Nguyễn An Dân
Gửi tới BBC từ TPHCM
3-1-2016
Cũng
còn vài ngày nữa là đến đại hội đảng 12 và đang bước vào năm mới 2016.
Và vì Đảng
Cộng Sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Việt Nam nên chuyện
đảng cũng ảnh hưởng vào đất nước.
Ngược lại
cũng thế, đất nước chính là cái nôi của đảng nên tình hình đất nước cũng sẽ ảnh
hưởng vào đảng dù ít dù nhiều.
Chính
vì thế, tôi cũng muốn viết vài dòng chấm phá.
Những
ngày qua dư luận xôn xao bàn tán về việc ai lên ai xuống, về các “bí mật nhà nước”
bị lọt lộ qua các website tự lập, qua các “báo lề trái”…
Trước
tiên xin phép đính chính lại lời của Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang, những
“bí mật” bị lọt lộ không phải là bí mật nhà nước, mà là bí mật của đảng.
Những
bí mật bị lọt lộ đó nó phản ánh đảng không yên ổn như đảng vẫn nói, mà nó chính
thức xác nhận cho quần chúng biết là đảng đang có những vấn đề nội bộ nghiêm trọng.
Những vấn
đề nội bộ đó, phải chăng chính là việc tranh chấp chiếc ghế Tổng Bi Thư đảng,
chức vụ chính trị cao nhất của đất nước, giữa nhóm này phe kia?
Tôi e rằng
lời đồn này có lý nếu nhìn vào việc đảng đã bỏ ra nhiều thời gian hơn trước đây
để làm công tác nhân sự. Nhất là việc phải mở ra các “hội nghị trung ương phụ”
thứ 13-14.
Bộ
trưởng công an Việt Nam, Đại tướng Trần Đại Quang (thứ hai từ trái) cảnh báo việc
‘lọt lộ bí mật nhà nước’ thời gian gần đây ở Việt Nam. Photo: MPS
Chuyện
đảng
Đến nay
dư luận đều đang đồn đoán, một phần theo các “bí mật” bị lọt lộ, một phần theo
tình hình xã hội là phe này đã thua phe kia đang thắng. Theo tôi, nhận định bất
kỳ sự thắng thua nào lúc này đều là hơi sớm, vì bàn cờ chính trị Việt nam lúc
này e rằng phức tạp hơn trước đây. Việc nhận định chính xác về mỗi phe sẽ giúp
quần chúng thấy ra mình cần nói gì, làm gì để góp phần vào sự thay đổi đất nước
theo chiều hướng tích cực.
Chưa
bao giờ sự tranh chấp về đường lối của đảng kéo dài và căng thẳng như lần này. Ở
các lần trước, kể cả thời kỳ tranh chấp về Đổi Mới 1986, cũng không kéo dài và
căng thẳng như bây giờ. Điều đó cho thấy tương quan lực lượng giữa các bên là
cân bằng, chính vì vậy mà nó phải kéo dài, và phải đợi phút 90 tan trận đấu, mốc
là Đại Hội Đảng 12, để có kết quả chính thức.
Nhiều
người nói rằng trong nội bộ đảng CSVN chỉ có phe thân Trung Quốc và phe “ít
thân Trung Quốc hoặc đang giả vờ không thân Trung Quốc”. Tôi e rằng nhận định
này không chính xác. Việc xác định phe nào thân ai có tác dụng hết sức quan trọng,
khi muốn phán đoán các thay đổi chính trị của phe thắng cuộc ( trúng cử Tổng Bí
Thư) sau này. Vì thay đổi đó có ảnh hưởng quan trọng với tương lai đất nước.
Trước
tiên, cần nhìn rõ là quan điểm “thân Trung Quốc” là đường lối chỉ đạo xuyên suốt
trong phần lớn thời gian từ thành lập đến nay của đảng. Bất kỳ những xu hướng
thân nước khác đều dẫn đến việc đảng phải thanh trừng nội bộ, ví dụ cụ thể là vụ
án “xét lại chống đảng” thập niên 60 và vụ bỏ trốn sang Trung Quốc của ông
Hoàng Văn Hoan vào thập niên 90 dưới thời kỳ ông Lê Duẩn nắm quyền khi ông này
theo dư luận nhận định là “thân Liên Xô mà không thân Trung Quốc”.
Một
nguyên tắc chính trị là nếu có tranh chấp về phe nhóm trong nội bộ, thì phe đòi
thay đổi phải hướng về việc tìm đồng minh ở bên ngoài. Thành ra nếu muốn đối trọng
với phe “thân Trung Quốc” thì dĩ nhiên phe kia phải tìm Mỹ, vì ngoài Mỹ ra, còn
nước nào đủ sức mạnh để ủng hộ họ đủ tầm để đối trọng với “phe thân Trung Quốc”?
Nguyên
tắc chính trị của Mỹ là ai tìm đến mình thì Mỹ cũng ủng hộ và tiếp đón tử tế,
thế thì hà cớ gì Mỹ không ủng hộ phe muốn thay đổi đường lối trong đảng CSVN.
Thành ra tôi xin nhận định là cuộc tranh chấp này là cuộc tranh chấp giữa “thân
Trung” và “thân Mỹ” vì các lẽ trên. Và chính vì Mỹ có đầy đủ sức mạnh để tranh
giành ảnh hưởng với Trung Quốc, nên mới dẫn đến cuộc diện 2 nhóm đồng minh
Trung-Mỹ trong đảng CSVN “ngang sức ngang tài”, làm cuộc diện tranh chấp kéo
dài đến giờ chót như hôm nay
Và vì
thế, nhận định cuộc tranh chấp nội bộ này của đảng không có “phe thân Mỹ” mà chỉ
có việc “ít thân Trung Quốc hay chỉ giả vờ chống Trung” e rằng không hợp lý,
không có Mỹ thì phe đó lấy gì đủ lực để chống phe kia. Còn nói giả vờ đóng kịch
là thân Mỹ thì càng không đúng, không lẽ Mỹ khờ khạo đến mức bị một nhóm trong
đảng CSVN qua mặt ?
Đáng tiếc
là điều lý luận đơn giản này cũng không phải ai cũng thấy, thành ra thời gian
qua quần chúng loay hoay bình luận phán đoán, và nhiều nhà quan sát chính trị
cũng từ đó mà đưa ra nhiều bình luận làm quần chúng, vốn dĩ đã thiếu tin tức vì
sự không minh bạch của đảng, càng rơi vào hỗn loạn thêm.
Mèo
vẫn hoàn mèo?
Theo kế hoạch, Đại hội 12 của Đảng cộng sản Việt Nam
sẽ công bố giàn lãnh đạo mới của đảng và nhà nước VN cùng các vị trí cao cấp
trong các ban ngành của đảng. Photo: Reuters
Người ta cũng nói rằng dù cho phe thân Mỹ lên cầm
quyền thì đất nước cũng thế, thì vẫn là cộng sản cầm quyền, mèo vẫn hoàn mèo, đất
nước và nhân dân chả có lợi ích gì.
Nếu coi xu hướng thân Trung Quốc là điều phải có và
bất biến của đảng, thì việc phe thân Mỹ lên cầm quyền là một sự thay đổi. Trong
trạng thái bất động chuyển sang thay đổi của đảng nó sẽ tạo ra động tính làm nảy
sinh cái mới, và vì cái cũ đang là cái mà mọi người phê phán chỉ trích, thì cái
mới nó sẽ làm tình hình khác đi, và biết đâu từ đó sinh ra cơ hội tốt hơn. Vậy
hà cớ gì chúng ta không cùng thúc đẩy đảng thay đổi để tìm cơ hội, mà ngồi đó
kêu ca về việc mèo sẽ hoàn mèo?
Những “bí mật của đảng” bị lọt lộ cho thấy sự tranh
đấu cung đình dường như đã đi vào cuộc diện “một mất một còn”. Kinh nghiệm từ lịch
sử về tư duy chính trị phương đông cho thấy đa số các kết thúc của các cuộc nội
chiến cung đình là ngai vàng cho kẻ thắng và nhà tù hoặc nhà mồ dành cho kẻ
thua. Cuộc cung đình đấu trong nội bộ đảng CSVN hiện nay với những diễn biến của
nó cho thấy kết thúc đó có nhiều khả năng xảy ra.
Có nhiều dư luận nói rằng phe này đấu với phe kia hiện
nay vì là ghế và lợi ích tiền bạc chứ không phải vì có một phe muốn thay đổi hiện
trạng đất nước. Nhận định này e rằng không logic. Lịch sử chính trị chưa có tiền
lệ nào về tranh chấp ngai vàng vì tiền hay lợi ích tầm thường cả. Những phe
nhóm, cá nhân có đủ thực lực tranh chấp ngai vàng thì tiền và lợi ích kinh tế
không thiếu, nếu vì cái này mà mạo hiểm sinh mạng , đối mặt với nguy cơ vào tù hay
bị ám sát cho cả bản thân, gia đình, đồng minh anh em…thì không ai làm cả.
Những quan chức trong nội bộ đảng đã vào tầm lãnh đạo
cao cấp thì e rằng tiền và oai phong đầy đủ, họ không dại mà mạo hiểm tối đa cả
tính mệnh và sinh mạng chính trị nếu chỉ đơn thuần vì những lợi ích tầm thường.
Tiền thì ai cũng cần, nhưng phải còn mạng và tự do để mà hưởng thụ. Việc một
lãnh đạo trong nhóm tứ trụ đi Trung Quốc vừa qua đã có nhiều dư luận là đi “cầu
ngoại bang”. Một quan chức khác cũng trong nhóm tứ trụ đã gián tiếp phê phán
qua lời huấn thị “ không để nước ngoài can thiệp vào nội bộ đất nước”. Nếu bỏ
qua thuyết âm mưu, thì hai việc này cho thấy chuyện tranh chấp nội bộ đã ở mức
không còn thỏa hiệp được nữa nên các quan chức đó phải làm và nói ra những điều
không nên làm và không nên nói lúc này.
Điều này một lần nữa chứng minh tư duy chính trị
phương đông là đúng, ngai vàng (nếu coi ghế TBT là tương đương ngai vàng) là
không thể đem ra thỏa hiệp hay thương lượng nếu đã quyết định bước vào tranh chấp.
Do đó những dự đoán là ông này của phe này sẽ là Tổng Bí Thư, đổi lại là nhường
cho phe kia các ghế khác e rằng là những suy đoán thiếu logic.
Việc đảng huy động 5200 quân nhân (chưa có tiền lệ)
cho cuộc đại hội đảng này là một chỉ dấu cho thấy đảng đang thấy mình mất an
toàn. Đảng e ngại quần chúng biểu tình bạo loạn hay là phe này huy động để kềm
chế phe kia có thể là động cơ của hành động này chăng?
An ninh được đề nghị thắt chặt trước Đại hội và lãnh
đạo đảng cũng đề nghị các lực lượng quân đội, công an ở Thủ đô tăng cường cảnh
giác ‘không để bị bị động, bất ngờ’. Photo: BBC
Trong các cuộc cung biến, hoàng đế hay đi thăm gặp
các quan chức phòng vệ cung đình như quan cửu môn đề đốc hay lãnh ban đại thần
nội thị vệ. Việc một lãnh đạo đảng đi thăm Quân Khu Thủ Đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát
cơ động… có thể lý giải dưới góc nhìn này ?
Cũng thế, trong các cuộc cung biến, phe đối lập cũng
có các thân vương đại thần nắm trọng quyền quân đội ẩn dấu và bí mật hành tung.
Việc vài ông tướng cao cấp trong lãnh đạo quân đội Việt Nam vắng mặt trên truyền
thông kéo dài mấy tháng qua phải chăng cũng là 1 chỉ dấu quan trọng ? Đó là những
cái mà tôi thấy dư luận cần chú ý khi bình xét về đảng lúc này. Trong toàn thể
bức tranh đang bị dư luận coi là rối loạn, có một điểm sáng, đó là việc các ủy
viên trung ương đảng đã vì phân vân mà kéo dài việc ra quyết định trong việc phải
ủng hộ đường lối nào.
Bất kể vì động cơ gì, tư duy phân vân này của họ là
điều tôi cho rằng tích cực và cần được ghi nhận. Còn một vòng lựa chọn cuối
cùng là đại hội đảng, mong rằng các đại biểu dự đại hội có quyết định sáng suốt
để đưa đảng, đất nước thoát khỏi tình trạng bế tắc, thoát khỏi những cái trói
buộc cũ để đi đến những cái tốt đẹp hơn.
Chuyện
nước
Việc luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vừa qua e rằng sẽ
làm đất nước khó khăn hơn trong bước đường hội nhập.
Các tín hiệu từ Mỹ cho thấy Quốc Hội Mỹ sẽ xem xét kỹ
hơn việc phê duyệt chính thức cho Việt Nam vào TPP vì việc này xảy ra.
Việc ông Đài bị bắt được quần chúng gán cho nhiều
thuyết âm mưu, nào là “giết gà, răn khỉ”, nào là phe này muốn phá thành quả đàm
phán TPP của phe kia… bất kể động cơ gì, thì việc đàn áp dân chủ-nhân quyền
cũng là điều sẽ làm Việt Nam bị thiệt thòi do hành xử không theo trào lưu chung
của nhân loại.
Từ “đảo chính” cũng tràn ngập trên các mạng xã hội mấy
ngày qua là một điều thú vị.
Tuy nhiên tôi không mong đảo chính xảy ra vì đất nước
sẽ rơi vào hỗn loạn.
Đất nước vừa được nghỉ ngơi sau chiến tranh, mong rằng
đảng đừng để đất nước hỗn loạn vì những tranh chấp đường lối không cần thiết.
Việc chọn nước nào là đồng minh thật sự khi nguy cơ
mất biển đảo hiện hữu là điều mà đảng cần quyết theo lòng dân. Nếu để đất nước
hỗn loạn lúc này, lỗi là do đảng.
Các lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam và Trung Quốc
đã có các tiếp xúc cuối năm 2015 trong nhiều dịp. Photo: Reuters/ Kham
Những hoạt động chính trị của người dân chủ lúc này
cần thận trọng.
Nếu việc đảng đang cháy nhà là có, thì bất kỳ người
ngoài nào lảng vảng xung quanh cũng dễ bị quy cho âm mưu hôi của và bị đảng bắt
bớ tù đày.
Cũng thế, những bài viết chính luận thiếu logic, hợp
lý cũng sẽ dễ làm quần chúng rối loạn.
Có vẻ Trung Quốc muốn Việt Nam rối loạn hơn là Mỹ,
vì vị trí địa lý của họ gần Việt Nam, họ can thiệp nhanh hơn.
Thành ra việc cung cấp cái nhìn chính xác logic cho
quần chúng để họ có tự ra quyết định quan trọng hơn là việc đưa ra các nhận định
có thể gây ra sự hỗn loạn và chia rẽ.
Và sau cùng, những điều kiện cần và đủ cho sự chuyển
mình của đất nước đang hội tụ, nếu bỏ qua cơ hội này, Việt Nam sẽ lại chậm chân
lần nữa so với thế giới. Trách nhiệm đó không chỉ của đảng, mà còn của toàn
dân, trong đó có tôi và chúng ta.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm
riêng của tác giả đang sống tại Sài Gòn, bài được
gửi tới BBC hưởng ứng chuyên mục “ Viết về Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12” mà theo
kế hoạch sẽ diễn ra vào hạ tuần tháng 01/2016.
No comments:
Post a Comment