17.01.2016
.
'Hành Trình Cộng Đồng
Việt Trên Đất Mỹ' do Người Việt Books xuất bản. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
1 triệu 700 ngàn người Việt đang sinh sống trên đất
Mỹ kể từ sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975.
Họ là ai, họ sinh tồn bằng cách nào, hội nhập ra sao, và hiện nay phát triển tới mức nào trên bến bờ tự do mà họ đã đánh đổi bằng máu và nước mắt để được đặt chân tới đây?
Họ là ai, họ sinh tồn bằng cách nào, hội nhập ra sao, và hiện nay phát triển tới mức nào trên bến bờ tự do mà họ đã đánh đổi bằng máu và nước mắt để được đặt chân tới đây?
Đó có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người, nhất là
thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh.
Các bạn sẽ tìm được những giải đáp sâu sắc và thú vị
qua tác phẩm ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’ do nhật báo Người Việt vừa
phát hành, điểm lại 40 năm cộng đồng Việt hiện diện và trưởng thành tại Hoa Kỳ,
từ khổ đau mất mát vươn tới những thành tựu đáng hãnh diện.
Tập sách trên 700 trang của nhiều tác giả chứa đựng
những câu chuyện thật được ký giả Người Việt thu thập từ những chuyến thực tế
‘lên rừng-xuống biển’ trải dài khắp các tiểu bang có đông người Việt sinh sống
và những câu chuyện do chính độc giả Người Việt ghi lại từ trải nghiệm bản
thân.
Để chia sẻ đến các bạn niềm tự hào về cộng đồng Việt
Nam tại Mỹ, Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay có cuộc trao đổi với những người góp
phần làm nên quyển sách: phóng viên Đỗ Dũng và Ngọc Lan, hai trong số các tác
giả chủ chốt trong tập sách.
Đỗ
Dũng: ‘Hành trình’ nghĩa là chưa kết thúc. Sách nói lên tất
cả những gì người Việt hội nhập, đạt được, và làm nên lịch sử ở Mỹ trong 40
năm. Cuộc hành trình đó sẽ còn tiếp tục.
Ngọc
Lan: Nhìn lại chặng đường đã qua, quyển sách này bắt
đầu bằng hồi ức những ngày cuối tháng 4/1975, dấu mốc mở ra sự hiện diện của
người Việt trên đất Mỹ, hồi ức về cuộc di tản 1975, về sự kiện Babylift, về
hành trình vượt biên, về những ngày đầu định cư tại Hoa Kỳ, về tù nhân chính trị
HO, cộng đồng người Việt ở Nam-Bắc Cali và nhiều nơi khác đã hình thành và phát
triển thế nào. Đó là nội dung chính của ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’
Trà
Mi: Điểm son của tác phẩm này so với các tác phẩm khác cùng chủ đề?
Đỗ
Dũng: Điểm đặc biệt của cuốn sách này là báo Người Việt gửi
phóng viên tới những nơi tập trung người Việt đông nhất. Chúng tôi đưa ra một bức
tranh khá đầy đủ, sử dụng những số liệu thống kê chính thức, đồng thời đi phỏng
vấn để thu thập câu chuyện của các cá nhân. Bất kỳ người Việt nào đọc sách này
cũng sẽ tìm thấy chính mình trong đó và nhìn thấy tương lai người Việt chúng ta
sẽ đi về đâu.
Trà
Mi: Trong số các mẫu chuyện góp phần vào hành trình này, anh có thể kể một
câu chuyện anh cho là thú vị nhất?
Đỗ
Dũng: Một trong những câu chuyện thú vị nhất tôi ghi lại
là nghề làm thịt bò của người Việt tại Mỹ. Có những người không có tiếng Anh hoặc
không có nghề hoặc sang đây nghề của họ không còn thực dụng, họ tìm tới những
nghề đơn giản nhất để mưu sinh. Trong số này có một số người đi vào nghề mổ bò
và thành công từ hai bàn tay trắng trở thành chủ nhân hoặc giám đốc những hãng
chế biến thịt bò. Tôi đã gặp một trong những người như thế ở Nebraska, rất giàu
có. Ông hiện làm chủ 150 căn hộ, mấy cái nhà hàng, và là một cổ đông rất lớn của
hãng thịt bò Nebraska Beef. Những câu chuyện này cho thấy đây là đất nước của
cơ hội, những người Việt chịu khó đã tận dụng cơ hội đó tối đa và họ đã thành
công.
Ngọc
Lan: Nơi mình đi xa nhất là Hawaii, tìm hiểu được công việc
đánh bắt cá ngừ đại dương của người Việt ở đó. Rất thú vị vì trên đất Mỹ, tại một
bến cảng của Mỹ mà số đông thành công nhất ở đó lại là người Việt mình.
Trà
Mi: Đi nhiều, viết nhiều về sự phát triển của cộng đồng Việt tại Mỹ, anh Dũng
thấy thế mạnh của cộng đồng Việt ở Mỹ so với cộng đồng Việt ở các nước khác là
gì?
Đỗ
Dũng: So với các cộng đồng Việt tại các nơi khác
ngoài Việt Nam, về mặt chính trị, cộng đồng Việt ở Mỹ là mạnh nhất. Trong 40
năm qua chúng ta có gần 50 vị dân cử Mỹ gốc Việt. Chúng ta có thượng nghị
sĩ tiểu bang, dân biểu tiểu bang, cựu phụ tá Bộ trưởng Tư pháp Đinh Đồng Phụng
Việt. Trong quân đội chúng ta có tướng Lương Xuân Việt. Trong tòa án, ngoài một
số chánh án cấp tiểu bang, chúng ta còn có bà Jacqueline Nguyen hiện là chánh
án tòa kháng án liên bang, tòa số 9 lớn nhất nước Mỹ, trông coi mười mấy tiểu
bang miền Tây Hoa Kỳ…
Trà
Mi: So với các cộng đồng bạn trên nước Mỹ, chị Lan thấy cộng đồng Việt có điểm
mạnh nào?
Ngọc
Lan: Đó là sự cần cù, chịu khó. Qua những gì mình
đi, mình viết trong quyển sách này, mình nhìn thấy một cộng đồng Việt hiện diện
ở đây bắt đầu từ sự đổ nát, tan thương đứng lên nơi này khẳng định được mình,
phát triển và thành công.
Trà
Mi: Người Việt
tị nạn vào Mỹ cũng kéo theo hệ quả về gánh nặng xã hội cho người dân bản xứ bên
cạnh những thành quả đóng góp về kinh tế. 40 năm qua, cán cân hệ quả-thành quả
đó hiện nay thế nào theo ghi nhận của anh Dũng?
Đỗ
Dũng: Thật sự chưa có thống kê nghiêm túc nào về chuyện
này, mình cũng khó biết. Thoạt đầu khi người Việt tới đây dĩ nhiên là gánh nặng,
nhưng đây là sự đầu tư rất có lợi cho nước Mỹ. Tất nhiên vẫn có những người
chưa thành công, vẫn nhờ vào trợ cấp welfare của chính phủ Mỹ. Nhưng khi người
Việt bắt đầu đủ lông đủ cánh, họ ‘bung ra’ đóng thuế lại cho nước Mỹ, đóng góp
lại cho nước Mỹ.
Trà
Mi: Cộng đồng Việt tại Mỹ đang đối diện những cơ hội và thách thức trước mắt
ra sao?
Đỗ
Dũng: Đất nước này còn rất nhiều cơ hội, chúng ta
chưa trải ra hết được. Trong số những thách thức phía trước có sự khác biệt giữa
những người Việt mới qua đây định cư theo vợ-chồng bảo lãnh hay du học và những
người Việt sang đây từ sau chiến tranh, sự cách biệt giữa những nạn nhân chiến
tranh và những người không phải là nạn nhân chiến tranh. Làm sao xóa bỏ được sự
ngăn cách đó chính là thách thức của cộng đồng Việt tại Mỹ hiện nay.
Trà
Mi: So với các cộng đồng bạn, có những thách thức nào đối với cộng đồng Việt
trong quá trình phát triển vươn lên tại Mỹ?
Ngọc
Lan: Nhìn ngay Little Saigon, nơi đông người Việt
sinh sống nhất, thách thức về ngôn ngữ vẫn là một trở ngại rất lớn dù hội nhập
được, làm ăn sinh sống được. Nếu vượt qua được rào cản đó thì sự thành công của
người Việt trong dòng chính sẽ còn nhiều hơn nữa. Đối với thế hệ Việt trưởng
thành ở đây, thách thức của họ chính là người gốc Á ở Mỹ vẫn được đối xử không
giống như người bản xứ chính gốc. Cho nên, nó đòi hỏi người Việt, dù là thế hệ
mới, một sự nỗ lực rất nhiều so với người bản xứ.
Trà
Mi: Với hành
trình nhìn lại-nhìn tới, những người tham gia vào cuốn sách này muốn nhắn gửi
điều gì với độc giả, nhất là những độc giả trẻ?
Đỗ
Dũng: Từ cuốn sách này mình sẽ nhìn thấy những ưu điểm của
cộng đồng Việt Nam để tiếp tục phát triển. Tôi hy vọng không chỉ người Việt mà
các cộng đồng khác cũng đọc được cuốn sách này để hiểu biết hơn về cộng đồng Việt
Nam, và từ đó, những người làm chính sách của Hoa Kỳ sẽ có những chính sách
thích hợp hơn với cộng đồng người Việt.
Tìm hiểu về sự trưởng thành của cộng đồng Việt ở Mỹ,
chắc hẳn các bạn cũng muốn biết những ưu-nhược điểm của cộng đồng Việt so với
các cộng đồng bạn ở Mỹ như thế nào phải không? Chúng ta hãy chia sẻ cảm nhận của
chủ biên ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’.
Anh
Phạm Phú Thiện Giao: "Về ưu
điểm, thứ nhất, rõ ràng là cộng đồng Việt Nam phát triển về số lượng rất nhanh.
Thứ hai, cộng đồng Việt Nam vươn lên rất nhanh và trưởng thành cũng khá nhanh .
Còn những khó khăn mang tính khách quan của người Việt đó là thu nhập trung
bình của cộng đồng Việt ở Mỹ không cao so với các cộng đồng gốc Á khác. Trong
lĩnh vực giáo dục, chúng ta có sự phát triển rất nhanh nhưng chưa hẳn có thành
tựu về giáo dục mạnh như cộng đồng gốc Nhật, Ấn, hay Hàn Quốc tại Mỹ. Điều này
khách quan ở chỗ các cộng đồng đó đã có mặt ở Mỹ cả trăm năm nay rồi. Người Việt
mới 40 năm thôi. Cho nên, nếu xét về giá trị tuyệt đối thì mình không bằng họ.
Nhưng nếu xét trên tốc độ phát triển thì rõ ràng mình rất nhanh."
Chủ
bút của tòa soạn Người Việt, người biên tập ấn phẩm ‘Hành
trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’, nói quyển sách này ngay từ buổi đầu đã nhận
được sự hưởng ứng nhiệt tình của độc giả khắp nơi:
"Bán được khá
nhiều. Mình có in một số lượng để bán ở địa phương. Đối với các độc giả ở xa,
mua qua internet, mình in sách theo yêu cầu, cần bao nhiêu in bấy nhiêu. Việc
in ấn được thực hiện qua các nhà in của Amazon cung cấp nên rất linh hoạt."
Anh
Giao cho biết thêm về quá trình chuẩn bị cuốn sách đánh
dấu 40 năm tạo dựng tương lai từ hai bàn tay trắng của cộng đồng Việt Nam trên
đất Mỹ:
"Toàn bộ sự
chuẩn bị kéo dài hơn 1 năm. Khoảng gần cuối năm 2014, chúng tôi đã chuẩn bị để
gửi rất nhiều phóng viên đi các tiểu bang trong nước, tới các cộng đồng lớn, để
viết về cuộc sống của người Việt Nam ở đó. Ngoài ra, ngay từ đầu năm 2015,
chúng tôi phát động cuộc tham dự viết chung với nhật báo Người Việt để hình
thành cuốn sách có thể tổng quát về hành trình của người Việt Nam từ sau năm 1975
tại Mỹ. Nên đọc cuốn sách này. Một hình ảnh có tính lịch sử được xây dựng một
cách khách quan vẫn là một điều tốt cho những người thuộc thế hệ sau."
Mời các bạn cùng
tìm hiểu ‘Hành
Trình Cộng Đồng Việt Trên Đất Mỹ’ và chia sẻ cảm nhận với Tạp chí Thanh
Niên VOA trong phần Ý kiến bên dưới bài đăng. Trà Mi hẹn gặp lại các bạn trong
một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.
No comments:
Post a Comment