Bắt bớ,
tù đầy, hãm hại trong đồn công an đưa đến bức tử nhiều mạng người đang diễn ra
hàng ngày bao trùm Mùa Xuân quê Mẹ, giữa lúc cộng đảng ráo riết bước vào đại hội
đảng kỳ 12, khi nền kinh tế vẫn nằm đáy vực, nợ công ngập đầu, ngân sách cạn kiệt...
Năm 2016 sẽ còn nhiều thách thức. Vào ngày cuối năm, Hà Nội nói là kinh tế Việt
Nam năm 2016 có dấu hiệu “tích cực”. Đúng là có hy vọng cho cuộc sống khá hơn,
nếu Phong Trào Dân Chủ trong nước đấu tranh mạnh mẽ, buộc được nhà cầm quyền cộng
sản tuân thủ đầy đủ như Hiệp Ước TPP đòi hỏi. Trong niềm trông chờ cho đại đa số
dân lành có Mùa Xuân tương lai hết nhọc nhằn âu lo bị chế độ giày xéo, chúng ta
vẫn phải nhìn vào thực trạng đời sống thảm họa, hậu quả của “kinh tế thị trường,
định hướng xã hội chủ nghĩa” cho dù đang phá sản, tập đoàn Ba Đình vẫn theo đuổi,
chỉ vì mục đích duy nhất, muốn giữ độc quyền tham nhũng.
Nợ
đến con cháu
Nhà cầm
quyền CSVN đang loay hoay xoay xở sao cho có tiền để trả lãi đối với các khoản
nợ đáo hạn. Tháng 10, nhà nước xác nhận chỉ còn 45 tỷ đồng VN trong ngân sách
trọn năm 2015. Để đủ chi, Hà Nội phải vay nóng 30 ngàn tỷ đồng của Ngân Hàng
Nhà Nước, tiếp đó vay thêm 1 tỷ Đôla của ngân hàng Vietcombank, lập thủ tục bán
3 tỷ Đôla trái phiếu, thoái vốn (rút vốn) nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn. Mặt
khác, cũng khá nghiêm trọng đối với Việt Nam đó là giá dầu thô, cũng như giá vật
liệu trên thế giới giảm mạnh, khiến cho ngân sách của Việt Nam thâm hụt, đồng
thời với gánh nặng nợ công gia tăng.
Nhà cầm
quyền cộng sản đang thăm dò phản ứng dân chúng về quyết định “gởi Đô la vào
ngân hàng, khi rút ra phải nhận bằng tiền đồng”. Tin này làm cho các nhà tài
chánh và giới xuất nhập cảng cùng dân chúng âu lo. Vì đa số dân chúng phản đối
toan tính kiểu “ăn cướp” này của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình.
Trong
cuộc họp báo ngày 2-12-2015 ở Hà Nội, Ngân hàng Thế giới cảnh báo nợ công của
Việt Nam đang tiến nhanh đến mức trần giới hạn 65% GDP và Việt Nam sẽ đối diện
rủi ro nợ công khi phải sử dụng vốn vay ngắn hạn trong nước để chi tiêu, vì
không còn nguồn vay ưu đãi từ nước ngoài. Giới chuyên gia ước lượng, nếu tính tất
cả nợ công của Việt Nam thì lên đến trên 300 tỷ Đô la, gần gấp đôi GDP của Việt
Nam.
Ngày
6-12-2015, ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước công khai nhìn nhận: “tốc
độ tăng nợ công nhanh gấp 3 lần tốc độ phát triển tổng sản phẩm nội địa GDP.
Nhà nước đang phải vay tiền để trả nợ vì nhiều khoản đến hạn mà không có tiền để
thanh toán”. Tiếp tục dẫn lời ông Sang, báo chí Việt Nam thuật lại: “trong
tổng số 250.000 tỷ đồng tương đương hơn 11 tỷ Đôla tiền phải đi vay chỉ trong
năm 2015, một phần để chi cho đầu tư và một phần để trả nợ đến hạn.”
Điều
này đảng và nhà nước lâu nay vẫn giấu, nay nhìn nhận công khai. Như vậy, nợ vẫn
tăng đều và hiển nhiên đẩy trách nhiệm trả nợ cho các thế hệ tương lai.
Chuyên
gia kinh tế, Tiến sĩ Bùi Trinh lo ngại, “nợ của quốc gia nói chung
trong đó có nợ công, và nợ ở khu vực doanh nghiệp của Việt Nam trong năm 2015
là vấn đề đáng lo nhất năm 2016 và đến năm tiếp theo.”
Không
có một quốc gia nào muốn phát triển tốt lại dùng tiền thuế nuôi những người ức
hiếp, trấn lột dân như chế độ Hà Nội. Dân chúng phải đóng gần 10 loại thuế do
trung ương đặt ra. Các địa phương còn tự chế thêm ra hàng chục loại thuế riêng
và khoản phụ thu để moi tiền dân chúng nhằm nuôi bộ máy cồng kềnh từ chính phủ
từ trung ương đến địa phương, cùng với đảng bộ song hành, và nhiều đoàn thể như
Mặt Trận Tổ Quốc, cả ngàn cơ quan Truyền Thông, các hội Phụ Nữ, Thanh Niên...
và vô số nhóm côn đồ được dùng làm công cụ sách nhiễu, đàn áp dân chúng. Các tổ
chức ngoại vi vừa nói “ngốn” đến 71% ngân sách (BBC, 24/12/2015).
Bội chi
ngân sách vì bên đảng và chính phủ đều là phường ăn cắp thả giàn như nhau, dẫn
đến nợ nần từ rất nhiều năm. Vào dịp trước đại hội đảng XII, chuyện nợ công được
bên ăn bẩn ít hơn đem ra bôi bẩn đám ăn nhiều, nhằm mục tiêu tranh giành quyền
lãnh đạo. Đai hội đảng chỉ là cái “cớ” để các phe thỏa hiệp chia chác, nhưng
cũng phải mất đến khoảng 6 tháng sau, lúc bên đảng, chính phủ và quốc hội giành
nhau xong các ghế; Khi đó, chu kỳ tham nhũng của nhóm giữ trong tay nhiệm kỳ 5
năm trước mặt sẽ tái diễn, thường thì trắng trợn hơn trước.
Thanh
tra Bộ Tài chính Việt Nam công bố hôm 18/11 nói tiền “sai phạm” họ đề nghị thu
hồi chỉ trong năm 2015 tăng 92,7% so với cùng kỳ 2014. Con số tới nay chỉ trong
năm 2015 đã là khoảng 52.253 tỷ đồng, bằng chừng 2,3 tỷ USD.
Nếu có
tự do báo chí, thì việc tham nhũng, chi tiêu phung phí hay không đúng chỗ sẽ là
quyền dân chúng lên tiếng, kiểm soát chính phủ qua công luận.
Bối
cảnh Việt Nam
Việt
Nam cũng hoàn tất đàm phán thương mại với Châu Âu, Nam Hàn... Nhưng quan trọng
hơn hết vẫn là đã hoàn tất đàm phán kỹ thuật gia nhập TPP từ tháng 10. Hiệp ước
này còn chờ Quốc hội của 12 nước thành viên chấp thuận mới được thi hành. Trường
hợp Việt Nam, đầu năm 2016 nếu đại hội đảng lần 12 diễn ra suôn sẻ, thì cũng mất
đến 6 tháng sau đó, mọi tranh giành quyền lực mới tạm yên. Nhưng nhà cầm quyền
Hà Nội qua “bàn tay” thân Trung cộng (?) đang muốn “phá bĩnh”, khi gia tăng bắt
bớ giới đấu tranh ôn hòa đòi dân chủ và quyền lập công đoàn độc lập, một yếu tố
quan trọng Hiệp ước TPP đòi hỏi.
Giám đốc
Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Brad Adams, viết trong thông cáo chính
thức: “Chính quyền Việt Nam đang quá lạm dụng các điều luật an ninh quốc
gia vốn đã hà khắc, để hình sự hóa các hành vi ngôn luận ôn hòa và đàn áp những
người phê bình chính quyền.”
Hiệp định
TPP được giới truyền thông mô tả như là hàng rào liên kết kinh tế chặt chẽ giữa
12 nước, có tổng sản lượng lên đến 40% của loài người, mang hy vọng vây hãm, cầm
chân nền kinh tế đang đi xuống của Hoa lục, nơi có nhà cầm quyền hung hăng muốn
chiếm đoạt 90% diện tích biển Đông. Để “đáp lễ” cơn ngông cuồng của Bắc Kinh,
Châu Âu và Mỹ sẽ ký các thỏa hiệp đầu tư với các nước trong TPP mà thôi, như thế
một phần cơ xưởng của Trung cộng sẽ bị đóng cửa hoặc tới hoạt động tại các nước
trong tầm ảnh hưởng của TPP như đang xảy ra cho ngành diệt may, và hàng vải, giầy
da...
Nhưng
Trung cộng cũng đang phá vòng vây để chiếm các thị trường kinh tế khác. Đồng thời
Trung cộng đã bố trí ba vệ tinh loại GPS để hướng dẫn các hỏa tiễn liên lục địa
Đông Phương 21 của họ nhắm vào Hạm Đội 7 của Mỹ đang trong vùng biển Nhật bản,
và vào Hoa Kỳ. Mỹ đã phóng lên ba vệ tinh có khả năng vô hiệu hóa các vệ tinh của
Trung cộng. Các bố trí cho các cuộc chiến trên không và trên biển tại Thái Bình
Dương đang diễn ra trong tình hình Trung cộng bị suy sụp về kinh tế, đồng
Nguyên mất giá, hai trung tâm chứng khoán hàng đầu là Thượng Hải và Thẩm Quyến
bị lao dốc từ mùa Hè năm ngoái. Đầu năm mở cửa, cả hai thị trường này đã phải tự
động đóng cửa nhiều lần, vì nếu không, chứng khoán có khả năng lao dốc mỗi lần
hơn 7%.
Đầu
tháng Giêng, Trung Cộng nhằm chuẩn bị thành lập căn cứ quân sự cho tham vọng kiểm
soát hải lộ chuyên chở 5000 tỷ Đôla hàng hóa mỗi năm, nên đã thử nghiệm đến gần
50 chuyến bay tại phi trường mới xây ngay trên đảo nhân tạo Chữ Thập, nơi nhiều
nước đang tranh chấp chủ quyền, đưa đến phản đối từ phía Việt Nam, Nhật, Phi; đồng
thời tạo ra nhiều cuộc ngoại giao phản đối Trung cộng.
Vào dịp
cuối năm, Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) đưa ra quyết định tăng lãi suất cho
vay liên ngân hàng nằm trong khoảng từ 0,25%-0,5% mang nhiều khả năng gây hiệu ứng
toàn cầu.
Việt
Nam có thể gặp “thách thức” trong việc điều hành tỷ giá đồng bạc năm 2016. Khi
đồng bạc Việt Nam neo chặt vào đồng đô-la Mỹ, thì việc tăng lãi xuất của Fed sẽ
làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đầu năm
Hà Nội đưa ra quyết định điều chỉnh tỷ giá đồng bạc hàng ngày, tùy theo cung cầu;
thay vì áp dụng một tỷ giá cho thời gian cố đinh.
Trước
ngày có đai hội đảng thứ 12, Việt Nam công bố mức tăng trưởng GDP năm 2015 ước
đạt 6,68%, cao nhất trong vòng 8 năm qua, và đó là dấu hiệu “tích cực” cho năm
2016 (?). Đây cũng là một đòn đảng cộng sản tung ra đánh nhau dành uy tín. Từ
trước tới nay, chưa bao giờ các định chế tín dụng quốc tế hay chuyên gia tin
vào số liệu kinh tế, tài chánh của nhà cầm quyền Hà Nội!
Tiến sỹ
Bùi Trinh cho rằng, “mức tăng trưởng ước đạt mới công bố là cao hơn so
với kỳ vọng đầu năm, tuy nhiên hiện nay, chỉ số tiêu thụ (PMI), đối với ngành sản
xuất của Việt Nam, lại xấu đi; trong ba tháng gần đầy đều ở dưới ngưỡng 50 điểm.
Tình trạng này phản ánh triển vọng kinh tế Việt Nam trong những năm sau có vẻ
là xấu đi, có thể là hụt hơi” (1).
Tổng cục
Thống kê Việt Nam cũng nói, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 đã
chính thức đạt 2.109 USD/người/năm. Con số này tăng 57 Đôla cho mỗi người so với
năm 2014, nhưng cũng chỉ tương đương với GDP bình quân đầu người của Malaysia
26 năm về trước (1988).
Viễn
ảnh
Thêm một
lần nữa, trước khi bước sang năm mới, nhà cầm quyền CSVN xác định, Việt Nam vẫn
theo "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", chỉ
nhấn mạnh "chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần", nhưng vẫn"Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".
Nói rõ
hơn, CSVN chỉ muốn kiểm soát kinh tế, giữ cho chặt túi tiền trong tay để cùng
nhau chia chác. Về điểm này, báo Financial Times nhận đinh, có quá nhiều nhóm lợi
ích liên hệ với đảng CSVN, vì sợ mất quyền lợi nên đang cố ngăn chận những nỗ lực
nhằm cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam. Financial Times cho rằng, nợ xấu ở
Việt Nam trên thực tế là biểu hiện của một khủng hoảng sâu xa hơn về thể chế,
gây khó khăn cho việc cải tổ hệ thống kinh tế, tài chánh, bất kể là nhân vật
nào sẽ lên lãnh đạo Việt Nam sau đại hội đảng thứ 12.
Việt
Nam có 37 ngân hàng, gồm cả 6 ngân hàng lớn do đảng cộng sản nắm giữ hoàn toàn,
31 ngân hàng thương mại cổ phần; trong đó, phần lớn các nhóm lợi ích làm chủ.
Năm 2015, sau nhiều lần trì hoãn, nhà nước dự tính thu hẹp lại còn 15 ngân hàng
thôi, nhưng kế hoạnh này lại một phen nữa đình lại đến 2017. Cho đến nay, Hà Nội
nói chỉ có 9 ngân hàng hoạt động kém, nhưng mới “dẹp” được có 3.
Bình luận
về thách thức và cơ hội kinh tế Việt Nam trong năm 2016, Tiến sỹ Lê đăng Doanh
nói: “năm 2016, Việt Nam cùng với các nước trong vùng khởi đầu Cộng Đồng
Kinh Tế Asean (AEC) [2] Thị
trường Việt Nam không còn là của riêng các doanh nghiệp Việt Nam, mà hàng hóa
10 nước thành viên tràn vào thị trường Việt Nam, và mở ra các cơ hội xuất khẩu
thì ít, nhưng hình thành nhiều thách thức rõ ràng, khắc nghiệt đối với hàng hóa
của Việt Nam ngay tại thị trường nội địa. Kịch bản xấu nhất là nếu như doanh
nghiệp Việt Nam không năng động, hàng hóa của mình không xuất khẩu sang các nước
khác được, thì lại có thể làm mất ngay thị phần trong nước. Và lúc đó, doanh
nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép rất nặng nề.”
Tiến sỹ
Lê đăng Doanh hô hào “đứng trước những thách thức, thì người Việt Nam,
Dân Tộc Việt Nam sẽ vùng dậy, tự đổi mới và sẽ cương quyết trong hành động cải
cách để có thể đạt được một vị thế năng lục cạnh tranh, về hiệu quả, về năng suất
lao động xứng đáng trong Cộng Đồng Kinh Tế AEC”.
Nhưng
Tiến sỹ Doanh quên là, một khi kinh tế Việt Nam còn nằm gọn trong tay đảng cộng
sản, theo như xác quyết mới nhất, thì doanh nghiệp tư nhân không thể phát triển
lành mạnh, như đã từng xảy ra trên thực tế từ mấy chục năm nay.
10.01.2016
___________________________________
Chú
thích:
[1] Chỉ
số PMI (Purchasing Managers’Index) đánh giá khái quát về sản xuất, đóng vai trò
hàng đầu cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số được hình thành từ các số liệu đo lường
sự đổi thay về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, thời gian giao hàng của
nhà cung cấp, và tình trạng hàng tồn kho. Kết quả PMI dưới 50 cho thấy nền kinh
tế đang suy sút; trên 50 là là phát triển. Kết quả chỉ số 50, là không thay đổi.
[2] Cộng
đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một
khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN, chính thức có hiệu lực
ngày 31 tháng 12 năm 2015.
No comments:
Post a Comment