Terasa Avila Sương Quỳnh
- GNsP
Đăng ngày 02.01.2016 -
2:17pm
GNsP – Trong lúc tôi phỏng vấn cựu thiếu uý Tống Viết Sơn thì một TPB ngồi
bên cạnh lắng nghe câu chuyện của chúng tôi. Ông chính là người giải thích cho
tôi rõ hơn những hạng huân chương của QL VNCH, kể cả 3 loại thương binh sau khi
được thẩm định, rồi giải thích rất nhiều tên gọi của QL cho tôi hiểu. Tôi cũng
đang lung túng về chuyên môn này và cũng tò mò vì sao ông này vanh vách như vậy,
thì ông giới thiệu: Tôi là bạn cùng xóm với Thiếu tá Nguỵ Văn Thà, tôi học trên
ông Thà vài lớp. Thiếu Tá Ngụỵ Văn Thà chắc ai cũng nhớ, đó là hạm trưởng HQ10
Lý Thường Kiệt, ông đã hy sinh trong trận hải chiến với quân Trung Cộng tại
Hoàng Sa năm 1974.
Cựu đại uý Lê Văn Phú sinh năm 1939, ông là đại đội
trưởng đại đội 2 , tiểu đoàn 37 – Biệt Động Quân. Ngày 7-10-1959 ông được nhận
vào học tại trường sĩ quan Thủ Đức, khoá 9. Ông học 13 tháng về sĩ quan Bộ
Binh. Lúc ra trường ông là Chuẩn uý, nhưng biến cố ngày ra trường in đậm trong
ông đó là ·Vụ đảo chính bất thành của nhóm các sĩ quan do Nguyễn Chánh Thi,
Vương Văn Đông cầm đầu vào ngày 11 tháng 11 năm 1960.
Cựu đại uý Lê Văn
Phú
Ra trường, ông được điều về tiểu đoàn 2 trung đoàn
44 thuộc sư đoàn 23 Bộ Binh đóng tại Ban Mê Thuật. Năm 1961 ông được đưa về Nha
Trang đào tạo khoá Biệt Đông Quân. Mãn khoá ông được nhận về đại đội 203 Biệt Động
Quân (Lúc đó chưa thành lập tiểu đoàn). Năm 1962 ông đổi về đại đội 324 Biệt Động
Quân đóng tại Bình Dương. Năm 1963 được đề cử giữ chức đại đội trưởng đại đội
2, tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân. Ông kể rằng những năm tháng đó đánh nhau rất khốc
liệt, không ngày nào mà không nghe tiếng súng, đại đội ông điều đi khắp nơi.
Trong một trận chiến tại chiến trường Tây Bắc – Quảng Ngãi, ông bị một mảnh
pháo gặm từ sau lưng xuyên thấu lên yết hầu. Ngay lập tức ông được cấp cứu tại
quân y viện Quảng Ngãi, rồi được chuyển ngay về quân y viện Duy Tân – Đà Nẵng.
Đại tá quân y Nguyễn Văn Tam trực tiếp điều trị cho ông phải thốt lên: Chỉ có
Chúa mới cứu ông lần này, vì chỉ cần lệch một chút thôi sang phải hay sang trái
ông chết liền. Ông phải điều trị ở đây 2 tháng. Sau khi giám định thương tật
ông thuộc loại 2 (vẫn ở trong quân ngũ, nhưng không ra mặt trận mà chỉ làm bàn
giấy). Năm 1967 ông chuyển về quân đoàn 1 Biệt Động Quân (Lực lượng trù bị vùng
chiến thuật) là trưởng ban thanh tra. Năm 1968 ông thuyên chuyển về Nha Động
Viên số 38 Gia Long – SG làm trưởng ban cứu xét quân dịch. Năm 1969 ông giải
ngũ. Vì mẹ ông chỉ có một mình, nên về chăm mẹ. Lúc đó nhà ông tại quận Phú Nhuận
– Sài Gòn ( bây giờ). Công việc của ông là làm nghề phổ thông, ai thuê gì làm nấy.
Sau biến cố 30-4 -75, có lệnh của UB quân quản, ông
phải đến trình diện khai báo và phải đi học tập cải tạo 15 ngày dù ông đã giải
ngũ và là thương binh. Từ đó gia đình ông bị áp lực vô cùng, hàng xóm và người
dân bị áp lực không ai dám thuê, mướn ông làm việc. Hai mẹ con phải bán đồ
trong nhà đi để mua gạo ăn, đói thê thảm. Ông đọc tôi câu thơ với nụ cười chua
chát:
Việt nam dân Chủ Cộng
Hoà
Quần áo bán trước cửa
nhà bán sau
Ăn cơm thì ăn có
rau
Đừng ăn cá thịt mà
đau dạ dày.
Đối với ông ngày tháng đó không khác gì sống ở địa
ngục, sống trong lo sợ, không biết lúc nào còn sống, khi nào phải chết. Ông kể:
Có những người đi lính như tôi, bị gọi đi học tập, họ nói rằng chỉ học 1 tuần,
mang 2 bộ quần áo thôi, rồi không bao giờ thấy người đó xuất hiện nữa. Có nhà
chỉ có giấy báo về đã chết trong thời gian học tập, lý do vì sao không được biết.
Gia đình không dám khóc to, âm thầm rên xiết mà thôi, hàng xóm không dám sang
chia buồn.
Hai mẹ con ông lúc đó được mời lên và khuyên đi kinh
tế mới, đến nơi đó sẽ được cấp nhà, đất và cả gạo ăn. Không còn con đường nào để
mưu sinh, hai mẹ con ông đồng ý đi kinh tế mới, bỏ nhà lại. Nhưng đến nơi mới
thấy địa ngục này còn kinh khủng hơn địa ngục kia, đói khổ triền miên vì đó là
nơi rừng thiêng nước độc. Kiếm chút gì ăn đỡ đói cũng vất vả vô cùng. Năm 1981
thì mẹ ông mất, lấy lý do mẹ muốn chôn cất ở SG, ông đưa xác mẹ về SG.
Nhưng căn nhà của ông đã bị phường chưng dụng, lấy mất
với lý do nhà vô chủ. Ông không quay lại vùng kinh tế mới nữa bỏ đi đi lang bạt
luôn. Cho đến giờ ông không có bất cứ giấy tờ tuỳ thân nào trong người. Ông
lang thang sống không nhà không cửa, ngủ bờ ngủ bụi, vườn hoa, hiên nhà. Cho mãi
đến năm 1992 một người phụ nữ là cô giáo tiểu học, gia đình không còn ai thương
ông không chốn nương thân đã mời ông về sống chung và đã nên vợ chồng cho đến
bây giờ. Do lấy nhau khi đã hơn 50 tuổi, hai vợ chồng không có con cái. Ông làm
nghề sửa xe tại nhà, kiếm sống cùng vợ dạy kèm thêm.
Khi tôi hỏi, nếu Mỹ thông qua chính sách cho TPB đi
định cư ở Mỹ chú có đi không? Ông nói: Nếu được vậy thì tôi chỉ đi chơi 1 tháng
rồi về thôi. Tôi là người Việt nam, tôi sẽ chết trên mảnh đất Việt Nam, dù rằng
nơi đây hơn nửa cuộc đời tôi sống chìm trong tăm tối, nhưng tôi vẫn muốn gửi
thân xác tại quê nhà.
Ông chỉ vết thương
đã lành sẹo, nhưng vết thương lòng vẫn còn luôn trong ông
Terasa
Avila Sương Quỳnh
---------------
TIN LIÊN HỆ :
NHỮNG
MẢNH ĐỜI TAN VỠ VÌ CHIẾN TRANH (III)
01.01.2016
NHỮNG
MẢNH ĐỜI TAN VỠ VÌ CHIẾN TRANH (II)
01.01.2016
NHỮNG
MẢNH ĐỜI TAN NÁT VÌ CHIẾN TRANH (I)
31.12.2015
------------------
BÀI LIÊN QUAN :
Ống
kính phóng sự Tri ân TPB VNCH
30.12.2015
Gói
quà tri ân quý TPB VNCH
30.12.2015
Họp
mặt Tri Ân Anh TPB VNCH 2015
29.12.2015
‘Vườn
tao ngộ’ – Tri Ân Anh TPB VNCH
28.12.2015
No comments:
Post a Comment