Sunday, 10 January 2016

BẢY SỰ KIỆN ĐỊA CHÍNH TRỊ ĐÁNG CHÚ Ý TẠI CHÂU Á ĐẦU NĂM 2016 (Ankit Panda, The Diplomat)






Ankit Panda, Tạp chí Diplomat
Hương Ly chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jan 11, 2016

Năm 2016 sẽ khởi đầu bằng một cú nổ lớn tại châu Á. Đây là những sự kiện bạn nên để mắt đến vào đầu năm mới.

Năm 2016 mới chỉ vừa bắt đầu và có rất nhiều sự kiện đáng chú ý tại châu lúc này vào những ngày tới đây. Tháng Một năm 2016, chúng ta chứng kiến cuộc bầu cử ở Đài Loan, cuộc thử nghiệm của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (China’s Asian Infrastructure Investment Bank) của Trung Quốc, những cuộc đàm phán để tìm ra khả năng tái lập hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và Taliban, những bước đi đầu tiên tiến tới việc nối lại quan hệ toàn diện giữa Ấn Độ và Trung Quốc và việc khả năng làm hỏng thỏa thuận gây tranh cãi vừa được thiết lập gần đây giữa chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc liên quan đến chủ đề phụ nữ bị làm nô lệ tình dục [trong thời chiến]. Dưới đây là chi tiết những sự kiến đáng chú ý về địa chính ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương:

Bầu cử ở Đài Loan: Công dân Đài Loan sắp tới sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cự dự trù sẽ diễn ra vào vào ngày 16 tháng Một. Những ý kiến sơ bộ cho rằng Đảng Dân chủ Cấp tiến (Democratic Progressive Party – DPP) được được ứng cử viên Tsai-Ing Wen lãnh đạo có thể sẽ giành chiến thắng. Sự thống trị của Đảng Kuomintang có lẽ sẽ đi đến hồi kết. Nếu Tsai thắng thế ở cuộc bầu cử này, Đài Loan sẽ có nữ tổng thống đầu tiên cùng với những thay đổi về chính sách ngoại giao và việc đặt lại vị trí đối đầu đối với lục địa Trung Quốc. Chính phủ Kuomintang nhiệm kì gần đây nhất đã trải qua một giai đoạn gay gắt về việc nối lại tình hòa hữu với chính quyền lục địa. Mặc dù DPP và Tsai đã nói rằng họ sẽ tránh để xảy ra rắc rối một cách rộng rãi với Trung Quốc; tuy nhiên, nếu họ thắng thì Bắc Kinh vẫn sẽ thận trọng hơn. Dù sao thì kết quả của cuộc bầu cử ở Đài Loan vào tháng tới cũng rất đáng để chờ đợi vào năm 2016.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á đi vào thử nghiệm: Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á do Trung Quốc đứng đầu (AIIB) đã tiến một bước tiến khá lớn khi đưa vào thử nghiệm hồi tuần trước, khi mà 17 thành viên sáng lập công nhận các điều khoản của thỏa thuận ngân hàng. Vào tháng Một, AIIB sẽ tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên của những người đứng đầu ngân hàng. Đây cũng là sự khởi đầu để đưa ngân hàng này chính thức đi vào hoạt động. AIIB là một minh chứng đáng chú ý về tham vọng vươn lên của Trung Quốc với tư cách là một thủ lĩnh trên đa phương diện. Điều này cũng đòi hỏi sự cai quản và phát triển luân phiên nhau của toàn cầu chứ không chỉ những tổ chức mà được phương Tây hậu thuẫn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Vào 2016, tổ chức mới này sẽ phát triển hơn nữa.

Đại hội Đảng Cộng sản ở Việt Nam: Vào cuối tháng Một tơi đây, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ triệu tập một đại hội để bầu ra thế hệ thủ lĩnh mới trong đảng và đất nước. Việt Nam sẽ bầu tổng bí thư mới, Bộ Chính trị mới, và ủy viên trung ương mới. Việt Nam đóng vai trò khá quan trọng ở Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những nước có tuyên bố chủ quyền quyền ở Biển Đông, nơi hiện đang diễn ra nhiều căng thẳng với nước láng giềng Trung Quốc. Ngoài ra thì Hà Nội đang tranh thủ sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ và Nhật Bản để cân bằng sự đối đầu với Trung Quốc vốn đang ngày càng gia tăng sức mạnh ở khu vực này. Kết quả của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam không hoàn toàn có ý nghĩa thay đổi gì lớn về chính sách ngoại giao, tuy nhiên thì đây cũng là sự kiện đáng chú ý vào đầu năm mới.

Một thỏa thuận không dễ dàng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc: Một trong số những tin vui cuối năm 2015 là lời tuyên bố về một thỏa thuận mang tính lịch sử giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về vấn đề những phụ nữ bị dùng làm nô lệ tình dục [trong thời Đệ nhị Thế chiến]. Vấn đề này đã gây căng thẳng từ lâu giữa Seoul và Tokyo, hai nước liên minh quan trọng của Hoa Kỳ ở Đông Bắc Á. Tuy nhiên, mặc dù bộ trưởng bộ ngoại giao của hai nước công khai việc “quyết tâm đến cùng và không thể đảo ngược”, hàng loạt sự phức tạp vẫn xảy ra dẫn đến sự thi hành thỏa thuận này điều không hề dễ dàng chút nào. Đầu tiên, những người nô lệ tình dục ở Hàn Quốc còn sống sót dưới tay Quân đội Hoàng gia Nhật Bàn đã tự bác bỏ thỏa thuận. Tiếp theo đó, Tokyo đã đưa tin về việc chi trả cho các quỹ ngoài thỏa thuận để phá dỡ bức tượng tượng trưng cho lời thề của những nô lệ tình dục khi xưa ở gần đại sứ quán Nhật Bản tại Hàn Quốc. Vấn đề này càng làm sự quyết tâm giải quyết trở nên khó khăn hơn. Chúng ta mong chờ tháng đầu tiên của 2016 sẽ chế ngự được sự nhiễu loạn về giới hạn của thỏa thuận này.

Cuộc đàm phán hòa bình toàn diện giữa Ấn Độ và Pakistan: Việc dừng chân bất ngờ vào lễ Giáng sinh của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tại Lahore, Pakistan, nơi mà ông dạo chơi với đối tác người Pakistan Nawaz Sharif, đã truyền đi một thông điệp không thể nhầm lẫn rằng viễn cảnh về những cuộc đàm phán hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan là có thật và đầy động lực. Trong năm 2015, chúng ta đã thấy hai cuộc đối đầu hạt nhân vũ trang vốn gây cản trở cho các cuộc đàm phán ngoại giao được lên kế hoạch từ trước, nhưng vào những tuần cuối của năm thì chúng ta đã thấy được sự hội tụ. Theo như sự bày tỏ tình bạn hữu giữa hai vị thủ tướng, New Delhi và Islamabad đang lên kế hoạch về một cuộc đàm phán bí mật vào giữa tháng Một nhằm tiếp tục tái diễn những cuộc đàm phán hòa bình toàn diện. Kết quả của những cuộc đàm phán này có thể sẽ là những hứa hẹn giữa hai gã khổng lồ của Nam Á vào năm 2016.

Đàm phán hòa bình với Taliban: Afghanistan và Pakistan đã chứng một cuộc nối lại quan hệ hữu nghị đầy cẩn trọng vào những tuần cuối năm 2015. Với sự phê chuẩn của Islamabad, cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và Taliban có thể sẽ tái diễn vào năm 2016. Việc thành công hay thất bại của cuộc đàm phán sẽ bày tỏ những gì hai phía mong muốn về cuộc chiến đang tiếp diễn ở Afghanistan chống lại những chiến sĩ, những người đang nắm giữ nhiều lãnh thổ nhất từ trước đến nay từ khi Hoa Kỳ nổ súng đổ quân vào năm 2001.

Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN: Sự kiện này thật sự là một sự đề cập đáng vinh dự, bởi đây không hẳn là một “sự kiện” để chờ đợi mà ASEAN sẽ đánh dấu năm mới bằng việc cho khởi động Cộng đồng ASEAN một cách trịnh trọng, bao gồm Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng An ninh Chính trị ASEAN và Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN. Tóm lại, sự cố gắng khởi đầu này sẽ mang đến nhiều sự kết nối, thịnh vượng, thương mại và bền vững cho mười nước thành viên của ASEAN và 600 triệu cư dân trong khu vực Đông Nam Á. Nếu sự trải nghiệm của Cộng đồng ASEAN có những thành công sớm, năm 2016 có thể sẽ là một năm mà chúng ta có thể chứng kiến sự trỗi dậy của một khối kinh tế Đông Nam Á thống nhất – sự phát triển mà chắc chắn sẽ làm biến đổi cách nhiều người nghĩ về môi trường kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info





No comments:

Post a Comment

View My Stats