vượt bậc. Cho đến năm 1995, chỉ một nửa người Mỹ bảo với các nhà thăm dò dư luận là họ chấp thuận hôn nhân ngoại tộc. Nay con số lên đến gần 90%. Hơn một trong mười cuộc hôn nhân là giữa những người khác sắc tộc. Phong trào di dân của những người không da trắng ra khu suburbs đã đưa những Mỹ trắng, đen, Hispanic và Á Châu đến cảnh sống chung, và họ đã sống chung với nhau một cách bình thường. Nhưng mặc dầu vậy, nhiều người Mỹ ngày càng bi quan về sắc tộc. Từ năm 2008 khi Tổng Thống Barack Obama đắc cử, số người Mỹ nói rằng liên hệ giữa da trắng và da đen xuống dốc từ 68% chỉ còn có 47%. Mỉa mai thay, việc một người da đen được bầu lên làm tổng thống, vốn có vẻ như là bằng cớ khó tranh cãi về tiến bộ sắc tộc, đã theo sau bởi ngày càng có nhiều người tin là liên hệ sắc tộc thực sự ngày càng tệ hơn.

Điều gì có thể giải thích được sự tách biệt giữa những chỉ dấu tốt lành và cảm nhận, mà như ông Trump đã không tiếc lời nói là đất nước đang “going down fast.” Các sử gia trong tương lai có thể ghi nhận là từ khoảng năm 2011, các trẻ em da trắng và không da trắng nói chung bằng nhau, nhưng với dân số da trắng đang có triển vọng trở thành thiểu số ở đất nước này vào năm 2045. Nó sẽ là một thay đổi đáng kinh ngạc trong một quốc gia mà thiểu số da trắng gốc Âu Châu đã chiếm từ 80 đến 90% trong suốt 200 năm: từ chính quyền của Tổng Thống George Washington đến Tổng Thống Ronald Reagan.

Bất ổn về dân số đã được củng cố bởi những thế lực phân cực khác. Hai đảng chính đã kết luận là không có bao nhiều trùng hợp giữa các nhóm cử tri bỏ phiếu cho họ, thành ra thành công nằm trong việc làm sao cho bên phe mình càng tức tối, càng nổi giận đến chừng nào càng tốt vì họ sẽ đi bỏ phiếu đông hơn là đối thủ. Cộng thêm vào đó là một ứng cử viên, ông Donald Trump, mà thái độ bắt nạt đã như chọc vào các vết thương và làm tăng cường độ của mọi sự tức giận, khiến chúng ta có một quốc gia mà, mặc cho sức mạnh của nó, đang có nguy cơ tự hạ mình.

Sự thiệt hại sẽ lớn nhất nếu ông ta trở thành tổng thống. Đe dọa của ông xóa bỏ mọi thỏa thuận mậu dịch và buộc các công ty Hoa Kỳ đưa công việc trở lại nước Mỹ có thể là trống rỗng. Ông ta có thể không xây nổi bức tường dọc theo biên giới với Mexicon và trục xuất khoảng 11 triệu người ngoại quốc hiện sống không có quyền pháp định để ở lại Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả nếu ông ta thất bại không giữ nổi những lời hứa khi vận động tranh cử, ông đã làm thiệt hại uy tín của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Và không giữ được những lời hứa đó sẽ làm cho những người ủng hộ ông còn tức tối hơn nữa.

Điều dĩ nhiên là cơn ác mộng cho các chiến lược gia và các lãnh tụ thế giới là triển vọng một ông Trump tổng thống, một người với rất ít khả năng tự chế và một tính tình cực kỳ nóng nảy, sẽ là người có những quyết định đột ngột về an ninh quốc, với quân đội hùng mạnh nhất thế giới cũng như biết được mật mã để tung ra một cuộc tấn công hạt nhân.

Các công ty cá độ nay cho triển vọng ông Trump thắng cử vào khoảng 30%, cũng giống như họ đã tiên đoán triển vọng Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu vậy. Nhưng điều còn đáng sợ hơn nữa, tuy là không hiển hiện vào lúc này, là thiệt hại mà ông Trump sẽ tạo nên ngay cả khi ông ta thất bại. Ông đã vượt mọi biên giới về điều gì được cho phép nói ra trong đối thoại chính trị với những lời về người Mexico, Hồi giáo, phụ nữ, độc tài và ngay cả các đối thủ của ông. Những lời nói này có thể không dễ dàng chìm vào quên lãng. Và lịch sử cho thấy là một ứng cử viên đã nắm lấy quyền kiểm soát một chính đảng với một nghị trình đi ngược lại giá trị truyền thống của đảng này thường rồi sẽ đổi dạng đảng này. Cố Thượng Nghị Sĩ Barry Goldwater đã được điều đó với đảng Cộng Hòa: tuy ông thua ở 44 tiểu bang hồi năm 1964, chỉ vài cuộc bầu cử sau đảng đã sử dụng nghị trình của ông. Ông George McGovern, thành quả còn tệ hơn ông Goldwater, thua 49 tiểu bang trong cuộc bầu cử năm 1972, đã đổi dạng đảng Dân Chủ cũng theo cách đó.

Một bài học của sự thành công cho đến nay của ông Trump là tập hợp cổ truyền của Đảng Cộng Hòa về sự kiên quyết cắt giảm chính quyền và bảo thủ xã hội đã không được cử tri đi bầu sơ bộ hưởng ứng bằng “chủ thuyết Trump,” một tập hợp của chính sách mỵ dân và chính sách bản địa trình bày theo kiểu reality television cho thế kỷ thứ 21 bởi truyền hình và các phương tiện xã hội. Việc ông được đề cử sẽ có thể dẫn đến một ngõ cụt cho đảng Cộng Hòa. Hay là nó cũng có thể chỉ đường cho một tương lai của đảng.

Khi nhận thức về lá phiếu phản đối ủng hộ sự phá hủy hệ thống hiện nay, vốn là điều mà ông Donald Trump đại diện, một số cử tri đã có thái độ, như những người bỏ phiếu ủng hộ Brexit ở Anh Quốc, là họ “không còn gì để mất.” Nhưng, cũng như rồi những người bỏ phiếu ủng hộ Brexit sẽ là những người đầu tiên là nạn nhân của lá phiếu của họ, những người tin vào hình ảnh của Hoa Kỳ mà ông Trump vẽ ra, vốn hoàn toàn khác với hình ảnh thật của một Hoa Kỳ hòa bình, phồn thịnh và mặc những tin tức mới đây hòa hợp hơn bao giờ hết về chủng tộc, “sẽ mất nhiều lắm.” Những cũng như Brexit, một khi lá phiếu đã bỏ thì rút lại không kịp và sẽ có rất nhiều đau khổ vì những lá phiếu phản đối vô trách nhiệm đó.





No comments:

Post a Comment

View My Stats