15.01.2016
Trong
cuộc chiến giành chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội XII của đảng
này nhóm họp chính thức vào ngày 21/1 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thảm bại
trên các “mặt trận’”: đạo đức (tham nhũng nghiêm trọng, dùng quyền lực làm giàu
cho người trong gia đình, cài đặt con cáii vào các vị trí quyền lực theo kiểu
“tập quyền”…), kinh tế (các tập đoàn kinh tế Vinashin, Vinalines do Thủ tướng
trực tiếp lập ra và điều hành sụp đổ tan tành, tài chính quốc gia cạn kiệt dẫn
đến mức chính phủ phải vay quốc tế để đảo nợ…). Vì vậy, Nguyễn Tấn Dũng và phe
ông ta chỉ còn bấu víu vào lá bài “chống Trung Quốc, bảo vệ độc lập và chủ quyền
lãnh thổ Việt Nam”. Thế nhưng, oái ăm thay, đây lại chính là tử huyệt lớn nhất
của Nguyễn Tấn Dũng vì mọi chứng cứ đều cho thấy Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nhất
thời bán nước cho Trung Quốc mà nghiêm trọng hơn, thực hiện hành vi phản bội Tổ
quốc này một cách có chủ ý.
Chống
Trung Quốc ảo nhưng bán nước cho Trung Quốc thật
Trong
bài trả lời phóng viên quốc tế tại Philippines ngày 21/5/2015, tức gần
3 tuần sau khi Trung Quốc ngang nhiên cắm giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng
biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là
thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận
lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… Việt Nam chúng tôi
đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý,
theo luật pháp quốc tế.”
Thế là
ngay lập tức đã dậy lên một làn sóng tụng ca Nguyễn Tấn Dũng, kể cả trong giới
đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, nào là “Thủ tướng là khí phách Việt Nam”, nào là
“Thủ tướng là anh hùng dân tộc”, “phát biểu của Thủ tướng có giá trị như một lời
hô thoát Trung”. Thậm chí có người mơ nghĩ đây là “đèn xanh” cho tự do biểu
tình để bày tỏ lòng ái quốc trước thảm họa mất nước….
Thế
nhưng phẫn uất thay cho những người Việt Nam yêu nước thơ ngây (nếu quả thực
như vậy), việc Nguyễn Tấn Dũng “chống Trung Quốc” hoàn toàn là “ảo”.
Điều dễ
nhận thấy nhất là cái tên “Trung Quốc” thậm chí “giàn khoan Hải Dương-981” đã
không hề xuất hiện trong tuyên bố của Nguyến Tấn Dũng. Không dám vạch mặt, chỉ
tên kẻ xông vào cướp nhà mình thì sao có thể là “anh hùng”, là “khí phách”!
Còn nếu
“chín bỏ làm mười”, cứ cho là Nguyễn Tấn Dũng nói bóng gió đến Trung Quốc đi
thì “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một
thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” không thể là không hành động,
không thể không “đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế” như Dũng đã tuyên bố.
Thế
nhưng như mọi người đã thấy, cho đến nay Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã không hề
có lá đơn nào khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế trong khi nước này không
ngừng bồi đắp các đảo và bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở biển Đông thành
các căn cứ quân sự, liên tục cho tàu thuyền đâm chìm các tàu thuyền của ngư dân
Việt Nam và mới đây nhất, liên tục xâm phạm không phận của Việt Nam...
Chẳng
những thế, Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam
đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa được Quốc
hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 nhưng đã 3 năm rưỡi trôi
qua mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn kiên quyết không ban hành nghị định hướng
dẫn thi hành. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng bằng thủ thuật hành chính đã vô hiệu
hóa văn bản pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa
và Trường Sa là của Việt Nam!
Một sự
thật hiển nhiên là trong khi Nguyễn Tấn Dũng đã không cho người dân Việt Nam và
thế giới một cơ hội nào để được “một thấy” sau khi đã “trăm nghe” về lập trường
“chống Trung Quốc” hay “thoát Trung” của ông ta thì Việt Nam đã bị Nguyễn Tấn
Dũng trong hai nhiệm kỳ Thủ tướng của mình quẳng thẳng thừng vào miệng con trăn
phàm ăn có tên “bành trướng Trung Quốc”.
Về lãnh thổ, hầu hết những khu vực xung yếu về an
ninh – quốc phòng của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm cứ dưới vỏ bọc các dự án
kinh doanh.
Dọc biển
thì từ Quảng Ninh (Nhiệt điện Mông Dương 2 tại Cẩm Phả, khu công nghiệp Texhong
Hải Hà tại Móng Cái…), Hải Phòng (Nhiệt điện Thủy Nguyên…), Hà Tĩnh (khu
công nghiệp Fomosa gồm cảng Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương tại Kỳ Anh), Quảng
trị (Công ty chăn nuôi tại Cửa Việt) cho đến Khu du lịch mũi Cửa Khẻm ở chân
đèo Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), các khu Trung Quốc dọc bờ biển Đà
Nẵng, Bình Định (Khu kinh tế Nhơn Hội tại Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù
Cát), Bình Thuận (Nhiệt
điện tại Vĩnh
Tân), Ninh Thuận (Nhà máy titan tại Sơn Hải), Trà Vinh (Nhà máy nhiệt điện
Duyên Hải) … Trên đất liền thì từ Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến
Tây Nguyên, địa bàn chiến lược bậc nhất của Việt Nam (Nhà máy khai thác bauxite
tại Nhân Cơ, Tân Rai)… Cộng vào đó là khoảng 400 ha rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn
cho thuê 50 năm.
Nghiêm
trọng không kém là cùng với sự chiếm cứ này là thủ đoạn Hán hóa dân cư khi người
Trung Quốc lấy vợ Việt, sinh con đẻ cái…. Đích thân Nguyễn Tấn Dũng còn nới rộng
biên độ Hán hóa đó khi chỉ đạo chính quyền Hà Tĩnh cho Trung Quốc thuê Vũng Áng
70 năm thay vì 50 năm theo quy định của Luật Đất đai!
Về kinh tế, Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc hầu như
toàn bộ. Nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, từ 15,9% vào 2005 (năm
trước khi Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng) với 2,67 tỷ USD lên tới 29,8% vào năm
2015 với 32,3 tỷ USD trong khi 90% các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia (công
trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…) đều nằm trong
tay nhà thầu Trung Quốc. Việc đồng Nhân dân tệ hiện khuynh đảo thị trường
tài chính Việt Nam chỉ là hệ quả tất yếu của tình trạng này mà thôi.
Về mặt môi trường, Việt Nam bị hủy hoại
nghiêm trọng vì các dự án của Trung Quốc sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm, đã
bị đào thải ở ngay Trung Quốc (khai thác bauxite với công nghệ “thải ướt",
luyện thép lò đứng, nhiệt điện …).
Về văn hóa - xã hội, dân tộc Việt Nam
đang đối mặt với cái chết được báo trước với việc Chính phủ Việt Nam rắp tâm
xóa bỏ môn lịch sử trong trường học cũng như với đủ loại thực phẩm độc hại được
nhập ồ ạt từ Trung Quốc giết dần, giết mòn các thế hệ người Việt Nam cả hiện tại
lẫn tương lai.
……
Việc những
công dân Việt Nam lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược bị chính quyền đàn áp khốc
liệt cũng không nằm ngoài cái logic bán nước cho Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.
Tiến sĩ
Luật Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa do đã ra quyết định cho
Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên xâm hại môi trường, an ninh quốc
gia – quốc phòng và văn hóa bản địa, yêu cầu chính quyền công nhận liệt sĩ cho
các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược
Hoàng Sa; blogger Phạm Viết Đào lên án chính quyền quên lãng các liệt sĩ hy
sinh trong chiến tranh biên giới 1979 chống xâm lược Trung Quốc … đã bị bỏ tù;
blogger Nguyễn Hữu Vinh chủ trang Ba Sàm với những mục “Bá quyền
Trung Quốc”, “Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa” sắp bị đưa ra xét xử cùng với cộng
sự Nguyễn Thị Minh Thúy sau hơn 20 tháng bị giam cầm...
Các cuộc
biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nhân tưởng niệm cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa
năm 1974, cuộc chiến biên giới 1979, cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988, rồi khi
Trung Quốc cắm giàn khoan dầu Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, đâm chìm
tàu, thuyền của ngư dân Việt Nam, cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam… đều bị
chính quyền cấm cản, đã không ít người biểu tình bị đánh đập, bắt giam…
Đến
đây, cho dù nhất trí rằng nhà cầm quyền mà tham tàn thì trước sau gì cũng dâng
lợi ích, thậm chí chủ quyền, lãnh thổ quốc gia cho ngoại bang, người đọc không
thể tự hỏi tại sao Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng lại có thể bán nước cho Trung Quốc một cách bài bản đến như vậy?
Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành
vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của
Trung Quốc.
Điệp
viên hoàn hảo của Trung Quốc
Tiểu
sử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Thông tấn xã Việt Nam đăng tải cho
thấy Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ ra nước ngoài học tập và sinh sống. Thế nhưng
vào năm 2009, trước khi bị bắt về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”, bản thân tôi đã được một sĩ quan quân đội nhiều lần
tháp tùng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc cho biết: “Nguyễn Tấn Dũng nói tiếng Trung Quốc rất
thạo. Ngoài những buổi hop chính thức ra, Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện trực tiếp
với người Trung Quốc mà không cần phiên dịch”!
Lẽ dĩ
nhiên, để một người Việt Nam ở giai đoạn “tiền internet” nói thông thạo tiếng
Trung Quốc thì chỉ có hai cách. Một là, sống trong khu phố Tàu như Chợ Lớn. Hai
là, học tập hay sinh sống ở Trung Quốc. Ngay cả học tiếng Trung Quốc ở một trường
chuyên ngoại ngữ cũng không thể nói thông thạo vì đơn giản là không có môi trường
giao tiếp. Do đó, chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng đã có một thời gian sống ở Trung Quốc
bởi không có bằng chứng nào cho thấy Dũng đã từng sống ở khu phố Tàu. Kết luận
này được củng cố với thông tin sau đây trên trang điện tử du
học giới thiệu Đại học Bách Khoa Quế Lâm, thành phố Quế Lâm, Quảng Tây,
Trung Quốc: “Về
quan hệ với Việt Nam, Quế Lâm là mốc son chứng nhận cho quan hệ hữu nghị Việt –
Trung. Hơn nữa, Quế Lâm từng là nơi sống và làm việc của Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan và hơn 20 vị lãnh đạo cao cấp của
chính phủ Việt Nam”.
Thực vậy,
chuyện ra nước ngoài nếu chính đáng thì không việc gì phải giấu. Chẳng hạn,
trong tiểu sử cựu
phó Thủ tướng Vũ Khoan trên Wikipedia có ghi rõ ông này được chính quyền
Việt Nam gửi đi học tại "Dục tài học hiệu Nam Ninh” tại Quảng
Tây, Trung Quốc. Vì thế việc Nguyễn Tấn Dũng giấu nhẹm bản
thân đã từng sống tại Trung Quốc cho thấy quan hệ giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trung
Quốc phải ở “trên mức bình thường” hay nói thẳng ra, Dũng đã được Trung Quốc
tuyển mộ làm “điệp viên chiến lược” có nhiệm vụ “chui sâu, leo cao” trong bộ
máy quyền lực của Việt Nam để phục vụ kế hoạch từng bước thôn tính Việt Nam của
nước này. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải giữ kín thông tin về
việc Dũng đã sống một thời gian tại Trung Quốc để không gây bất lợi cho việc
Dũng thực hiện “điệp vụ” này, nhất là trong bối cảnh người Việt Nam luôn cảnh
giác với Trung Quốc để không bị Bắc thuộc một lần nữa.
Vấn đề
là liệu việc Nguyễn
Tấn Dũng quyết xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam để thiết lập độc tài cá nhân như
tôi đã cảnh báo trên VOA ngày 11/10 năm ngoái có nằm trong kế hoạch của Trung
Quốc không?
Phải khẳng
định rằng Mao Trạch Đông và Ban lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ tin
vào chủ nghĩa cộng sản đồng nhất với “Thế giới đại đồng – Bốn phương vô sản đều
là anh em” cả. Ngược lại, họ chỉ coi chủ nghĩa cộng sản là công cụ giúp họ
giành chính quyền ở trong nước và thực hiện bành trướng Đại Hán. Chủ nghĩa thực
dụng “đặc sắc Trung Quốc” này được phát huy cao độ với thuyết “bất kể mèo trắng
hay mèo đen miễn là bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình. Thành ra, mục tiêu của Trung Quốc là thôn tính Việt Nam, tối đa là sáp nhập, tối
thiểu là biến thành thuộc địa và để đạt mục tiêu này Trung Quốc phải
dựng lên cho được ở Việt Nam một chế độ tuân phục tuyệt đối Trung Quốc. Với
toan tính đó, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa cộng sản đã tan biến cùng với sự
sụp đổ của Liên Xô cách đây ¼ thế kỷ, một chế độ độc tài cá nhân ở Việt Nam sẽ
giúp Trung Quốc thôn tính Việt Nam nhanh hơn một chế độ độc tài tập thể mà ở
đây là chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực vậy,
độc tài cá nhân thì hành vi, kể cả bán nước, không bị kiểm soát, ngăn cản bởi bất
cứ ai. Do đó để thực hiện mục tiêu thôn tính Việt Nam, nhất là trong tình hình
hiện nay khi biết chiêu lừa “đại cục – xã hội chủ nghĩa” của mình không còn hiệu
nghiệm ngay cả đối với những thành phần giáo điều nhất trong ban lãnh đạo Cộng
sản Việt Nam, Trung Quốc giật dây Nguyễn Tấn Dũng tiến hành giải tán đảng cộng
sản để thiết lập độc tài cá nhân.
Cụ thể là, một khi Nguyễn Tấn Dũng thành công
trong “đảo chính Đảng” thì kịch bản “thôn tính Việt Nam” của Trung Quốc sẽ là
như sau:
Ngay lập tức, tấn công đánh chiếm nốt phần
còn lại của quần đảo Trường Sa của Việt Nam;
Tiếp theo, đưa quân và kèm theo đó là dân ồ ạt
vào Việt Nam để thuộc địa hóa Việt Nam rồi tiến tới sáp nhập Việt Nam vào hẳn
Trung Quốc. Để thực hiện màn chót Hán hóa này Nguyễn Tấn Dũng hoặc kẻ ”kế vị”
Dũng sẽ cho di dân Trung Quốc nhập tịch Việt Nam đủ để đưa Việt Nam thành một bộ
phận lãnh thổ Trung Quốc trong khuôn khổ của một cuộc “trưng cầu ý dân”, y hệt
cách thức Nga đã tiến hành ở Crimea để sáp nhập lãnh thổ này của Ukraine vào
Nga.
Việc
Nguyễn Tấn Dũng là “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc còn lộ rõ qua cung
cách nước này xây dựng và đánh bóng “uy tín” cho Dũng trong mắt người Việt Nam
nói chung, các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, nhất là khi Đại hội
XII của đảng này đang đến gần.
Trước hết,
do nắm được đặc điểm “chống Trung Quốc” của người Việt Nam nên Trung Quốc không
ngần ngại dán cho Nguyễn Tấn Dũng cái nhãn “chống Trung Quốc” và qua đó “lập lờ
đánh lận con đen”, làm mọi người hiểu rằng các đối thủ của Dũng trong ban lãnh
đạo Việt Nam là “Lê Chiêu Thống”, là “bán nước cho giặc”. Lời bình sau đây của
tờ Tuần báo Bắc Kinh số ra ngày 9/6/2015 là một ví dụ:“Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn
mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo cấp
cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đặt lợi ích quốc gia lên trên
tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người
trẻ tuổi”!
Trung
Quốc cũng bày cho Dũng kế “nói mà không làm” và Dũng đã thực hiện thành thục
khi đưa ra những phát ngôn đượm màu “Sát Thát” như tại Philippines ngày
21/5/2105 mà trên tôi đã đề cập.
Ngoài
ra, vận dụng “khổ nhục kế” của tổ tiên, Trung Quốc giúp Dũng lập cả chục “trang
điện tử ảo” (không có tên và địa chỉ thực địa của ban biên tập) mang tên “Nguyễn
Tấn Dũng Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (nguyentandung.org)
hừng hực “thoát Trung”, thậm chí với avatar
“Khởi kiện Trung Quốc” cốt lấy cho Dũng phiếu vào vị trí Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam từ những ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm cũng như của những
đại biểu dự Đại hội XII của Đảng có tinh thần dân tộc. Chẳng hạn bài “Người
đứng dậy thay tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam” đăng ngày 31/12/2015
có câu:“Chưa có một phát biểu mạnh mẽ nào
lên tiếng về vấn đề này ngoại trừ tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị
viển vông’“!
Không
chỉ bằng lời nói, vẫn theo “khổ nhục kế”, Trung Quốc còn phối hợp với Nguyễn Tấn
Dũng tạo sự kiện để tối đa hóa ấn tượng về một “Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Quốc”
mà ở đây là tổ chức các cuộc đập phá quy mô lớn gọi là nhằm vào các doanh nghiệp
Trung Quốc ở Bình Dương và Vũng Áng, Hà Tĩnh, dưới chiêu bài phản đối Trung Quốc
cắm giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Thực vậy, các cuộc đập
phá đã diễn ra với sự tham gia của cả vạn người mà lạ lùng thay, không hề có sự
can thiệp của công an vốn luôn thường trực “chống bạo loạn” trong gần suốt thời
gian diễn ra các sự kiện đó và cũng chỉ có 2 doanh nghiệp của Trung Quốc bị thiệt
hại trong tổng số hơn 460 doanh nghiệp nước ngoài bị đập phá. Nhân đây cũng phải
nói rằng việc tạo ra các cuộc “bạo loạn” này là “nhất cử lưỡng tiện”, vừa lấy
điểm “ái quốc” cho Nguyễn Tấn Dũng vừa làm các doanh nghiệp nước ngoài không phải
Trung Quốc sợ mà rút khỏi Việt Nam và như thế, “bất chiến tự nhiên thành”, các
doanh nghiệp Trung Quốc sẽ “một mình một chợ” mà lũng đoạn kinh tế Việt Nam.
Cuối
cùng, nhằm tạo “cú hích chiến lược” cho “điệp viên chiến lược” của mình trong
cuộc đua nước rút giành vị trí đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước
kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt
Nam đầu tháng 11/2015, ngay trước thềm Đại hội XII của đảng này không kể những
cái ôm hôn thắm thiết dành riêng cho Nguyễn Tấn Dũng, đã chỉ mời một mình nhân
vật này sang thăm Trung Quốc trong khi Tập sang Việt Nam là theo lời mời của Tổng
Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Kết luận
lại, thảm họa Bắc thuộc mới mang tên “Nguyễn Tấn Dũng” đã hoàn toàn lộ sáng và
nếu nó không bị chặn đứng kịp thời, ngay tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt
Nam diễn ra trong 1 tuần nữa, thì toàn dân Việt Nam sẽ không còn con đường nào
khác là vùng lên để tự cứu lấy mình để rồi tiếp đó dựng nên một Việt Nam thực sự
Độc lập, Dân chủ, Nhân quyền và Toàn vẹn lãnh thổ.
----------------------------
*Các
bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm
hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment