Minh Uông - The New
York Times
Trà
Mi dịch
Posted
on January 6, 2016 by editor — 0
Comments
Một kỳ nghỉ với gia đình hồi sinh cảm nghĩ về
cuộc trốn chạy khỏi Việt Nam thời niên thiếu.
*
Tân Phú, 1969, Lúc tôi khoảng 5 tuổi, chị tôi
và tôi lái xe đạp chạy tránh bom. Con đường đất rung lên vì những tiếng nổ và
những trái banh lửa bùng cháy ở đàng xa. Chay sát phía sau là con chó của
gia đình tôi. Cuộc bỏ bom kéo dài qua đêm. Nguồn: Minh Uong/The New York Times
Những
hình ảnh kèm theo bài viết này là các bản vẽ theo ký ức và các tác phẩm nghệ
thuật mới dựa trên chuyến trở lại quê hương gần đây của tôi.
Năm
nay, vợ tôi cho rằng chúng tôi nên về Việt Nam nghỉ hè. Con gái của chúng tôi
đã lớn – Lein đã 19 tuổi và Tai 16 tuổi, và nhà tôi cũng nói rằng chúng sẽ
không chịu đi cùng với cha mẹ lâu hơn nữa đâu. Thêm vào đó, bà ấy nói nói,
“Chúng mình không trẻ mãi.”
Tuy
nhiên, tôi nghĩ rằng nhà tôi quẫn trí. Tôi biết rất nhiều người phương Tây đang
khám phá Việt Nam (nào là “món ăn đẳng cấp thế giới”, “vẻ đẹp thiên nhiên ngoạn
mục” và “dân tộc kiên cường nhất của châu Á” là vài mô tả người ta đọc được
trên các trang web du lịch), nhưng Việt Nam không đứng đầu danh sách những nơi
đi nghỉ hè của tôi. Có lẽ vì tôi đã sinh ra ở đó. Đã hơn 40 năm kể từ khi tôi rời
Việt Nam và, cho đến ngày nay, tôi vẫn cảm thấy lo ngại khi nghe tiếng pháo
bông nổ. Đối với tôi, chúng làm dội lại, một cách sống động, trong ký ức của
tôi những ngày cuối cùng, đầy sóng gió, của cuộc chiến.
Xe tay ga và xe máy, Trời Đất! Cú sốc văn hóa
lớn nhất của chúng tôi là các dòng xe máy, xe tay ga trộn lẫn với xe ô tô và xe
tải. Thách thức lớn nhất là băng qua đường, nhắm mắt bước đầu tiên ra khỏi lề
đường. Nguồn: Minh Uông / The New York Times
Đó là
ngày 30 tháng 4, 1975, và Sài Gòn, thủ đô của Việt Nam Cộng hoà, bị bao vây.
Tôi mới 10 tuổi, nhỏ nhất trong tám người con. Tôi đã sống với cha mẹ và bốn
anh chị em của tôi trong một căn nhà một phòng. Việt Cộng đã đang trên đường tiến
về phía quốc hội. Những vang của những quả bom đã phát nổ gần đó. Cha mẹ tôi,
hy vọng đem chúng tôi thoát khỏi sự hỗn loạn, đã nói với anh và chị em tôi lấy
xe đạp và đi đi. Bố Mạ chúng tôi nói khi mọi thứ đã lắng xuống, chúng tôi mới
trở lại.
Đó là lần
cuối tôi nhìn thấy bố mạ cho đến 14 năm sau.
Đó là
những gì sẽ xảy ra khi bạn phải bỏ chạy khỏi quê hương. Bạn không biết rằng bạn
sẽ trở thành một phần của một dòng người tị nạn. Tôi biết được rằng tôi là một
trong số gần 130.000 người đã bỏ chạy khỏi Sài Gòn ngày hôm đó và một trong những
khoảng hai triệu “thuyền nhân” đã rời Việt Nam bằng thuyền và các phương tiện
khác trong hai mươi năm sau tháng 4, 1975. Nhưng tôi đã không chủ ý để đến nước
Mỹ; Tôi rời khỏi nhà của tôi khi cha mẹ tôi nói tôi cần phải đi.
SAIGON, ngày 29 tháng tư năm 1975, cha mẹ tôi
là những người quản lý một ngôi trường Công giáo; bên trái, một máy bay trực
thăng của Mỹ đã hạ cánh trên mái nhà.
Nhà thờ Ba Chuông. Cha mẹ tôi người Công giáo sùng đạo. Tôi nhận phép rửa tội của tôi ở đây và sau đó là một thiếu niên phục vụ Thánh Lễ. Nguồn: Minh Uông / The New York Times
Nhà thờ Ba Chuông. Cha mẹ tôi người Công giáo sùng đạo. Tôi nhận phép rửa tội của tôi ở đây và sau đó là một thiếu niên phục vụ Thánh Lễ. Nguồn: Minh Uông / The New York Times
Chiến
tranh đã là một hằng số của thời thơ ấu của tôi, nhưng tôi đã chưa bao giờ cảm
thấy nó ngay trước mắt như ngày hôm đó.
Thịnh,
anh cả của tôi, lái xe máy chở người vợ đang mang thai và hai đứa con của họ và
chạy nhanh đàng trước. Cường, anh trai khác của tôi, đang trên xe máy của mình.
Chở trên ghế sau là hai túi quần áo của tôi và của anh ấy. Anh Cường đã theo
sát phía sau anh Thịnh. Tôi đi với Phú, người anh thứ ba. Tôi ngồi phía sau xe
đạp của anh đi ngang qua các đường phố đông đúc. Trong lòng tôi là một túi cơm
nếp, vẫn còn ấm từ buổi sáng khi mẹ tôi mới nấu. Tôi thấy mọi người đột nhập
vào các tòa nhà. Những người khác chở những máy móc lớn và bàn ghế văn phòng
trên xe của họ.
Buổi
chiều hôm đó chúng tôi đã đến Nhà Bè, một làng đánh cá nhỏ cách Saigon 10 dặm.
Chúng tôi thấy chiếc xe máy của anh Cường, nhưng không tìm thấy anh ở đâu. Anh
Thịnh tôi nói với chúng tôi là anh Cường đã nhảy lên một chiếc tàu nhỏ, lúc nó
đang rời bến.
Chúng
tôi nghỉ ngơi một thời gian. Và, không biết phải làm gì khác, chúng tôi ăn bữa
trưa với cơm nếp và uống nước chanh tươi mua từ một gian hàng gần đó. Một người
nào đó có radio mở thiệt lớn. Chúng tôi nghe nói Việt Cộng đã chiếm thủ đô. Sài
Gòn đã nằm dưới sự cai trị của Cộng sản. Chúng tôi đã thấy một số người dân địa
phương bắt đầu tháo những lá cờ Việt Nam Cộng hoà trước nhà của họ xuống và
thay thế chúng bằng những lá cờ Cộng sản.
Những
người khác bắt đầu xuất hiện tại bến cảng với tất cả tài sản của họ. Ở đàng xa,
chúng tôi thấy một chiếc tàu nhỏ của hải quân Việt Nam từ từ di chuyển ra khỏi
vịnh về phía đại dương. Anh em của tôi và người đứng đầu của những gia đình
khác đã quyết định chung tiền với nhau và mướn một chiếc thuyền để bắt kịp với
con tàu. Chúng tôi chỉ biết rằng nó đã đi đâu đó. Đi khỏi Việt Nam.
Khoảng
25 người trong chúng tôi bước lên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ, trong đó có bốn
anh em với chị tôi, và đi ra biển. Chúng tôi bắt kịp với chiếc tàu hải quân và
được phép lên tàu. Tất nhiên hướng đi là ra vùng biển quốc tế và để được một
tàu sân bay của Mỹ vớt lên. Trên đường ra biển, chúng tôi thấy những chiếc tàu
của những người đã được cứu thoát bỏ lại. Những chiếc thuyền đó đã trở thành vị
cứu tinh của chúng tôi. Khi động cơ thuyền của chúng tôi đã có vấn đề, chúng
tôi đã bám vào một chiếc thuyền bỏ trống, chuyển tất cả mọi người qua và tiếp tục
cuộc hành trình. (Tất cả, chúng tôi đã làm như vậy bốn lần.)
Minh họa của chuyến đi tị nạn của gia đình
tác giả từ Việt Nam vào năm 1975. Nguồn: Minh Uông / The New York Times
Rồi một
ngày kia chúng tôi gặp một chiếc thuyền đánh cá đã lênh đênh trên biển từ cả một
tháng. Thuỷ thủ đoàn không hay biết về những gì đã xảy ra cho đất nước của
chúng tôi. Họ mời chúng tôi lên tàu và đã cho chúng tôi một bữa ăn có cơm nóng
và đồ biển mới bắt được. Sau đó, chúng tôi chia tay. Họ muốn trở lại làng đánh
cá để chăm lo cho gia đình của họ.
Khoảng
một tuần sau khi chúng tôi rời Nha Bè, nhóm của chúng tôi là 59 người lai bị nhồi
nhét vào một tàu đổ bộ của hải quân. Nó là chiếc thuyền thứ tư bị bỏ rơi mà
chúng tôi đã lên. Chúng tôi cố gắng vượt được một quãng đường dài trước khi động
cơ tàu nhưng hoạt động. Sau đó, chúng tôi đã trôi giạt trên biển, không có thức
ăn. May mắn thay, chiếc thuyền này đã được thiết kế để mang theo nước ngọt
trong thân tàu. Trong khi đó, chúng tôi nghe tin trên đài phát thanh rằng các
tàu của Mỹ đã về lại Mỹ. Hy vọng của chúng tôi đã bị nghiền nát.
Sau ba
ngày lênh đênh trên đại dương, chúng tôi đã được một tàu buôn của Singapore đi
về hướng Đài Loan, cứu vớt. Khi được đưa lên tàu, tôi cảm thấy rất đói, chóng mặt
và buồn nôn vì say sóng.
Nhưng
tôi là một trong những người may mắn. Có khoảng từ 200.000 đến 400.000 người cố
chạy trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền nhưng không bao giờ đến bến bờ bình an.
Đứng quanh cha mẹ của tác giả, theo chiều kim
đồng hồ từ phía dưới bên trái, Minh lúc 6 tuổi; Hoàn, 19 tuổi, một trong ba chị;
Cường, 17 tuổi, người anh thứ hai; Phú, 14; và Bình, 12. Nguồn: Ảnh của gia
đình tác giả.
Tôi đã
ăn đủ bữa lần đầu tiên sau ba ngày chỉ uống nước. Thuỷ thủ đoàn làm cho chúng
tôi một món mì. Chiếc tàu này là quá lớn và nó không lắc lư. Tôi đã hết say
sóng. Điều khổ nhất về thể chất, đã qua.
Chúng
tôi ở tại một căn cứ quân sự trên núi của Đài Loan. Sau một tháng, tất cả chúng
tôi đã được đưa tới một trại ở Guam. Ở đó, chúng tôi cùng tạm cư với hàng trăm
người tị nạn Việt Nam khác. Tại đây tôi đã gặp lại anh Cường, người anh đã bỏ
chiếc xe máy ở Nhà Bè, trong lúc xếp hàng ăn trưa. Tôi hỏi anhvề túi của quần
áo của tôi. Anh giải thích rằng khi anh đến bến cảng và nhìn thấy một chiếc
thuyền đang rời bến tàu, anh đã ném cả hai túi quần áo của chúng tôi và nhảy
lên thuyền. Túi quần áo của tôi trúng thành tàu và rơi xuống nước. Chúng tôi
cũng đoàn tụ với chị gái khác của tôi và gia đình chị ấy.
Chúng
tôi ở lại Guam một tuần. Ngày 4 tháng Bảy, chúng tôi được chuyển đến Fort
Chaffee, Ark., một căn cứ quân sự lớn đến nỗi bạn phải đi xe buýt để đi xung
quanh tất cả các doanh trại. Hội Hồng Thập Tự đã giúp gia đình tôi tìm người bảo
trợ, và hỏi chúng tôi để chọn ba tiểu bang chúng tôi muốn sống định cư. Anh chị
em của tôi quyết định về Massachusetts, bởi vì họ đã nghe nói về các trường đại
học nổi tiếng – Harvard, MIT, Đại học Boston – ở đó.
Năm người
chúng tôi đến Upton, một thị trấn New England đẹp như tranh vẽ, vào một ngày
tháng chín se lạnh. Một xứ đạo, Holy Angels Parrish, cấp cho chúng tôi với một
căn nhà, có cả TV trắng đen 13-inch. Chúng tôi đã xem rất nhiều tập phim
“Sesame Street” và “The Electric Company” để học tiếng Anh. Mặc dù đó là một
mùa đông lạnh, chúng tôi yêu cuộc sống mới tại Mỹ.
Tôi đã
thường không nghĩ về thời gian đó, nhưng trong năm cuối cùng của tôi tại Viện
Pratt ở Brooklyn, tôi cảm thấy bắt buộc phải vẽ lại những ký ức của tôi về chiến
tranh và hành trình của chúng tôi từ Việt Nam đến Mỹ. Khi tôi bắt đầu lên kế hoạch
chuyến đi của chúng tôi trở lại Việt Nam, tôi nghĩ về những hình ảnh đó và tự hỏi
liệu tôi có thể nhận ra một số trong những nơi tôi sắp được về xem.
(Trái) Bố, Mạ | Sau 30 tháng tư năm 1975. Cha
mẹ tôi không biết những gì đã xảy ra với hầu hết những đứa con của ông bà sau vụ
đánh bom ở Sài Gòn. (Phải) Selfie với chị lớn, ngày 12 tháng 8 năm 2015.
Sau 30 tháng
tư năm 1975. Cha mẹ tôi không biết những gì đã xảy ra với hầu hết những đứa con
của ông bà sau vụ đánh bom ở Sài Gòn. Chúng tôi đã đi thoát trên một chiếc thuyền,
nhưng chúng tôi không có cách nào để liên lạc với cha mẹ. Chính phủ mới đã lấy
trường học và thay tên của nó. Chúng tôi cũng rất lo lắng cho sự an toàn của
cha mẹ mình. Chúng tôi không chắc chính phủ mới sẽ làm gì với họ nếu họ biết hầu
hết con cái của cha mẹ chúng tôi đang sinh sống tại Mỹ. Cuối cùng, phải mất hai
năm trước khi chúng tôi có thể liên lạc được và nói với cha mẹ rằng chúng tôi vẫn
bình an.Chúng tôi đã đi thoát trên một chiếc thuyền, nhưng chúng tôi không có
cách nào để liên lạc với cha mẹ. Chính phủ mới đã lấy trường học và thay tên của
nó. Chúng tôi cũng rất lo lắng cho sự an toàn của cha mẹ mình. Chúng tôi không
chắc chính phủ mới sẽ làm gì với họ nếu họ biết hầu hết con cái của cha mẹ
chúng tôi đang sinh sống tại Mỹ. Cuối cùng, phải mất hai năm trước khi chúng
tôi có thể liên lạc được và nói với cha mẹ rằng chúng tôi vẫn bình an.
Một
trong những điểm nổi bật chính của chuyến đi của chúng tôi là đoàn tụ với chị
Viên, chị cả của tôi. Hồi còn nhỏ, tôi hầu như không biết chị. Chị ấy đã trưởng
thành và sống ở ngoài Sài Gòn. Chị chỉ chỉ ghé thăm gia đình trong dịp Tết, Tết
âm lịch của chúng tôi. Sau chiến tranh, chị đã trở thành một góa phụ và nuôi 7
người con trai trong một căn nhà một phòng. Để kiếm sống, tất cả họ đều may đồng
phục cho Việt Cộng trong căn nhà nhỏ. Chị ấy kể cho tôi rằng trong đêm, chuột
chạy qua chân cô khi chị đang cố dỗ giấc ngủ.
Nguồn: Minh Uông / The New York Times
Một
bản của bài viết này đã đăng trong báo giấy ngày 20 Tháng 12 năm 2015, trên
trang TR6 của ấn bản ở New York với tiêu đề: “Ký ức về những gì gì tôi đã bỏ lại.”
© 2016
DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Minh Uông, How
I Escaped Vietnam. The New Yor Times, 16 tháng 12 năm 2015
No comments:
Post a Comment