Christopher R. Hill - Project Syndicate
Dịch
giả: Đỗ Kim Thêm
Posted
by adminbasam on
12/07/2016
Lời
người dịch:Christopher
R. Hill kết luận là, tương lai của mối quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Hàn sẽ
được Trung Quốc đơn phương quyết định, không phải là do cộng đồng quốc tế. Lý
giải này cũng đúng cho mối quan hệ Hoa-Việt. Để tránh tình trạng này và định
hình cho chính sách ngoại giao Hoa-Việt ổn định, hỗ trợ cho hoà bình và thịnh
vượng, Việt Nam cần có các nhận thức mới.
Hiện
tình của Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất
ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo Việt
Nam đặt quyền lợi của Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân
tộc. Sự hợp tác về một chính sách ngoại giao tương kính là bất khả thi, vì
Trung Quốc không bao giờ xem Việt Nam là một người bạn đối tác đích thực bình đẳng,
mà chỉ có trong ngôn ngữ ngoại giao bóng bẩy. Do đó, thái độ hèn với giặc và ác
với dân làm ô danh đất nước trong cộng đồng quốc tế.
Liên
minh Quân sự Mỹ-Việt cũng sẽ không có phép lạ để giải quyết mọi bế tắc hiện
nay khi lãnh đạo Việt Nam còn tiếp tục mang tinh thần nô lệ tự nguyện với Trung
Quốc. Họ phải can đảm hơn để giải quyết các vấn đề từ Mật ước Thành Đô cho đến
các thiệt hại tài nguyên và môi trường đối với dân chúng một cách trực tiếp và
minh bạch.
Hơn
lúc nào hết, toàn dân cần khởi động một trào lưu nhận thức chung về nguy cơ của
dân tộc, tìm lại nguyện vọng trung thực, đồng thuận về chính trị, và quyết tâm
chuyển hướng. Tinh thần dấn thân bất bạo động để thể hiện quyền dân tộc tự
quyết của toàn dân sẽ giúp lãnh đạo chuyển hóa một chính sách ngoại giao Hoa-Việt
trong an hoà.
***
Đây
là thời điểm khó khăn đối với Trung Quốc. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng GDP với
tỷ lệ hai con số, tình trạng suy thoái hiện nay cho thấy hệ thống kinh tế đang
lâm vào cảnh bất ổn. Trước đây nền kinh tế Trung Quốc đã từng được ca ngợi là một
mô hình phát triển, hiện nay có vẻ xơ cứng và cồng kềnh. Công chúng Trung Quốc
đang ngày càng không yên tâm và đặt câu hỏi về khả năng của chính quyền trong lời
hứa chính thức là kỳ tích kinh tế của đất nước sẽ còn tiếp tục. Nhiều người
Trung Quốc lo sợ rằng “Trung Quốc mộng” có thể chỉ là một giấc mơ.
Trung
Quốc không thể cải tổ các vấn đề kinh tế chỉ bằng cách kết hợp đúng đắn của đòn
bẩy về chính sách hiện hành. Thay vào đó, họ phải bắt tay vào một tiến trình về
cải cách và đổi mới mở rộng và sâu sắc hơn; và họ phải sẵn sàng nuốt viên thuốc
đắng để hy sinh tăng trưởng ngắn hạn chậm hơn vì lợi ích của những mục tiêu dài
hạn.
Đồng
thời, một nỗ lực cải cách rộng lớn không thể được tiến hành chỉ thuần do các
quyết định kinh tế. Trung Quốc cũng phải san bằng các cách biệt giữa những gì
mà Trung Quốc muốn được thế giới cảm nhận và những gì mà thế giới nhận thức thực
sự về Trung Quốc. Trung Quốc nên rút tỉa các bài học kinh tế và nhận ra rằng
nhiều hành động và liên kết trên chính trường thế giới đem lại những rủi ro
nghiêm trọng đến thanh danh của Trung Quốc – và đang lao xuống tận đáy.
Ví
dụ như ta hãy xem quan điểm của quan sát viên quốc tế về các sự phát triển
trong vùng biển Hoa Nam (biển Đông). Rõ ràng là Trung Quốc bắt nạt các nước
láng giềng phía nam bằng cách sử dụng các thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” đang bị
đe dọa (trong việc theo đuổi những gì mà một quốc gia sẽ dựa vào đó để sử dụng
vũ lực) để có nhiều cách của họ trong các tranh chấp khác nhau. Tuy nhiên, khi
nghe các lập luận này từ các quan chức Trung Quốc, thì Trung Quốc là một đối
tác bị gây hại trong khu vực. Họ lập luận là họ đã kiềm chế trong đội tàu đánh
cá để tránh sự cố với người Việt Nam, họ chỉ thấy ngư dân Việt cáo buộc họ mạnh
mẽ về vùng lãnh hải mà họ mất đặc quyền.
Hiển
nhiên là Trung Quốc có sức mạnh để đẩy lui người Việt nam, Philippines, Malaysia,
Indonesia và hầu như bất cứ ai khác chọn cách đương đầu với họ. Các nước Đông
Nam Á thể hiện một phần nhỏ trong khuôn khổ và sự thịnh vượng của Trung Quốc.
Nhưng liệu hành vi này làm cho Trung Quốc mạnh hơn trong khu vực không? Phương
sách của thế kỷ XIX để theo đuổi lợi ích kinh tế có biện minh cho sự thù địch
đang diễn ra với các lân quốc không? Rốt cuộc, các dân tộc Đông Nam Á sẽ là các
láng giềng của Trung Quốc đối với phần còn lại của lịch sử; trong khi vũ khí của
họ có thể là ít, nhưng ký ức của họ chắc chắn là không.
Nhiều
người Trung Quốc thực sự tin rằng họ đang bị chỉ trích không công bằng vì sự
kiên quyết mới của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng niềm tin này không là lời
khuyên có giá trị vì cái giá phải trả là bất kỳ người nào khác sẽ mất tin tưởng
và lên án. Đây là một sự thật cơ bản trong xã hội mà hầu hết mọi người đều biết
từ trong cuộc sống cá nhân: Hạnh phúc và hài hòa là quan trọng hơn nhiều so với
sự thoải mái trống rỗng khi được thuyết phục là có lý.
Ngoài
khu vực Đông Nam Á, không nơi nào trên thế giới mà thanh danh của Trung Quốc có
phần nhiều hơn như tại bán đảo Triều Tiên. Ở miền Nam, Cộng hoà Hàn Quốc đã trở
thành một quốc gia hiện đại, sôi động, và tinh tế về văn hóa, họ được ngưỡng mộ
trên toàn thế giới và họ giải quyết các vấn đề một cách trực tiếp và minh bạch.
Ở miền Bắc là một đất nước có thể được mô tả tốt nhất như là một trại tù, điều
hành bởi một nhà lãnh đạo chuyên chế di truyền mà chế độ – nếu mô tả một cách lịch
sự nhất đó là một loại sùng bái – đang theo đuổi một trào lưu không ngừng phát
triển các loại vũ khí hủy diệt đại chúng. Xuất khẩu chính của họ là chuyện khôi
hài đen do hệ thống chính trị tạo ra, người tị nạn, và tuyên bố của các chủ
trương ngoại lệ mà nước Mỹ xấu hổ. Và Trung Quốc là đồng minh thực sự, mặc dù họ
ngày càng cảnh giác.
Nói
cho công bằng, thì quyền lợi của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên là phức tạp
hơn so với cách thường được mô tả ở phương Tây. Đối với Trung Quốc, Bắc Triều
Tiên không phải là chính sách đối ngoại có quá nhiều vấn đề như các vấn đề đa dạng
có ảnh hưởng trong các tranh luận nội bộ của Trung Quốc mà nó biểu hiện trong
tiến tình tương lai.
Sự
sụp đổ của Bắc Triều Tiên và triển vọng thống nhất đất nước với Cộng hoà Hàn quốc
sẽ có ý nghĩa gì đối với lợi ích an ninh của Trung Quốc, và trong sự nhận thức
về những lợi ích này? Trung Quốc chịu hậu quả gì khi mất đi một “đối tác” lịch
sử (hiện nay nhiều người Trung Quốc sẽ nổi giận với sự mô tả như vậy), và có khả
năng gì khi tăng cường cho đối thủ, đối với hệ thống chính trị của Trung Quốc
hoặc chính sách đối ngoại? Một điều dường như chắc chắn: tương lai của mối quan
hệ trong di sản với Bắc Triều Tiên sẽ được quyết định bởi chính người Trung Quốc,
không phải bởi cộng đồng quốc tế.
Tuy
nhiên, cân nhắc các điều kiện của bán đảo Triều Tiên đem lại Trung Quốc một cơ
hội lý tưởng để bắt đầu xem lại các lợi ích lâu dài của họ. Hơn bất cứ nơi nào
khác, ở đây là vấn đề là Trung Quốc có thể tự liên kết theo một trào lưu tư duy
quốc tế và bắt đầu để thu hẹp khoảng cách sự dị biệt về thế giới quan của cộng
đồng quốc tế và Trung Quốc.
***
Christopher
R. Hill,
cựu Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Đông Á, Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc,
Macedonia, và Ba Lan, Đặc sứ của Mỹ tại Kosovo, nhà thương thuyết của Hiệp Định
Dayton, và Trưởng Đoàn thương thuyết Mỹ với Bắc Triều Tiên 2005-2009. Ông hiện
là Khoa trưởng của trường Korbel School of International Studies, Đại học
Denver và là tác giả của Outpost.
No comments:
Post a Comment