Jane Perle, The New York Times
Đỗ
Đăng Khoa chuyển
ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on Jul 12, 2016
òa
Trọng tài Quốc tế ở The Hague dự kiến sẽ đưa ra phán quyếnt về vụ tranh chấp Biển
Đông giữa Philippines và Trung Quốc vào ngày 12 tháng Bảy, 2016. Sau đây những
câu trả lời cho sáu câu hỏi về vụ việc này.
Vụ
kiện này cụ thể là gì?
Philippines
đã đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2013 sau khi Trung Quốc chiếm
quyền kiểm soát một rạn san hô cách bờ biển Philippines khoảng 140 dặm.
Philippines
tố cáo Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách can thiệp ngư dân đánh bắt
cá, gây nguy hiểm cho tàu bè và không bảo vệ môi trường biển tại rạn san hô,
hay được gọi là Bãi cạn Scarborough.
Nhưng
Philippines cũng đã đi xa hơn những vấn đề trên, họ yêu cầu tòa án quốc tế bác
bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông. Đường chín đoạn đó
bao gồm hầu như 90 phần trăm diện tích Biển Đông, một khu vực có kích thước bằng
cả nước Mexico vốn rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu và giàu nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bao gồm cả các mỏ dầu đầy tiềm năng.
Philippines
cũng cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế khi nước này nạo vét cát để
xây dựng các đảo nhân tạo ra ở khu vực Biển Đông, trong đó có cả một hòn đảo
thuộc chủ quyền của Philippines.
Luật
pháp quốc tế nói gì?
Philippines
đã đệ đơn kiện của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, luật cơ bản
đưa ra các quy tắc trong việc sử dụng nguồn biển trên toàn thế giới. Hiệp ước
có hiệu lực vào năm 1994 và đã được thông qua bởi cả Trung Quốc lẫn
Philippines, cũng như 165 quốc gia khác và Liên minh châu Âu.
Công
ước trên nghi rõ rằng một quốc gia có chủ quyền trong vùng biển mở rộng 12 hải
lý tính từ bờ biển của nước họ, và kiểm soát các hoạt động kinh tế ở các vùng
biển trên thềm lục địa của mình và lên đến 200 hải lý tính từ bờ biển của họ,
bao gồm cả đánh bắt hải sản, khai thác, thăm dò dầu khí và xây dựng các đảo
nhân tạo.
Công
ước cũng đưa ra các quy tắc chi tiết để xác định các khu vực này, các nước phải
làm gì nếu các quyền đó chồng chất lên một nước khác cũng như làm thế nào để giải
quyết các tranh chấp đó.
Đường
chín đoạn của của Trung Quốc bao gồm cả các vùng biển nêu trên, và Bắc Kinh lên
tiếng rằng họ có bằng chứng lịch sử để chứng minh vùng biển này thuộc về họ.
Công
ước trên cũng bao gồm trường hợp ngoại lệ để các nước sử dụng những căn cứ lịch
sử nhằm chứng minh chủ quyền, nhưng Philippines nói tuyên bố của Trung Quốc ở
Biển Đông không hội đủ điều kiện này.
Chính
quyền Obama đã ủng hộ Philippines về vấn đề này, nói rằng quyền lịch sử đó chỉ
có thể áp dụng cho các vịnh hoặc vùng biển ven bờ, không thể áp dụng đối với
các vùng biển nước sâu. Nhưng Hoa Kỳ đã không phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển năm 1994.
Biển Đông
Trung
Quốc nói gì về vấn đề này?
Trung
Quốc đã tẩy chay Tòa Trọng tài Quốc tế vốn đã được thiết lập để xét xử vụ án.
Họ
nói các thẩm phán và các chuyên gia pháp lý không có thẩm quyền thụ lý vụ án vì
chủ quyền tại các rạn san hô, các bài đá cũng như các đảo ở Biển Đông hiện đang
có tranh chấp với nhiều nước khác nhau.
Cụ
thể họ nêu ra rằng: Nếu bạn không biết các bãi đá/san hô này thuộc về nước nào
thì bạn không thể sử dụng công ước để vẽ vùng lãnh thổ và kinh tế đối với các
vùng nước xung quanh đó. Và các thẩm phán không thể quyết định các bãi đá/san
hô này thuộc chủ quyền của nước nào vì Luật giao Biển chỉ giải quyết các tranh
chấp hàng hải, chứ không đất tranh chấp lãnh thổ.
Trung
Quốc cũng cho biết rằng họ đã đạt được một thỏa thuận với Philippines hồi năm
trước nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán. Thỏa thuận đó
cấm Philippines đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài Quốc tế.
Tại
sao vụ án này lại quan trọng?
Ngoài
Trung Quốc và Philippines, năm quốc gia khác gồm Brunei, Indonesia, Malaysia,
Đài Loan và Việt Nam cũng có các tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông. Sự khác biệt
của họ đôi khi leo thang thành những cuộc đụng độ nhỏ và nhiều người đang lo lắng
rằng các sự cố như vậy có thể biến thành một cuộc xung đột ở quy mô lớn hơn.
Phán
quyết vào thứ Ba tới đây sẽ là lần đầu tiên một tòa án quốc tế xét sử vụ tranh
chấp này. Nó có thể thiết lập một tiền lệ hoặc thiết lập các nguyên tắc nhằm giảm
bớt căng thẳng trong khu vực. Nó cũng có thể làm thay đổi tính năng động chính
trị trong cả khu vực, bao gồm cả việc kiềm chế một số quốc gia trong khi lại
tăng cường sức mạnh cho một số quốc gia khác.
Trung
Quốc có thể là nước chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Kể từ khi vụ kiện được đệ trình
lên Tòa Trọng tài Quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động nạo vét rất lớn
nhằm chuyển đổi các rạn đá thành các hòn đảo nhân tạo có sân bay và hải cảng
quân sự, mặc cho các nước xung quanh có tranh chấp ở Biển Đông cũng như Hoa Kỳ
mạnh mẽ lên tiếng phản đối. Tòa Trọng tài có thể tuyên bố một số công trình này
là bất hợp pháp, hoặc họ có thể để ngỏ những câu hỏi đó.
Dù
bằng cách nào đi nữa thì phản ứng của Trung Quốc trước phán quyết vào thứ Ba tới
sẽ chứng minh cho thế giới thấy họ muốn trở thành một quốc gia như thế nào – một
nước lãnh đạo toàn cầu cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế hay một siêu cường sẵn
sàng hành động đơn phương chống lại các nước láng giềng.
Vì
sao chính phủ Trung Quốc lại quan tâm đến Biển Đông?
Các
chiến lược gia quân sự của Trung Quốc nói rằng nước này cần phải kiểm soát biển
để tự bảo vệ chính mình, và nhằm đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương
để họ có thể trở thành một lực lượng hải quân hùng mạnh.
Trung
Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến đường vận chuyển đi qua vùng biển
này, và sẵn sàng đưa ra các tuyên bố chủ quyền để củng cố lợi thế nhằm khai
thác các nguồn tài nguyên tại đây để đáp ứng cho nền kinh tế đang phát triển.
Ngoài
ra, đây cũng có những yếu tố chính trị mang tính nội địa. Học sinh Trung Quốc
được dạy rằng Biển Đông đã thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại, và Chủ tịch Tập
Cận Bình tạo thêm tình cảm từ các nhóm dân tộc chủ nghĩa thông qua dự án xây dựng
các đảo nhân tạo ở khu vực này. Tập Cận Bình cũng sử dụng chiến lược này để củng
cố quyền lực của mình trong quân đội Trung Quốc.
Điều
gì xảy ra nếu Tòa Trọng tài tuyên án bất lợi cho phía Trung Quốc?
Chính
phủ Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ không “chấp nhận, công nhận hoặc thực hiện”
quyết định của Tòa án.
Trong
khi phán quyết sẽ mang tính ràng buộc nhưng tòa án không có quyền lực thực thi
nó, và không ai hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tự nguyện tháo dỡ các đảo nhân tạo
và đổ cát vào lại đáy đại dương.
Nhưng
Hoa Kỳ, hiện đang chiếm ưu thế đối với sức mạnh quân sự trong khu vực, có thể sử
dụng quyết định của Tòa án để biện minh cho các cuộc tuần tra hải quân ở Biển
Đông, tuyển dụng thêm các đồng minh mới và hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với các đồng
minh đã có sẵn, và quan trọng hơn hết là tập hợp dư luận thế giới chống lại
hành vi của Bắc Kinh.
Trong
khi Trung Quốc sẽ tố cáo phán quyết của Tòa án trước công chúng, mặt khác các
lãnh đạo Trung Quốc có thể quyết định quay trở lại đàm phán và bắt đầu giảm bớt
căng thẳng với các nước láng giềng. Họ có thể bắt đầu với tân Tổng thống
Philippines, Rodrigo Duterte, người nói rằng ông muốn cải thiện quan hệ với
Trung Quốc và đã đề xuất đàm phán về hợp tác hàng hải.
Nhưng
các nhà phân tích lo ngại rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ trả lời bằng cách thách
thức thêm nước này.
Một
số nhà ngoại giao Trung Quốc đã đề nghị Trung Quốc có thể rút khỏi Công ước Quốc
tế về Luật Biển.
Họ
cũng có thể bắt đầu cải tạo rạn san hô Scarborough Shoal, vốn luôn nằm ở trung
tâm các vụ tranh chấp, trở thành một tiền đồn quân sự. Đây là điều mạo hiểm và
có thể dẫn đến một cuộc đụng độ với Philippines, một đồng minh của Hoa Kỳ trong
khu vực Biển Đông.
Và
Trung Quốc cũng có thể cố gắng áp đặt một “khu vực nhận diện phòng không” ở Biển
Đông, nhằm khẳng định quyền xác định, giám sát và đưa ra những hành động quân sự
đối với các máy bay bay qua khu vực này.
Bài
viết trên có thêm sự cộng tác của Bryant Rosseau
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
----------------------------
XEM THÊM :
Tara Davenport
- The
Diplomat
Hoàng Thuyên lược dịch
Cập
nhật: 9/07/2016
No comments:
Post a Comment