Lần đầu tiên chưa từng có trước thềm một kỳ Đại hội
Đảng cộng sản Việt Nam: sự thu hút dữ dội của dư luận. Tràn ngập thông tin về dự
đoán nhân sự, với sự nhiệt tình bình luận mổ xẻ chỉ thấy ở các kỳ World Cup!
Có những bài viết chắc nịch về chuyện nên “đặt kèo
trên” hay “bắt kèo dưới”. Có cả những “dự cảm” quái lạ và nhảm nhí như của “tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát thời cuộc sắc sảo ở
Saigon” “mang lại kết quả là Tổng bí thư tại Đại hội 12 là người cao
khoảng 1,74 – 1,75 mét, khá đẫy đà, mặc áo trắng”. Lẩn khuất trong mớ hỗn
độn thông tin là những bài viết khéo léo hướng dẫn dư luận về nhân vật nào mới
thật sự xứng đáng ngồi ghế này hoặc ghế kia.
Trong màn khói thông tin mù mịt đến nghẹt thở, dù vậy,
người ta vẫn có thể lờ mờ thấy ai đang nấp sau thủ đoạn dùng công cụ thông tin
để triệt hạ đối thủ. Câu hỏi ở đây là tại sao phải dùng công cụ thông tin như
thể muốn tạo ra luồng dư luận đánh động người dân trong khi người dân không hề
có quyền trong việc chọn lựa?
Dân không có
quyền chọn lựa. Công cụ thông tin là đòn phép đấm đá nội bộ nhằm vào nhau. Nó định hướng và dẫn dắt sự chọn lựa đứng về bên nào cho chính những người
trong hệ thống. Nó giúp giải quyết vấn đề chọn phe đối với những ai còn lưỡng lự.
Nó giúp xây dựng và củng cố việc đứng về bên này hoặc bên kia, vì sự chọn lựa
cuối cùng có thể quyết định sinh tử đến sự nghiệp chính trị và quyền lợi chính
trị.
Ở đây chẳng có chuyện “thân Tàu” hay “thân Mỹ”. Mọi
thứ là một cuộc dàn xếp phe nhóm. Câu hỏi lớn nhất đối với chúng ta, những người
dân hoàn toàn không có quyền trong sự chọn lựa, là con tàu dân tộc này tiếp tục
đi về đâu và chừng nào nó chìm, chứ không phải nó được dẫn dắt bởi thuyền trưởng
nào.
No comments:
Post a Comment