Anh
Hoàng Đức Bình - một thành viên tổ chức Lao Động Việt vừa phải nhận quyết định
xử phạt số tiền lên đến 25 triệu đồng chỉ vì lưu trữ các tờ rơi có trích dẫn lời
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Quyết định
xử phạt do ông Trần Văn Phúc, phó chủ tịch quận Tân Phú ký ngày 31/12/2015.
Theo đó, anh Bình bị buộc tội danh vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí,
xuất bản vì đã ‘tàng trữ xuất bản phẩm in không có hoá đơn, chứng từ’ với số lượng
từ 300 bản trở lên.
Ngoài mức
án phạt 25 triệu đồng, anh Bình còn bị tịch thu ‘tang vật’ là 4,500 tờ rơi,
trong đó có ảnh chụp một bài báo đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày
18-11-2015 với tiêu đề “Thủ tướng: có thể lập công đoàn riêng tại doanh nghiệp”.
Nội
dung bài báo dẫn lời ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, người lao động Việt Nam sẽ
được thành lập công đoàn độc lập, và không phải phụ thuộc với Tổng liên đoàn
lao động của nhà nước.
Đây là
những tài liệu do tổ chức Lao Động Việt phát hành nhằm nâng cao hiểu biết của
người lao động nhằm đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng.
Tuy
nhiên, hành động này đã nhanh chóng bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp khốc liệt, bất
chấp những ký kết khi tham gia vào hiệp ước TPP.
Quyết
định xử phạt đối với anh Hoàng Đức Bình
Đàn
áp Lao Động Việt
Trước
đó, vào trưa ngày 25/12/2015, anh Hoàng Đức Bình đã bị CA bắt bớ, đánh đập dã
man khi đang lưu trữ các tờ rơi có nội dung như trên.
Nhiều
nhà hoạt động hay tin đã kéo đến trụ sở CA phường Hoà Thạnh để trả tự do cho
anh Bình. Tuy nhiên, hàng chục người đã bị đánh đập hết sức dã mang, trong số
đó có cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trần Bang.
Cả cô Hạnh
và ông Bang sau đó đều nhận quyết định xử phạt mỗi người 750 ngàn đồng với cáo
buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.
Động
thái trên cho thấy chế độ CSVN đang chuẩn bị từng bước cho một cuộc đàn áp nhắm
vào những người hoạt động công đoàn độc lập tại Việt Nam, trong đó có các thành
viên của Lao Động Việt.
Bất chấp
những hành vi đàn áp bạo lực của côn an cộng sản, người đại diện của Lao Động
Việt là cô Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh và không bỏ cuộc.
Trong một
cuộc phỏng vấn gần đây với Danlambao, cô Hạnh cho biết: “Cho dù khó
khăn đến thế nào thì chúng ta cũng phải cố gắng đấu tranh để Việt Nam có công
đoàn độc lập thực sự và đúng nghĩa để bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp của
người lao động”.
No comments:
Post a Comment