Thursday, 7 January 2016

BIỂN ĐÔNG : MỸ NGỦ QUÊN ? (Trần Khải)





07/01/2016

Mọi chuyện như dường rất chậm ở Biển Đông. Rất chậm, mọi chuyện. Chỉ trừ chuyện Trung Quốc xây dựng đaỏ nhân tạo và biến thành căn cứ không quân là nhanh thôi.

Việt Nam vẫn đang lúng túng với Đại Hội Đảng chưa xong. Phe thân Tàu đã lộ rõ quyền lực, gồm 3 anh lớn: Nguyễn Phú Trọng, vừa lộ ra ý muốn nắm chức Tổng Bí Thư thêm một nhiệm kỳ nữa; Trương Tấn Sang nhiều phần sẽ rời chức Chủ Tịch Nước, và Nguyễn Sinh Hùng, ông vừa đi chầu Thiên triều với cương vị Chủ Tịch Quốc Hội.

Thủ Tuớng Nguyễn Tấn Dũng là lá bài của Mỹ, sao lại như dường bị 3 anh đánh một, theo kiểu mai phục và nện hội đồng y hệt giang hồ.

Có phải Nguyễn Tấn Dũng đang ra chiêu “giả chết để bắt qua,” theo phân tích của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trên VOA?

Trong khi đó, Trung Quốc Lại đưa 2 phi cơ dân sự tới đáp xuống phi đạo giữa Biển Đông...

Thông tấn chính thức Xinhua đưa tin: Trung Quốc thử đáp 2 phi cơ dân sự tại đảo nhân tạo ở Biển Đông 4 ngày sau khi Việt Nam phản đối – 2 phi cơ dân sự hạ cánh tại đảo nhân tạo trong vùng Trường Sa sáng Thứ Tư.

Xinhua loan báo: các chuyến bay này chứng tỏ phi đạo tại bãi đá ngầm Fiery Cross bảo đảm an toàn với phi cơ dân sự cỡ lớn. Nhưng, bản tin Xinhua không mô tả chi tiết 2 chuyến bay hạ cánh hôm Thứ Tư – phi đạo 3000 mét tại Fiery Cross có thể tiếp nhận chiến đấu cơ cũng như oanh tạc cơ.

Trong khi đó, báo The Hill hôm 6-1-2016 ghi rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ash Carter giải thích về việc Hải quân Mỹ đi tuần Biển Đông sau khi bị chất vấn bởi TNS John McCain (R-Ariz.), và nói đi tuần như thế là phù hợp luật pháp quốc tế, và đó là hoạt động bình thường và thường lệ.

Carter viết như thế trong thư gửi Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng viện -- thư này đăng trên báo của Viện Hải Quân Hoa Kỳ. Đó là thắc mắc về chiếc tàu chiến USS Lassen hồi tháng 10-2016 đi tuần trong khu vực 12 dặm của các đaỏ nhân tạo do TQ xây từ các rạn san hô.

Trong khi đó, báo Inquirer của Philippines ghi nhận rằng TQ có thể sẽ hung hăng hơn ở Biển Đông sau khi thị trường chứng khoán hỗn loạn. Vì hễ kinh tế xuống, Bắc Kinh lại hung dữ hơn về quân sự, như để vuốt ve dân chúng.

Phân tích này của cựu cố vấn an ninh quôc gia Roilo Golez đưa ra.

Chứng khoán TQ mới hôm Thứ Hai hạ mất 7% trị giá. Tức là mất gọn 700 tỷ đôla tiền tươi.

Golez đoán rằng TQ sẽ hung hăn hơn, hoặc ở Biển Đông hay ở Biển Hoa Đông.

Bản tin RFI hôm Thứ Tư nói là hôm 06/01/2016, lại có thêm hai máy bay dân dụng của Trung Quốc đáp xuống một đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

Theo Tân Hoa Xã, hai chiếc máy bay nói trên đã cất cánh từ sân bay Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam và đã đáp xuống sân bay mà Trung Quốc đã xây dựng trên Đá Chữ Thập, mà Bắc Kinh gọi là Vĩnh Thử tiêu, rồi sau đó đã bay trở về Hải Khẩu trong buổi chiều.

Tân Hoa Xã cho biết: “Chuyến bay thử nghiệm thành công này chứng minh là sân bay có đủ khả năng bảo đảm hoạt động an toàn cho các máy bay dân dạng cỡ lớn”.

Hôm thứ Bảy tuần trước, lần đầu tiên, Trung Quốc đã cho một máy bay dân dụng đáp xuống sân bay trên Đá Chữ Thập “nhằm xác định xem sân bay này có phù hợp tiêu chuẩn hàng không dân dụng hay không".

Hà Nội đã lên tiếng phản đối vụ bay thử nghiệm nói trên, xem đây một hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh đã bác bỏ phản đối của Hà Nội, cho rằng hoạt động này "hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận về yếu tố Trung Quốc trong quan hệ an ninh Nga-Việt.

Bản tin này nói, Nga đang tìm cách thắt chặt các quan hệ với Việt Nam, hướng tới việc phát triển phạm vi ảnh hưởng tại Đông Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong thời gian trước cuối năm 2015, Liên Bang Nga đã đạt được nhiều bước có tính đột phá trong các quan hệ với Việt Nam, kể cả các hiệp định hợp tác song phương giữa Moscow và Hà Nội về các vấn đề đa dạng, như chống tham nhũng, quốc phòng và thương mại.

VOA ghi nhận rằng bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy hôm 5/1 nhận định rằng trong khi dư luận quốc tế phần lớn phản đối Nga về những hành động quân sự ở nước ngoài như ở Ukraine chẳng hạn, thì tại Việt Nam, Nga được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng.

Theo một cuộc thăm dò công chúng do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện, 75% người Việt Nam có quan điểm tích cực về nước Nga. Về phương diện nhà nước, mới đây Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã lên tiếng ủng hộ vai trò lớn hơn của Nga trong các vấn đề toàn cầu.

Bài báo dẫn lời một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, bà Maria Zelenkova, nói rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam được dựa trên mong muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ dưới hình thức một chính sách đối ngoại đa phương.

VOA ghi rằng:

“Bà Zelenkova cho rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn, việc Hà Nội theo đuổi các quan hệ gần gũi hơn với một nước khác- ám chỉ nước Nga- bên cạnh các quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, là điều hợp lý.”

Câu hỏi là, tại sao Nga muốn vào lại Biển Đông?

VOA dẫn bài báo trên rằng:

“Một yếu tố khác khả dĩ giải thích chính sách nối lại và củng cố thêm quan hệ với Việt Nam, theo tác giả bài báo, là tạo ra một thành trì chống sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bất chấp những phát biểu có tính cách hữu nghị, Moscow vẫn có thái độ thận trọng và dè dặt đối với Bắc Kinh, được coi như một đối thủ trong việc tranh giành ảnh hưởng trong khu vực.

Bài báo kết luận rằng đối với Nga, Việt Nam là một đồng minh tại Đông Á, qua đó Nga có thể cân bằng chống lại sức mạnh đang tăng của Trung Quốc, và như thế có thể củng cố vị thế chiến lược của Nga ở Đông Á.”

Khó vậy... Không chuyện gì ở Biển Đông là dễ dàng cả.

Có vẻ tin rằng Mỹ đang ngủ quên, Nga muốn chen vào?





No comments:

Post a Comment

View My Stats