Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-02
2016-01-02
Có thể
nói rằng với đại đa số người dân Việt Nam chứ không riêng gì người Đà Nẵng, Sài
Gòn hay Hà Nội có thói quen uống một ly cà phê buổi sáng cho tỉnh táo, khởi động
một ngày làm việc. Tuy nhiên, cà phê trở thành một thứ nguy hiểm cho sức khỏe bởi
những thứ phụ gia Trung Quốc, gần đây, văn hóa cũng như tầm nhìn Trung Quốc lại
tiếp tục len lỏi trong các quán cà phê ở Đà Nẵng. Đây là một loại độc dược vô
cùng tai hại mà giới trẻ chính là nạn nhân trực tiếp.
Phụ gia Trung Quốc
Một người
tên Lâm, cư dân lâu năm ở Mân Thái, Đà Nẵng, chia sẻ:
“Ở
Đà Nẵng trước đây có một vài quán thôi, hồn vía lắm. Uống theo kiểu Tây thôi, uống
cà phê, ăn bánh để bàn luận về những cuốn sách mới, tư tưởng. Bây giờ cà phê xô
bồ lắm, người ta ngồi uống nhưng vô hồn. Người ta quan tâm đến thời trang, mua
sắm chứ ít ai quan tâm đến thời sự và tình hình đất nước. Nói chung là những
cái hay không còn nữa...”
Ông Lâm
cho rằng việc nói ra nghe giống như đùa nhưng trên thực tế, những ly cà phê buổi
sáng có khả năng tấn công vào tư tưởng, tâm thức cũng như cơ thể của con người
rất mạnh. Từ chỗ các chất phụ gia do Trung Quốc cung cấp đã bán đầy trong chợ Cồn
Đà Nẵng cho đến cung cách phụ vụ cà phê kiểu Trung Quốc cũng như mục tiêu phục
vụ là người Trung Quốc và tiêu xài kiểu Trung Quốc… Mọi thứ đều có thể đi đến
căn bệnh chết từ từ của dân tộc.
Theo
ông Lâm, chuyện uống cà phê buổi sáng đã đeo đẳng ông suốt năm mươi năm nay và
đi qua hai chế độ. Từ một chế độ của văn chương nhân bản, người ta ngồi uống cà
phê để chuyền tay nhau những cuốn sách mới xuất bản của nhà xuất bản Lá Bối, An
Tiêm, Văn… cùng với nhiều tác giả làm lay động tâm hồn giới trẻ như Kawabata,
Sant Exupery, Jeanpal Sartre, Martin Heiderger, Dostoievski, Phạm Cộng Thiện,
Bùi Giáng, Tuệ Sĩ, Nhất Hạnh… Và câu chuyện xoay quanh chủ đề nhân tình thế
thái cũng như những tri thức rút ra được từ các cuốn sách.
Câu
chuyện cà phê của thời trước 1975 ở Đà Nẵng thường gắn với những cuốn sách hoặc
những câu chuyện về chiến tranh, tình yêu cũng như cái chết. Bởi chính ý thức
nhân bản, nhân văn của đại bộ phận thanh niên Việt Nam thời đó cũng như sinh
quyển dân chủ sơ khai của nền chính trị Cộng Hòa sơ khai của dân tộc đã giúp
cho thanh niên thuở đó sống nhẹ nhàng, coi trọng người khác và yêu cuộc sống,
thậm chí phản đối chiến tranh. Khác xa với thanh niên cùng thế hệ phía Bắc được
đào tạo bởi những vần thơ căm thù của Tố Hữu hoặc bị nhồi sọ trong thứ lý tưởng
tiêu diệt kẻ thù Mỹ Ngụy ở miền Nam.
Theo
ông Lâm, chính những ly cà phê thơm tho, sạch sẽ và những quán cà phê lịch sự,
đáng tin cậy ở Đà Nẵng thời đó cũng như phong cách uống cà phê rất dân chủ đã
giúp cho thanh niên trưởng thành rất nhiều. Nhưng đó cũng là mối nguy khi tuổi
trẻ có ý hướng phản đối chiến tranh nhưng phía bên kia lại chủ trương tấn công
để phủ sóng toàn phần chủ nghĩa Cộng sản.
Ông Lâm
nói rằng sở dĩ ông phải nói dông dài về những ly cà phê trước và sau 1975 để
cho thấy nếu so sánh với ly cà phê hiện tại, gọi là ly cà phê xã hội chủ nghĩa, mức độ độc hại
của nó đối với con người là quá cao. Ly cà phê xã hội chủ nghĩa không những làm
cho con người trở nên hung hãn, mất tính người mà nó còn hàm chứa độc tố tinh
thần của Trung Quốc cũng như dự báo nguy cơ mất nước trong những giọt đen theo
vũ điệu thần chết của nó.
Bởi hiện tại, tìm một ly cà phê nguyên
chất khó hơn tìm kim dưới đáy biển và đặc biệt là tìm một ly cà phê không có phụ
gia bằng hóa chất Trung Quốc là chuyện không tưởng. Trong đó, văn hóa
Trung Quốc, cung cách phục vụ theo kiểu cung đình Trung Hoa cũng như tâm lý
sính người Trung quốc đã quá nặng. Sở dĩ có chuyện này, theo ông Lâm là do một
phần rất lớn của truyền thông nhà nước. Với hàng triệu bản tin mỗi năm nói vể nền
kinh tế “con rồng Trung Hoa vượt xa đại bàng Mỹ” đã làm cho đại bộ phân người
dân tin rằng kinh tế Trung Quốc mạnh hơn cả siêu cường quốc Mỹ và sẵn sàng hợp
tác, làm giàu với người Trung Quốc. Và truyền thông nhà nước thường ca ngợi nền
kinh tế nhà nước cũng là một thứ phụ gia hết sức độc hại, nguy hiểm trong ly cà
phê đậm mùi Trung Quốc ở Đà Nẵng.
Thủ phủ Trung Quốc
trên đất Đà Nẵng
Một người
dân khác của thành phố Đà Nẵng không muốn nêu tên, từng sống tại quận Ngũ Hành
Sơn, gần sân bay Nước Nặn, đã chuyển nhà cách đây nửa năm, chia sẻ:
Hiện
tại, trong khu vực, hầu như mỗi sáng bước ra đường là nhìn thấy người Trung Quốc.
Và đủ dạng người, đa số là lớp trẻ, thân hình xăm trổ, gân guốc, đang độ tuổi
quân đội, cung cách ăn mặc và đi đứng rất nhà binh. Họ tụ tập ở các quán cà phê
trong khu vực thủ phủ của họ ở Đà Nẵng (tức là những quán xá, tòa nhà chung
quanh sân bay Nước Mặn và dọc bờ biển từ Đà Nẵng vào Hội An) rồi sau đó tản đi
đâu đó. Đến chiều tối lại tụ về ăn chơi, nhậu nhẹt.”
Người
phụ nữ này cũng nói rằng theo quan sát của bà, có rất nhiều thanh niên Trung Quốc
đã sống ở đây lâu năm chứ không phải mới sang du lịch, ít nhất cũng hai năm và
có người đã sống ở đây hơn năm năm. Họ bỏ mối cà phê, buôn bán nệm, buôn bán một
số hàng hóa gì đó bí mật mà bà không đoán ra và họ có cả đường dây cầm cái số đề,
đường dây cho vay nặng lãi, đường dây đòi nợ thuê ở các tỉnh lân cận.
Nghĩa
là đường dây số đề, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi của các nhóm Trung Quốc điều
hành tại thủ phủ của họ trên đường Trường Sa, Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng.
Bán kính hoạt động cũng như vùng hoạt động của họ lại phủ sóng đến các tỉnh từ
Quảng Bình vào đến Quảng Ngãi, từ Quảng Ngãi trở vào thì có nhóm đầu sỏ ở Nhơn
Lý, Bình Định đều hành và từ Hà Tĩnh ra đến Thanh Hóa thì có nhóm đầu sỏ ở Hà
Tĩnh điều hành.
Theo
bà, trong bốn nhóm hoạt động xã hội đen tại Đà nẵng, Bình Dương, Hà Tĩnh và
Bình Định, mỗi nhóm có một phân vùng nhưng nhóm xã hội đen người Trung Quốc ở
Đà Nẵng là mạnh nhất, có khả năng chi phối trên toàn quốc và họ cũng kín tiếng
nhất bởi đây là nhóm cao cấp. Và đội ngũ người Việt Nam phục vụ cho các nhóm xã
hội đen tại Đà nẵng dưới danh nghĩa doanh nhân trẻ, bà chủ trẻ, ông chủ trẻ nhiều
vô số kể. Bà cũng là người từng làm việc với người Trung Quốc, từng bị lôi kéo
vào hệ thống nhưng hai vợ chồng của bà từ chối. Hiện tại, bà đã sống ở một nơi
khác.
Và theo
người phụ nữ này, nếu đã dính vào đường dây xã hội đen của Trung Quốc, thì dù ở
Đà Nẵng hay ở đâu cũng phải tuyệt đối giữ kín tiếng. Nếu để tiết lộ bí mật, gia
đình của người làm lộ bí mật sẽ bị xử theo luật riêng của giới giang hồ Trung
Quốc.
Người
phụ nữ này nói rằng uống cà phê tại khu vực gần sân bay Nước Mặn hay tại thành
phố Đà Nẵng cũng đồng nghĩa với uống cà phê Trung Quốc bởi mọi thứ đã hoàn toàn
thay đổi theo cung cách Trung Quốc một cách nhanh chóng trong vòng chưa đầy hai
năm. Và có thể nói một cách ngắn gọn: Đà Nẵng là một thủ phủ của giới
giang hồ cộm cán Trung Quốc!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
--------------------
Tin,
bài liên quan
- Bộ trưởng Công thương xác nhận có kinh tế ngầm giữa VN và TQ
- Thương lái Trung Quốc hoành hành trên đất Tây Nguyên
- Thương lái TQ mua hoa Thanh long miền Trung
- Mùa dưa hấu và nước mắt nông dân miền Trung
No comments:
Post a Comment