Thanh
Phong
VienDongDaily.Com
- 09/07/2016
Chiến
thắng An Lộc không chỉ do các chiến sĩ 81 Biệt Cách Dù mà do tất cả các chiến
sĩ Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Không Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh.... Tất
cả họ là những anh hùng làm nên chiến thắng An Lộc (ĐT. Phan Văn Huấn)
*
WESTMINSTER
- Khoảng 800 Quân, Dân, Cán, Chính VNCH trong đó có một số vị chỉ huy và các
chiến hữu từng tham chiến tại mặt trận An Lộc, Bình Long, một số cố vấn Hoa Kỳ
đã đến tham dự buổi Dạ Hội Ghi Dấu 44 Năm Chiến Thắng An Lộc, được tổ chức vào
tối thứ Sáu, ngày 8 tháng 7, 2016 tại Seafood Palace Restaurant, 6731
Westminster Ave # 122 Westminster, CA 92683.
Phía trước cửa nhà hàng có trưng bày một chiếc trực thăng mang phù hiệu 01 sao của cố Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Nhựt và một dãy xe Jeep quân đội do CLB xe Jeep QL/VNCH trang bị như thời chiến trước 1975.
Phía trước cửa nhà hàng có trưng bày một chiếc trực thăng mang phù hiệu 01 sao của cố Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Nhựt và một dãy xe Jeep quân đội do CLB xe Jeep QL/VNCH trang bị như thời chiến trước 1975.
BS Nha Khoa Lý Văn Quý, nhà truyền thông Như Hảo, ông Bùi Quốc Hùng và phi công Đào Anh Tuấn điều hợp chương trình. HQ Trung Úy Đinh Quang Truật điều khiển lễ chào cờ Mỹ Việt và phút mặc niệm. Chủ tịch An Lộc Foundation, văn, thi sĩ Quốc Nam đọc diễn văn khai mạc.
Nhà
văn Quốc Nam (cầm micro) giới thiệu đại diện các binh chủng lên niệm hương trước
bàn thờ, trong đó có hai nữ lưu là bà quả phụ Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt và
Trung Tá KQ Nguyễn Thị Hạnh Nhơn tại dạ hội đêm thứ Sáu ở Westminster. (Thanh
Phong/ Viễn Đông)
Sau
khi ngỏ lời chào mừng và cảm tạ quan khách, quý niên trưởng trong QL/VNCH cũng
như qúy thân hữu, các cơ quan truyền thông và đồng hương, nhà văn Quốc Nam cho
biết, mục đích của Dạ Hội tối nay là để Truy Điệu các chiến sĩ đã hy sinh tại
An Lộc, tri ân các chiến sĩ QL/VNCH, đặc biệt các chiến sĩ từng tham chiến tại
mặt trận An Lộc, đồng thời gây quỹ để dịch và xuất bản cuốn “Chiến Sử Trận Bình
Long” sang Anh ngữ, vì theo ông, trận Bình Long đã hơn tất cả các trận chiến từ
năm 1930 đến nay.
Nhà văn quân đội Quốc Nam nói, trận Điện Biên Phủ 55 ngày đêm mà Việt cộng rêu rao chiến thắng Pháp, thực ra là Hồng quân Trung Cộng sang đánh giúp nên chiến thắng Điện Biên là một sự lừa dối dư luận; Chiến thắng Khe Sanh với 77 ngày đêm với 6,000 TQLC Hoa Kỳ trấn thủ, tuy thắng nhưng sau đó vẫn phải rút và bỏ luôn căn cứ.
Nhưng trận An Lộc, địch quân cộng sản đông gấp bốn lần quân Việt Nam Cộng Hòa, chúng tung tất cả phương tiện quân sự, vũ khí tối tân nhất kể cả xe tăng nhưng đã bị đẩy lùi và để lại chiến trường trên 35 ngàn bộ đội, trong khi phía VNCH chúng ta có 12,358 chiến sĩ hy sinh và bảo tồn được thị xã nhỏ bé An Lộc. Do đó, trận An Lộc phải được đưa vào chiến sử thế giới để mọi người biết tinh thần chiến đấu dũng cảm của QL/VNCH. Vì vậy mà trong Dạ Hội này có phần gây quỹ để làm việc đó.
Tiếp nối là lời phát biểu của niên trưởng Nguyễn Ngọc Ánh, Phụ Tá Hành Quân cho Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III đặc trách chiến trường An Lộc và Ngoại Biên. Niên trưởng Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Tỉnh trưởng kiêm tiểu Khu Trưởng Bình Tuy đã kể lại chi tiết trận đánh (Viễn Đông đã đề cập một phần trong số báo ra ngày thứ Bảy, 8 tháng 7, 2016).
Cựu Đại Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Đơn vị đã được nhắc đến trong hai câu thơ bất hủ: “An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích – Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân.”
Vị chỉ huy trưởng đơn vị tinh nhuệ này đã không công nhận chiến thắng An Lộc chỉ do Biệt Cách 81 Dù mà do tất cả các đơn vị tham chiến, kể cả anh em bên Tiểu Khu Bình Long và Địa Phương Quân. Tất cả họ là những anh hùng làm nên chiến thắng An Lộc.
Sau lời phát biểu của Đại Tá Phan Văn Huấn, không khí trong nhà hàng như trận chiến đang diễn ra với âm thanh của những tiếng đạn nổ kinh hoàng, đủ các loại súng thi nhau nhả đạn, rồi danh tánh các chiến sĩ tham chiến tại An Lộc đang có mặt trong nhà hàng được xướng danh với tất cả sự ngưỡng mộ của mọi người.
Sau đó, không khí sôi động của chiến tranh ngưng bặt để nhường cho tiếng kèn truy điệu cùng những lời trong bài văn tế thật não lòng! Trong lúc đó, đại diện các binh chủng đứng trước bàn thờ thắp hương cúi đầu cầu nguyện cho anh linh các chiến sĩ đã vị quốc vong thân, trong đó có bà quả phụ Tướng Trần Văn Nhựt và cựu Trung Tá KQ Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
Chương trình được tiếp nối với phần giới thiệu Ban Tổ Chức gồm: Thiếu Tá BCD Đào Minh Hùng (Trưởng Ban), Nha sĩ Lý Văn Quý, bà Võ Ngọc Hoa (Thủ Quỹ), nhạc sĩ Nguyên Hà, nhà báo quân đội Quốc Nam, bà Như Hảo và hai người không có trong BTC nhưng tích cực yểm trợ là bà An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên và LS Nguyễn Văn Giỏi. Ban Tổ chức đã Vinh Danh và trao tặng phẩm “Bình Long Anh Dũng” tới quý chiến hữu có mặt tại chiến trường An Lộc năm 1972.
Xen kẽ vào các tiết mục trên là phần trình diễn của Ban Tù Ca Xuân Điềm, CLB Tình Nghệ Sĩ và các ca sĩ: Đào Anh Tuấn (Phi Công Trực Thăng tại chiến trường An Lộc), nhà thơ Phi Loan và tiếng sáo Ngọc Nôi , các ca sĩ: Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Minh Hạnh, Kevin Khoa, Mai Ngọc Khánh, Dạ Lan, Xuân Thanh, Lan Hương, Mai Vy.
Trước khi bế mạc, ban tổ chức ngỏ lời cảm tạ và xin mời mọi người đến tham dự hai buổi cầu nguyện vào lúc 1 giờ 30 tại chùa Bảo Quang và 6 giờ 30 tại Nhà Thờ Kiếng, để cầu nguyện cho anh linh các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh tử chiến tại mặt trận An Lộc năm 1972.
Nhà văn quân đội Quốc Nam nói, trận Điện Biên Phủ 55 ngày đêm mà Việt cộng rêu rao chiến thắng Pháp, thực ra là Hồng quân Trung Cộng sang đánh giúp nên chiến thắng Điện Biên là một sự lừa dối dư luận; Chiến thắng Khe Sanh với 77 ngày đêm với 6,000 TQLC Hoa Kỳ trấn thủ, tuy thắng nhưng sau đó vẫn phải rút và bỏ luôn căn cứ.
Nhưng trận An Lộc, địch quân cộng sản đông gấp bốn lần quân Việt Nam Cộng Hòa, chúng tung tất cả phương tiện quân sự, vũ khí tối tân nhất kể cả xe tăng nhưng đã bị đẩy lùi và để lại chiến trường trên 35 ngàn bộ đội, trong khi phía VNCH chúng ta có 12,358 chiến sĩ hy sinh và bảo tồn được thị xã nhỏ bé An Lộc. Do đó, trận An Lộc phải được đưa vào chiến sử thế giới để mọi người biết tinh thần chiến đấu dũng cảm của QL/VNCH. Vì vậy mà trong Dạ Hội này có phần gây quỹ để làm việc đó.
Tiếp nối là lời phát biểu của niên trưởng Nguyễn Ngọc Ánh, Phụ Tá Hành Quân cho Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III đặc trách chiến trường An Lộc và Ngoại Biên. Niên trưởng Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Tỉnh trưởng kiêm tiểu Khu Trưởng Bình Tuy đã kể lại chi tiết trận đánh (Viễn Đông đã đề cập một phần trong số báo ra ngày thứ Bảy, 8 tháng 7, 2016).
Cựu Đại Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Đơn vị đã được nhắc đến trong hai câu thơ bất hủ: “An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích – Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân.”
Vị chỉ huy trưởng đơn vị tinh nhuệ này đã không công nhận chiến thắng An Lộc chỉ do Biệt Cách 81 Dù mà do tất cả các đơn vị tham chiến, kể cả anh em bên Tiểu Khu Bình Long và Địa Phương Quân. Tất cả họ là những anh hùng làm nên chiến thắng An Lộc.
Sau lời phát biểu của Đại Tá Phan Văn Huấn, không khí trong nhà hàng như trận chiến đang diễn ra với âm thanh của những tiếng đạn nổ kinh hoàng, đủ các loại súng thi nhau nhả đạn, rồi danh tánh các chiến sĩ tham chiến tại An Lộc đang có mặt trong nhà hàng được xướng danh với tất cả sự ngưỡng mộ của mọi người.
Sau đó, không khí sôi động của chiến tranh ngưng bặt để nhường cho tiếng kèn truy điệu cùng những lời trong bài văn tế thật não lòng! Trong lúc đó, đại diện các binh chủng đứng trước bàn thờ thắp hương cúi đầu cầu nguyện cho anh linh các chiến sĩ đã vị quốc vong thân, trong đó có bà quả phụ Tướng Trần Văn Nhựt và cựu Trung Tá KQ Nguyễn Thị Hạnh Nhơn.
Chương trình được tiếp nối với phần giới thiệu Ban Tổ Chức gồm: Thiếu Tá BCD Đào Minh Hùng (Trưởng Ban), Nha sĩ Lý Văn Quý, bà Võ Ngọc Hoa (Thủ Quỹ), nhạc sĩ Nguyên Hà, nhà báo quân đội Quốc Nam, bà Như Hảo và hai người không có trong BTC nhưng tích cực yểm trợ là bà An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên và LS Nguyễn Văn Giỏi. Ban Tổ chức đã Vinh Danh và trao tặng phẩm “Bình Long Anh Dũng” tới quý chiến hữu có mặt tại chiến trường An Lộc năm 1972.
Xen kẽ vào các tiết mục trên là phần trình diễn của Ban Tù Ca Xuân Điềm, CLB Tình Nghệ Sĩ và các ca sĩ: Đào Anh Tuấn (Phi Công Trực Thăng tại chiến trường An Lộc), nhà thơ Phi Loan và tiếng sáo Ngọc Nôi , các ca sĩ: Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Minh Hạnh, Kevin Khoa, Mai Ngọc Khánh, Dạ Lan, Xuân Thanh, Lan Hương, Mai Vy.
Trước khi bế mạc, ban tổ chức ngỏ lời cảm tạ và xin mời mọi người đến tham dự hai buổi cầu nguyện vào lúc 1 giờ 30 tại chùa Bảo Quang và 6 giờ 30 tại Nhà Thờ Kiếng, để cầu nguyện cho anh linh các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh tử chiến tại mặt trận An Lộc năm 1972.
------------------
No comments:
Post a Comment