Nguyễn
Phương
(VienDongDaily.Com - 06/01/2016)
Năm
2013, khi cấm chiếu vĩnh viễn phim Bụi Đời Chợ Lớn (đạo diễn Charlie Nguyễn), Hội
Đồng Trung Ương thẩm định phim truyện Việt Nam, qua đại diện là là Phó Chủ Tịch
Nguyễn Thị Hồng Ngát, đã nêu ra nhận định cũng là lý do: từ đầu đến cuối phim
là những cảnh quay băng nhóm xã hội đen hàng trăm người “dàn trận” ngang nhiên,
chém giết không ghê tay, hỗn loạn bằng dao, kiếm, mã tấu..., máu me vương vãi
khắp nơi mà không hề có sự xuất hiện hay tham gia của người dân hay lực lượng
xã hội nào, có nghĩa phim đã vi phạm luật cấm tuyên truyền, kích động bạo lực của
Luật Điện ảnh. Cho dù nhóm làm phim đã cắt bớt 10 phút bạo lực, thêm 4 phút hiện
diện của công an, những chỉnh sửa này vẫn là không đủ.
Cùng số phận bị cấm là cuốn phim Hàn Quốc Gangnam 1970, với cái tên Việt “Bụi Đời Gangnam” lẽ ra được trình chiếu vào đầu năm 2015. Như thế, ban kiểm duyệt phim Việt đã nhất quán trong việc xem nghệ thuật là một phần của tuyên truyền và giáo dục, có nghĩa những thứ cần bị cấm ngoài đời cũng không được đưa lên màn ảnh lớn dù chỉ để mua vui.
Nhưng trên thực tế, sự việc đã rất rõ ràng rằng cấm một cuốn phim tưởng tượng thì dễ hơn cấm chuyện đời thực rất nhiều. Bằng chứng là nạn côn đồ càng lúc càng trắng trợn ở Việt Nam, chẳng những không e ngại các “lực lượng chức năng” như công an mà nhiều khi dường như còn là ăn rơ, thậm chí là phe đảng, tay sai của công an là đằng khác.
Trước hết, phải kể đến những vụ côn đồ được công an che chở bằng cách làm lơ khi điều tra, không nhận diện là côn đồ mà nói trệch ra là thường dân, như vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung vào tháng 11 năm 2015 ở huyện nhà của Đỗ Đăng Dư là cậu bé 17 tuổi bị chết trong trại tạm giam. Tuy hai luật sư bị đánh chảy máu và mang thương tích, kết luận đầu tiên của công an địa phương là ẩu đả của thường dân do xe của luật sư làm tung bụi đường, tức một vụ xô xát bình thường không có gì phải ầm ĩ. Ngoài ra, hai luật sư còn nhận diện một trong mấy “côn đồ” chính là công an địa phương. Hơn một tháng sau, điều tra lần nhì của công an mới khởi tố 7 người liên can, nhưng chàng công an côn đồ thì nhởn nhơ không hề hấn vì cuộc điều tra cho rằng anh ta có “đi qua” nhưng không liên can.
Đây chỉ là một trong nhiều vụ có bóng dáng công an cảnh sát trong những vụ ẩu đả, hành hung liên quan đến tranh chấp kiện cáo, nhất là những vụ dính dáng đến chính quyền. Nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam đã tố cáo việc mình bị côn đồ hành hung và cho rằng những côn đồ này là do công an chỉ đạo. Dĩ nhiên không thể chứng minh được những lời tố cáo này, nhưng chỉ cần theo dõi tin tức trên báo Việt người ta cũng có thể đưa ra khoảng 70-80% xác suất khả năng này là thực. Một trong những vụ hiếm hoi đã ra tòa là vụ một thượng úy kêu côn đồ đến đánh “dằn mặt” một người dân dám cự cãi với mình vào năm 2014, và chuyện “dằn mặt” này đã khiến người ấy thiệt mạng.
Một loại “công an có mặt nhưng không liên can khác” là những vụ ẩu đả kiểu côn đồ, hoặc đúng hơn kiểu “Bụi Đời Chợ Lớn”, như vụ ẩu đả tại một quán nhậu/karaoke V18 Club ở Ninh Kiều, Cần Thơ vào tháng 6/2015. Theo nhiều bản tin, đây là vụ ẩu đả lớn có hàng chục người tham gia, một bên là lực lượng bảo vệ vũ trường, một bên là nhóm du khách đến từ Hà Nội. Vụ ẩu đả này kéo từ trong quán ra ngoài, công an địa phương phải nổ súng chỉ thiên mới trấn áp nổi. Sau đó, “đoàn khách Hà Nội” được cho là những công an Hà Nội. Thế nhưng, kết luận điều tra lại cho rằng do một người khách (không thuộc đoàn công an) ẩu đả với bảo vệ, và một công an Hà Nội đã đứng ra cản ngăn nên bị thương ở tay. Ly kỳ hơn nữa, người khách gây ẩu đả đã được định danh tính và địa chỉ ở Sài Gòn nhưng đã biến mất và công an bỏ qua không truy cứu.
Thực ra, chuyện bạo lực bạo hành của công an cảnh sát Việt chẳng có gì mới mẻ. Đã có nhiều vụ công an hành hung đến chết người dân đang bị tạm giữ, cũng có nhiều vụ công an ẩu đả, thậm chí bắn chết nhau ngay tại trạm. Đưa côn đồ, giang hồ chính tông vào cuộc chỉ là mượn tay kẻ khác hành hung, đùn đẩy trách nhiệm ra ngoài lực lượng công an. Cái lợi đã rõ ràng, còn cái hại là công an cảnh sát bị hạ giá khi tỏ ra sự bất lực của mình trong việc giữ gìn an ninh, trong việc phòng chống côn đồ cũng như giải quyết côn đồ. Trong hai vụ kể trên, vụ nào công an cũng có mặt trong diễn biến, nhưng hoặc là “không làm gì hết” hoặc là cả đám chỉ có một người “ra tay” mà cũng không được trò trống gì.
Với tình hình thực tế như vậy, chuyện cấm chiếu “Bụi Đời Chợ Lớn” không còn là cấm tuyên truyền, kích động bạo lực, mà cấm vì nó gần sự thực đến nhột nhạt. Chỉnh sửa của phim có thêm vài phút công an vào đoạn cuối thật đấy, nhưng vẫn là công an có cũng như không, vẫn là sự thực phũ phàng xảy ra ngoài đời nhưng không ai dám chấp nhận trên màn ảnh.
Cùng số phận bị cấm là cuốn phim Hàn Quốc Gangnam 1970, với cái tên Việt “Bụi Đời Gangnam” lẽ ra được trình chiếu vào đầu năm 2015. Như thế, ban kiểm duyệt phim Việt đã nhất quán trong việc xem nghệ thuật là một phần của tuyên truyền và giáo dục, có nghĩa những thứ cần bị cấm ngoài đời cũng không được đưa lên màn ảnh lớn dù chỉ để mua vui.
Nhưng trên thực tế, sự việc đã rất rõ ràng rằng cấm một cuốn phim tưởng tượng thì dễ hơn cấm chuyện đời thực rất nhiều. Bằng chứng là nạn côn đồ càng lúc càng trắng trợn ở Việt Nam, chẳng những không e ngại các “lực lượng chức năng” như công an mà nhiều khi dường như còn là ăn rơ, thậm chí là phe đảng, tay sai của công an là đằng khác.
Trước hết, phải kể đến những vụ côn đồ được công an che chở bằng cách làm lơ khi điều tra, không nhận diện là côn đồ mà nói trệch ra là thường dân, như vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung vào tháng 11 năm 2015 ở huyện nhà của Đỗ Đăng Dư là cậu bé 17 tuổi bị chết trong trại tạm giam. Tuy hai luật sư bị đánh chảy máu và mang thương tích, kết luận đầu tiên của công an địa phương là ẩu đả của thường dân do xe của luật sư làm tung bụi đường, tức một vụ xô xát bình thường không có gì phải ầm ĩ. Ngoài ra, hai luật sư còn nhận diện một trong mấy “côn đồ” chính là công an địa phương. Hơn một tháng sau, điều tra lần nhì của công an mới khởi tố 7 người liên can, nhưng chàng công an côn đồ thì nhởn nhơ không hề hấn vì cuộc điều tra cho rằng anh ta có “đi qua” nhưng không liên can.
Đây chỉ là một trong nhiều vụ có bóng dáng công an cảnh sát trong những vụ ẩu đả, hành hung liên quan đến tranh chấp kiện cáo, nhất là những vụ dính dáng đến chính quyền. Nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam đã tố cáo việc mình bị côn đồ hành hung và cho rằng những côn đồ này là do công an chỉ đạo. Dĩ nhiên không thể chứng minh được những lời tố cáo này, nhưng chỉ cần theo dõi tin tức trên báo Việt người ta cũng có thể đưa ra khoảng 70-80% xác suất khả năng này là thực. Một trong những vụ hiếm hoi đã ra tòa là vụ một thượng úy kêu côn đồ đến đánh “dằn mặt” một người dân dám cự cãi với mình vào năm 2014, và chuyện “dằn mặt” này đã khiến người ấy thiệt mạng.
Một loại “công an có mặt nhưng không liên can khác” là những vụ ẩu đả kiểu côn đồ, hoặc đúng hơn kiểu “Bụi Đời Chợ Lớn”, như vụ ẩu đả tại một quán nhậu/karaoke V18 Club ở Ninh Kiều, Cần Thơ vào tháng 6/2015. Theo nhiều bản tin, đây là vụ ẩu đả lớn có hàng chục người tham gia, một bên là lực lượng bảo vệ vũ trường, một bên là nhóm du khách đến từ Hà Nội. Vụ ẩu đả này kéo từ trong quán ra ngoài, công an địa phương phải nổ súng chỉ thiên mới trấn áp nổi. Sau đó, “đoàn khách Hà Nội” được cho là những công an Hà Nội. Thế nhưng, kết luận điều tra lại cho rằng do một người khách (không thuộc đoàn công an) ẩu đả với bảo vệ, và một công an Hà Nội đã đứng ra cản ngăn nên bị thương ở tay. Ly kỳ hơn nữa, người khách gây ẩu đả đã được định danh tính và địa chỉ ở Sài Gòn nhưng đã biến mất và công an bỏ qua không truy cứu.
Thực ra, chuyện bạo lực bạo hành của công an cảnh sát Việt chẳng có gì mới mẻ. Đã có nhiều vụ công an hành hung đến chết người dân đang bị tạm giữ, cũng có nhiều vụ công an ẩu đả, thậm chí bắn chết nhau ngay tại trạm. Đưa côn đồ, giang hồ chính tông vào cuộc chỉ là mượn tay kẻ khác hành hung, đùn đẩy trách nhiệm ra ngoài lực lượng công an. Cái lợi đã rõ ràng, còn cái hại là công an cảnh sát bị hạ giá khi tỏ ra sự bất lực của mình trong việc giữ gìn an ninh, trong việc phòng chống côn đồ cũng như giải quyết côn đồ. Trong hai vụ kể trên, vụ nào công an cũng có mặt trong diễn biến, nhưng hoặc là “không làm gì hết” hoặc là cả đám chỉ có một người “ra tay” mà cũng không được trò trống gì.
Với tình hình thực tế như vậy, chuyện cấm chiếu “Bụi Đời Chợ Lớn” không còn là cấm tuyên truyền, kích động bạo lực, mà cấm vì nó gần sự thực đến nhột nhạt. Chỉnh sửa của phim có thêm vài phút công an vào đoạn cuối thật đấy, nhưng vẫn là công an có cũng như không, vẫn là sự thực phũ phàng xảy ra ngoài đời nhưng không ai dám chấp nhận trên màn ảnh.
No comments:
Post a Comment