05.01.2016
Nhiều ý
kiến “lề trái” cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách tác động tới đại hội 12, buộc
quan chức trong nước phải lên tiếng bác bỏ, khẳng định Đảng “đủ bản lĩnh giữ vững
độc lập”.
Chủ tịch
Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, một trong các ứng viên được coi là hàng đầu
cho chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tháng trước đã thăm Trung Quốc, dẫn
tới nhiều đồn đoán trên các trang mạng không thuộc quản lý của nhà nước.
Về chuyến
công du này, trên trang Facebook cá nhân, blogger
Osin (tức nhà báo Huy Đức) viết:
“Không đủ thông tin để hiểu vì sao Chủ tịch QH [Quốc hội] Nguyễn Sinh Hùng lại
thăm Trung Quốc vào lúc này. Bởi chẳng may trở thành Tổng bí thư, ông chắc chắn
sẽ mang tiếng là người được Bắc Kinh tiến cử. Dù, nếu Bắc Kinh có thể chi phối
Hà Nội thì người được chọn sẽ là một nhân vật khác”.
Trước
các ý kiến dồn dập, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đã phải lên tiếng bác bỏ những thông tin mà ông coi
là “xuyên tạc”.
Ông
Huynh cho biết rằng Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc đã mời ông Hùng sang thăm suốt
4 năm qua, nhưng người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam chỉ nhận lời sau
khi Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội.
Ông
Huynh nói thêm: "Thế mà cư dân mạng
nói sang là để Trung Quốc can thiệp vào ĐH [Đại hội] 12 của Đảng, tác động vào
nhân sự của ĐH. Tôi xin bác bỏ những thông tin này. Tôi khẳng định TQ không thể
tác động vào ĐH 12 của Đảng".
Các
thông tin trái chiều về các nhà lãnh đạo trong nước xuất hiện nhiều khi Việt
Nam đang gấp rút chuẩn bị cho đại hội quan trọng, vạch ra đường hướng cho 5 năm
tới, trong bối cảnh mà các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc không che giấu tham
vọng thâu tóm biển Đông và gây sức ép lên Hà Nội.
Nhà hoạt
động xã hội Lã Việt Dũng, người từng
nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, cho VOA Việt Ngữ biết rằng
ông hy vọng Đảng Cộng sản Việt Nam “thay đổi nhận thức và chuyển đổi sâu sắc”
trong kỳ Đại hội Đảng lần này, và sẽ có các sách lược để “thoát Trung”. Về vấn
đề nhân sự, ông Dũng nhận định:
“Tôi không kỳ vọng lắm vào việc lựa chọn một
con người cụ thể nào cả bởi vì thực tế mà nói, người dân Việt Nam rất nhiều lần
kỳ vọng nhưng cuối cùng họ lại thất vọng vì những người lãnh đạo cộng sản, khi
họ lên, họ không thay đổi tư duy. Họ vẫn phụ thuộc vào ý thức hệ cộng sản của họ
và không thay đổi được gì. Nếu mà chọn thì tôi không chọn một cá nhân nào cả,
mà tôi chỉ trông đợi vào những lãnh đạo có khả năng và dám thay đổi thể chế cho
đất nước. Tôi nghĩ rằng điểm quan trọng của đợt lần này là làm sao đó để chọn
ra một thế hệ lãnh đạo mà họ có thể thay đổi được và họ quyết tâm để thoát khỏi
Trung Quốc để đưa đất nước tiến tới dân chủ, và tự do, thịnh vượng”.
Hồi đầu
năm 2015, một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng
bài bình luận nhận định rằng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới
chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định: “Thủ tướng đương quyền của Việt Nam có lẽ đang nhắm tới vị trí hàng đầu của đảng cầm quyền. Trong nền chính trị chia rẽ ở Việt Nam, ông Dũng, một đại diện của phe thân Mỹ, có lẽ sẽ mạnh mẽ thay đổi chiến lược quốc gia và chính sách ngoại giao của Việt Nam để hợp tác nhiều hơn với Mỹ”.
Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định: “Thủ tướng đương quyền của Việt Nam có lẽ đang nhắm tới vị trí hàng đầu của đảng cầm quyền. Trong nền chính trị chia rẽ ở Việt Nam, ông Dũng, một đại diện của phe thân Mỹ, có lẽ sẽ mạnh mẽ thay đổi chiến lược quốc gia và chính sách ngoại giao của Việt Nam để hợp tác nhiều hơn với Mỹ”.
Trong
khi đó, một trang web không rõ nguồn gốc, đang “làm mưa làm gió” trên mạng với
tên miền nguyentandung.org, có các bài viết đang cổ súy cho ông Dũng vào vị trí
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về nội
dung kỳ họp cũng như việc bầu chọn nhân sự trong kỳ đại hội này, ông Phan Tất Thành, một lưu học sinh ở
Trung Quốc những năm 60, cho rằng “mọi đại hội đảng diễn ra đều có kịch bản gần
gần như nhau là mọi chuyện đã được định đoạt hết cả rồi”.
Người cựu
chiến binh này cho biết rằng ông “không hy vọng rằng sẽ có một ai đó lên để nói
một tiếng nói của nhân dân, để thể hiện ý nguyện của nhân dân”. Ông nói thêm:
“Từ trước tới nay, yếu tố Trung Quốc bao giờ
cũng rất là lớn, cái bóng nó trùm lên. Mọi sự đạo diễn rồi ý kiến can thiệp thì
thường là ảnh hưởng rất lớn tới các hoạch định đường lối của Việt Nam, của Đảng
cộng sản Việt Nam. Hiện nay thì tôi cảm thấy người ta đang dùng con bài Trung
Quốc để người ta đạt được mục đích của người ta. Chưa bao giờ yếu tố Trung Quốc
lại nhỏ đối với Đảng cộng sản Việt Nam cả. Đừng có mơ tưởng hão huyền về việc
Việt Nam sớm thoát Trung. Hệ tư tưởng, rồi kinh tế, chính trị, xã hội, đảng
phái, rồi phe nhóm…ai mà nghĩ thoát Trung được trong đại hội lần này là ảo tưởng.
Không có đâu.”
Tin cho
hay, đại hội đảng lần thứ 12 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20 tới ngày 28/1 ở Hà Nội.
Theo
báo chí trong nước, Việt Nam sẽ triển khai lực lượng an ninh hùng hậu với “xe bọc
thép chống khủng bố” để bảo vệ đại hội này.
Viết trên trang Facebook cá nhân, luật sư Lê Công Định cho biết một số lý do ông “không ủng hộ hoặc kỳ vọng vào nhân vật nào” trong đại hội 12 này.
Viết trên trang Facebook cá nhân, luật sư Lê Công Định cho biết một số lý do ông “không ủng hộ hoặc kỳ vọng vào nhân vật nào” trong đại hội 12 này.
Nhà bất
đồng chính kiến này viết: “Đấy không phải
là cuộc tranh cử nguyên thủ quốc gia hợp hiến và minh bạch, trong đó toàn dân
được sử dụng lá phiếu tự nguyện và công bằng của chính mình. Hiến Pháp Việt Nam
2013 không quy định về đại hội ĐCS [Đảng Cộng sản], càng không quy định về Tổng
Bí thư ĐCS cũng như cách thức lựa chọn 4 chức danh "tứ trụ" theo kiểu
đang được phô diễn. Trái lại, đó chỉ là cuộc tranh giành quyền lực và miếng ăn
trong nội bộ của một thiểu số người xem thường dân tộc và hiến pháp mà thôi”.
No comments:
Post a Comment