Monday, 11 January 2016

NỔ BÊN TRONG HỆ THỐNG & THAY ĐỔI HỆ THỐNG (Lê Minh Nguyên)





Lê Minh Nguyên
Posted by adminbasam on 12/01/2016

Vấn đề của Việt Nam là vấn đề chế độ chính trị chứ không phải vấn đề nhân sự ai đi ai ở trong tứ trụ.

Khi văn kiện đại hội, và nhất là nghị quyết đại hội, có giá trị khung sườn cho 5 năm sắp tới vẫn là định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn quốc doanh chủ đạo, vẫn Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn độc tài độc đảng thì vở tuồng để hát vẫn vậy, đào kép không thể diễn xuất khác được, trừ khi muốn thất nghiệp. Ban Chấp Hành Trung Ương không có quyền đi ra khỏi khung sườn này trong hơn một tá các kỳ họp trung uơng của nhiệm kỳ 5 năm.

Trong khi các phe nhóm trong đảng dùng mọi thủ đoạn dơ bẩn đánh vào cá nhân thay vì vào đường lối, nặc danh thay vì có tên tuổi đường hoàng, hoả mù thay vì trong sáng, thì dân chúng và các thành phần tranh đấu cho dân chủ bị họ kéo vào. Bình thường họ xem dân chúng như cỏ rác, hoàn toàn không có tiếng nói trong vấn đề quyết định ai là người lãnh đạo mình, nhưng khi họ yếu thì họ kéo người ngoài đảng vào để có thêm vây cánh.
Đây là hiện tượng ở Liên Sô cuối thập niên 1980s, đảng CS bị bế tắc trong vấn đề lãnh đạo đất nước, nhất là bế tắc kinh tế. Tất cả các phe nhóm trong đảng đều đồng ý phải thay đổi. Nhưng họ chỉ đồng ý được đến đó, vì câu hỏi tiếp theo là thay đổi như thế nào thì mỗi phe có một kịch bản riêng và đào kép để thủ diễn riêng theo một đạo diễn riêng. Và kết quả như thế nào thì ai cũng đã biết.

Nhưng có thể nói sự sụp đổ của Liên Sô xảy ra tương đối ôn hoà, không đổ máu, để giải quyết vấn đề chế độ chuồng sắt lỗi thời vô nhân tính mà người bên trong hệ thống không thể làm được nếu văn kiện đại hội vẫn là lối mòn cũi sắt, họ không làm được bởi vì họ không thể buông bỏ quyền lợi và địa vị đang có, các trung ương uỷ viên là những người đang hưởng thụ những thứ đó, làm sao mà họ biểu quyết để bỏ cái chuồng sắt?

Sự thay đổi một hệ thống (chính trị) nó thường đi qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn tỉnh/status quo (hay freeze) mà đảng CSVN đang muốn tiếp tục duy trì qua mỹ từ “ổn định để phát triển”, ở Mỹ nó là 4 năm giữa mùa bầu cử.

Thay đổi xảy ra khi nó đi sang giai đoạn động-change (hay unfreeze) tức lúc đại hội đảng, hay mùa bầu cử ở Mỹ. Nó thay đổi chính yếu là đường lối và nhân sự, thông thuờng là bên trong hệ thống, như bên trong chế độ độc tài độc đảng ở VN, hay bên trong chế độ dân chủ tự do của Hoa Kỳ.

Nhưng nó cũng là cơ hội để thay đổi hệ thống (transform) một cách ôn hoà khi hệ thống bị rách hay bị lỗi thời. Giai đoạn này quan trọng nhất trong 3 giai đoạn vì những điều mong muốn có cho ra kết quả như ý hay không thì nó xảy ra ở giai đoạn này.

Các chế độ CS vì nó được designed/hoạ kiểu ban đầu là cho phép sát phạt nhau để cũng cố cái cũi sắt, ai muốn sổ lồng phải triệt hạ ngay từ trong trứng nước (Trần Xuân Bách), cho nên sự thay đổi chính cái hệ thống ấy một cách ôn hoà đã không xảy ra, trong khi sự sụp đổ lại xảy ra hàng loạt khi thay đổi phải đến, như ở Đông Âu.

Chính vì dòng sống của con người nó cứ thản nhiên mở ra về phía trước với những yếu tố mới (thế hệ millenials tức giới trẻ 18-35) và môi trường mới (như nhân loại buớc qua Thời Đại Thông Tin-Information Age từ Thời Đại Kỹ Nghệ-Industrial Age) cho nên hệ thống chính trị phải có khả năng điều chỉnh cái hình hài và cái vỏ bọc bên ngoài để tương tác với môi trường, nhưng Mác-Lê không cho phép. Cho nên đại hội đảng dù có đấm đá sát phạt tàn tệ như thế nào thì nó cũng chỉ là những vụ nổ ở bên trong hệ thống (implosions) để chờ cho đến khi yếu tố và môi truờng mới, tức tác động từ bên ngoài làm cho nó nổ tung để sụp đổ (explosion), không như các chế độ tự do dân chủ, có vỏ bọc mềm mại và khả năng điều chỉnh hình hài (qua các tu chính án).

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tái ổn định (refreeze), hệ thống sẽ đông cứng lại sau những gì đã xảy ra ở giai đoạn hai, trong đảng CSVN nó có nghĩa là sau ngày 28/1/2016, ngày cuối cùng của Đại Hội 12. Nó sẽ rất là khó để thay đổi trong giai đoạn này, trừ khi có đảo chánh hay chiến tranh.

Như nhà thơ Nguyễn Duy có viết “Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”, có một blogger đã viết rằng đây là sự tranh chấp giữa kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường theo định hướng Mafia. Kết quả nhân sự của Đại Hội 12 đảng CSVN có thế nào thì tù nhân lương tâm vẫn còn tiếp tục nhập kho, những nguời tranh đấu ôn hoà như LS Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng… vẫn bị đàn áp, các quyền làm người căn bản vẫn bị tướt đoạt, thì nó có ý nghĩa gì cho dân tộc VN đâu? ngoài sự trấn áp để hút máu bốc lột, nhiễm độc dân tộc thành thần dân Dracula.

Nhân mùa đại hội đảng CSVN, ta thử đem thước ra đo xem 3 tiêu chuẩn tối thiểu, không thể rớt/fail dù chỉ rớt có một, xem CSVN đang ở đâu trong nấc thang thiện chí thay đổi từ trên.

Thước đo 1: Các tù nhân chính trị và tôn giáo có được thả hết ra chưa hay những nguời tranh đấu ôn hoà bên ngoài vẫn tiếp tục bị bắt? – Fail

Thước đo 2: Những người đã mãn hạn, ra tù có bị canh rình hay tống ra ngoại quốc hay không? – Fail

Thước đo 3: Các quyền làm người căn bản như quyền tự do báo chí, tự do lập hội, biểu tình ôn hoà có được hành xử hay không? – Fail

Chế độ chưa bao giờ có chủ trương hoà giải với các thành phần dân tộc trong nước, tôn trọng họ và xem họ là đối tượng để đối thoại, nhưng sẵn sàng gài game với người Việt hải ngoại (Nghị Quyết 36, kêu gọi đại đoàn kết…) qua những hứa hẹn hão huyền về đặc quyền đặc lợi hay danh vị (như ghế quốc hội giữa năm 2016).

Nổ bên trong hệ thống như hiện nay giữa những phe đảng là điều người dân không cần, điều người dân cần là thay đổi hệ thống. Nó chỉ có giá trị khi nguời cộng sản nên nhân cơ hội này mà chia cái đảng trên 4 triệu đảng viên này thành hai hay nhiều đảng (explosion) để có đa đảng, khởi đi một bước ban đầu trên tiến trình dân chủ hoá Việt Nam, bước đi vừa có lợi cho dân tộc và vừa không ai trong quý vị phải chết hay phải chịu quá nhiều mất mát.

-------------------

XEM THÊM :

10.01.2016





No comments:

Post a Comment

View My Stats