Tịnh Mộc Thường
Posted
by adminbasam on
17/07/2016
Sau
khi Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế và thắng vụ kiện (1) liên quan
đến tranh chấp trển Biển Đông (hay còn gọi là Biển Nam Trung Hoa). Nhiều người
cho rằng Việt Nam nên làm tương tự, kiện Trung Quốc ra tòa để giải quyết các
xung đột trên Biển Đông (2). Đặc biệt là cựu Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn
Dũng cũng từng đề cập đến giải quyết tranh chấp bằng đấu tranh pháp lý
(3).
Dựa
vào tình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay, kêu gọi hay hi vọng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế chỉ là ảo tưởng. Sau đây là các lí do:
Năm
1958, Ông Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nhiệm kỳ
1955-1976), ra Công Hàm công nhận và tán thành bản tuyên bố về hải phận của
Trung Quốc trên Biển Đông (4). Mặc dù công hàm này không nhắc gì đến tên của
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và chính quyền Việt Nam hiện nay cũng cho rằng
nó không có giá trị pháp lý (5). Nhưng xét trong ngữ cảnh ra đời của Công Hàm
và bản tuyên bố của Trung Quốc (6) đưa ra vào năm 1958 thì Công Hàm này chính
là sự thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển, bao hàm cả quần đảo Hoàng
Sa (Trung Quốc gọi là Xisha). Trước đó, năm 1956 chính phủ Miền Bắc Việt Nam
cũng công nhận rằng trong lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc
(7-8).
Năm
1973, khi Mỹ, đồng minh của Chính phủ VNCH, đã rút lui khỏi Việt Nam (9), thì đầu
năm 1974, Trung Quốc đã tranh thủ đánh cướp Hoàng Sa (8). Lúc này, chính quyền
Miền Bắc không có ý kiến gì về sự việc này. Mãi cho đến sau năm 1975, thì những
người lãnh đạo chính quyền mới lên tiếng về sự việc, cho rằng Hoàng Sa là của
Việt Nam. Nhưng lúc này, mọi việc đã rồi.
Tiếp
theo sau đó là nhiều sự kiện xảy ra trên Biển Đông liên quan đến tranh chấp
lãnh hải và đảo. Năm 1988, Trung Quốc giết hại 64 chiến sĩ và chiếm đảo Gạc Ma
trên quần đảo Trường Sa (10). Theo tướng Lê Mã Lương thì chính ông Lê Đức Anh
(lúc đó là bộ trưởng Bộ Quốc Phòng) ra lệnh không được nổ súng chống trả (11).
Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục đâm chìm tàu thuyền của ngư dân các tỉnh
miền Trung, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Petrovietnam (12). Cao điểm là
Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD-981 vào thềm lục địa của Việt Nam (13), Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước không hề
có ý kiến. Tiếp theo sau đó là lực lượng vũ trang đàn áp biểu tình khi những
người dân trong nước chống Trung Quốc (14).
Sau
hội nghị Thành Đô năm 1990, lãnh đạo ĐCSVN đã loại ông Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi
vị trí Bộ trưởng bộ Ngoại Giao vì ông Thạch không ủng hộ đường lối quỳ gối trước
Trung Quốc (15).
Tất
cả các sự kiện trên cho ta thấy một điều, Nước CHXHCN Việt Nam hiện nay, dưới sự
lãnh đạo của ĐCSVN sẽ không bao giờ kiện Trung Quốc về các tranh chấp trên Biển
Đông. Nói cách khác, hi vọng có vụ kiện này là một ảo tưởng.
Nước
CHXHCN Việt Nam không kiện Trung Quốc không phải vì Nhà Nước này yêu thương
Trung Quốc, mà theo người viết, có một lí do duy nhất: Trung Quốc là chỗ dựa vững
chắc bảo đảm cho ĐCSVN ở vị trí cầm quyền. Và có thể Trung Quốc đang nắm “gót
chân Achilles” của ĐCSVN.
Đảng
Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền trên đất nước này. Dù là không thích, hay
không muốn thì cũng phải nhìn nhận đây là sự thật. ĐCSVN đã và đang phụ thuộc
vào Trung Quốc để duy trì vị trí cầm quyền ở Việt Nam. Nếu không có Trung Quốc,
có thể ĐCSVN đã theo cụ Marx, Lê Nin về với suối vàng sau khi Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ.
Ở
trong nước, ĐCSVN dựa vào lực lượng vũ trang để tiếp tục cầm quyền. Mà thực tế
là giữa ĐCSVN và các lực lượng vũ trang có quan hệ cộng sinh, tức là cùng chia
chác của cải và quyền lực. Lực lượng vũ trang giúp ĐCSVN giữ vị trí cầm quyền bằng
bạo lực, đổi lại, ĐCSVN sẽ có nhiều ưu tiên về của cải và quyền lực cho lực lượng
vũ trang.
Tóm
lại, ĐCSVN có hai chỗ dựa quan trọng có tính quyết định để họ tiếp tục cầm quyền,
đó là lực lượng vũ trang trong nước và Trung Quốc. Nhà Nước CHXHCN Việt Nam, mà
thực chất là ĐCSVN, họ không thể kiện Trung Quốc ra tòa. Vì như vậy là tự cắt cổ
mình. Hình sau đây cho thấy, đảng viên ĐCSVN chiếm đa số trong Quốc Hội qua nhiều
năm và không có xu hướng giảm. Đó là lí do vì sao, Quốc Hội chỉ biết câm trước
bao nhiêu sự việc quan trọng liên quan đến toàn vẹn lãnh hải trên Biển Đông.
Ảnh:
Đại biểu quốc hội là đảng viên của ĐCSVN chiếm đa số trong tổng số đại biểu Quốc
Hôi qua các khóa, từ khóa I (bầu cử tháng 1/1946) cho đến khóa XIV (bầu cử
06/2016). Quốc Hôi khóa VI nhiệm kỳ 1976-1981.
Vì
vậy, sẽ là ảo tưởng khi nghĩ rằng lãnh đạo Đảng Cộng sản VN dám kiện Trung Quốc
khi họ còn đang cầm quyền. Hãy nghĩ tới những giải pháp khác, khả thi hơn.
_____
Tham
khảo (tất
cả đều được truy cập ngày 16 tháng 07 năm 2016):
1.
PCA
Press Release: The South China Sea Arbitration (The Republic of the Philippines
v. The People’s Republic of China). Theo https://pca-cpa.org/en/news.
2.
Chọn
thời điểm kiện Trung Quốc. Theo http://www.nld.com.vn
3.
Thủ
tướng: Việt Nam cân nhắc đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền. Theo http://www.nld.com.vn
4.
Công
hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Theohttps://vi.wikipedia.org/wiki
5.
Việt
Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị. Theo http://www.vi.rfi.fr
6.
Declaration
ò the government ò the People’s Republic of China on China’s teritorial
sea. https://www.documentcloud.org
7.
Diplomacy
on the Rocks: China and Other Claimants in the South China Sea. Remarks at a
Seminar of the Watson Institute for International Studies, Brown University.
Theohttp://www.mepc.org
8.
Battle_of_the_Paracel_Islands.
Theohttps://en.wikipedia.org/wiki
9.
Vietnam
War. Theo https://en.wikipedia.org/wiki/.
10.
Johnson
South Reef Skirmish. Theo https://en.wikipedia.org
11.
Ai
ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?.Theohttp://www.rfa.org
12.
Tàu
cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02. Theohttp://www.tuoitre.vn
13.
Vụ
hạ giàn khoan Hải Dương 981.https://vi.wikipedia.org/wiki
14.
Biểu
tình phản đối Trung Quốc tại Việt Nam 2014. Theohttps://vi.wikipedia.org/wiki
15.
Nguyễn
Cơ Thạch. Theo https://vi.wikipedia.org/wiki
No comments:
Post a Comment