Lê Quỳnh
BBCVietnamese.com
11-1-2016
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘được Bộ Chính trị đề cử’ để ở lại thêm một năm, trong
phương án đệ trình ra Hội nghị Trung ương 14, theo một số nguồn tin từ Việt
Nam.
Hội nghị
lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI đã khai mạc
ngày 11/1, dự kiến kéo dài đến 13/1.
Nhưng
trước khi bước vào Hội nghị, tại cuộc họp cuối tuần trước, 16 thành viên Bộ
Chính trị đã chọn phương án giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, ở lại
một năm.
Theo
phương án này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ nghỉ hưu.
Ông Trọng
sẽ ở lại một năm, và một tân Tổng Bí thư sẽ do Bộ Chính trị khóa mới (khóa 12)
lựa chọn.
Tuy
nhiên, đây chỉ mới là phương án được Bộ Chính trị đưa ra Hội nghị 14 thảo luận.
Lá phiếu
của Ban Chấp hành Trung ương sẽ quyết định liệu phương án này có được chọn hay
không.
‘Đặc
biệt tái cử’
Phát biểu
khai mạc Hội nghị ngày 11/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói hội nghị này “thời
gian họp không dài, nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”.
Diễn
văn của ông Nguyễn Phú Trọng cho biết sau kết quả thảo luận của hội nghị 13, Tiểu
ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã “thống nhất giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt
khoá XII bao gồm các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI đủ tiêu
chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi và trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử khoá XII”.
Ngoài
ra, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng “đề nghị giới thiệu thêm một số đồng
chí Uỷ viên Trung ương khoá XI thuộc trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử khoá XII”.
Bên cạnh
phương án về chức vụ Tổng Bí thư, Hội nghị 14 cũng sẽ xem xét, đề cử nhân sự
cho ba chức khác trong ‘Tứ trụ’: Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.
Đại hội
XII của Đảng Cộng sản sẽ tổ chức phiên trù bị ngày 20/1 và khai mạc chính thức
ngày 21/1.
Việc Đảng
Cộng sản vẫn chưa quyết định xong ứng viên cho vị trí ‘Tứ trụ’ dù đã sát ngày Đại
hội cho thấy sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của chính trường Việt Nam lần
này.
Những
diễn biến này cũng được giới quan sát quốc tế ghi nhận.
Tiến sỹ
Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong cho rằng “tính quyết tâm của ông
Nguyễn Phú Trọng” lần này đã khiến các đối thủ của ông “bị bất ngờ”.
Trước
đó, trong một bài dự báo các sự kiện lớn ở châu Á năm 2016, Joshua
Kurlantzick từ Hội đồng Đối ngoại (Council for Foreign Relations),
một tổ chức nghiên cứu đặt ở Mỹ, viết trong dự đoán thứ 8 là Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng của Việt Nam “sẽ lên làm tổng bí thư Đảng”.
Ông
Kurlantzick viết rằng: “Một số nhân vật bảo thủ tức tối vì ông Dũng đã dẫn dắt
Việt Nam gia nhập TPP, điều sẽ buộc Hà Nội phải tự do hóa một số doanh
nghiệp nhà nước và nâng cấp quyền của người lao động...Nhờ TPP, xuất khẩu của
Việt Nam sẽ tăng 37% đến năm 2025, theo một đánh giá của Viện
Peterson..."
Ý kiến
của GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam từ Úc, cũng thiên về khả
năng chức tổng bí thư có thể sẽ về tay ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy
nhiên, những diễn biến gần sát ngày Đại hội Đảng XII cho thấy nội tình chính trị
Việt Nam có thể bất ngờ hơn các dự đoán trước đây.
Còn phải
chờ xem Hội nghị 14 và chính kỳ họp Đại hội XII đem lại kết quả ra sao về chức
tổng bí thư.
No comments:
Post a Comment