Thursday, 7 January 2016

11 QUAN ĐIỂM CỦA THẾ GIỚI KHI NHÌN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG CỘNG TỪ TỪ SỤP ĐỔ (Nhất Hường Nguyễn Kim Anh)






Ngày thứ hai 4/1/2016 thị trường chứng khoán Thượng Hải rớt giá 8, 5%, ngày 7/1/2016 rớt giá 7.32% trong giờ đầu vừa mở cửa. Hai lần rớt giá làm cho thị trường chứng khoán phải ngưng giao dịch, cộng với đợt mất giá vào tháng 6 năm trước là trên 40%. Số tiền bị mất tương đương với 15 lần nợ của Hy Lạp. Các chuyên gia trên thế giới nhìn vào thị trường chứng khoán Trung cộng từ từ sụp đổ và có nhiều quan điển khác nhau. Tôi xin tóm lược những quan điểm ấy để cho các nhà đấu tranh dân chủ thấy được tương lai xán lạn của mình, cho các tên cộng sản thân Tàu trong nước run lên đôi phút và teo... bớt cái giấc mộng bán nước là sẽ được hưởng phúc suốt đời.

1. Thị trường chứng khoán Trung cộng đang từ từ sụp đổ, nhà cầm quyền Trung Cộng dường như không đủ khả năng ngăn chặn.

Đây là quan điểm của Chen Gang, CiO (Chief Investment Officer) của Heqitongyl Asset Management Co. trả lời Bloomberg. "Đây là một thảm họa thực sự và có vẻ như không có gì có thể ngăn chặn được nó". 

2. Thị trường chứng khoán Trung cộng bùng nổ do được xây dựng trên nợ.

Đây là quan điểm của Ruchir Sharme, trưởng một chi nhánh của Morgan Stanley Investment management viết trên báo Wall Street Journal " Số cổ phiếu mua từ tiền mượn nợ (margin account) là 9%, cao nhất đối với bất cứ thị trường nào qua lịch sử"

3. Phần đông các nhà đầu tư thị trường chứng khoán Trung cộng thậm chí chưa học qua bậc trung học.

Đây là quan điểm trích từ một bản tường trình của Reuter: Không giống những thị trường chứng khoán khác được điều hành bởi các chuyên gia tài chánh đầy kinh nghiệm. Thị trường chứng khoán Trung cộng có đến 85% là những nhà đầu tư cá nhân phần đông chưa học hết trung học, số mù chữ có thể lên đến 6%. Các nhà đầu tư này phần đông nghe theo lời quảng cáo và kêu gọi của chính phủ nên khi họ mất tiền họ đổ oán hận lên đầu chính phủ.

Zhao Xijun, phó chủ nhiện khoa tài chánh của trường đại học Renmin, nói với Bloomberg - "Đây là lúc trắc nghiệm khả năng của các lãnh đạo. Sự bốc hơi tài sản của của 80 triệu nhà đầu tư cá nhân sẽ đưa đến những vấn đề không thể lường được trong xã hội".

4. Những nổ lực ngăn chặn sự sụp đổ thị trường chứng khoán của chính quyền thất bại dấy lên sự hoảng loạn của thị trường.

Vào tháng 7 năm trước, nhà nước Trung cộng đã có những hành động quyết liệt để ngăn cản sự sụp đổ của thị trường chứng khoán như: điều hợp viên cấm mua xuống, các quỉ để dành, chính quyền và ngân hàng trung ương cung cấp tiền để mua lên các cổ phiếu bị rớt giá. truyền thông Trung cộng ca ngợi " sau cơn mưa trời lại sáng" v.v...

Theo báo Wall Street Journal "Bắc Kinh không đủ khả năng làm thị trường chứng khoán Trung cộng bớt hoảng sợ. Những vụ giảm giá sụp đổ tiếp theo những tháng sau xem chừng như thị trường chứng khoán Trung cộng đang bị đi vào một vòng xoắn ốc không thể kiểm soát được". 

5. Thị trường chứng khoán Trung cộng trông lớn- nhưng nó không phải là lớn.

Theo báo The Economist "Số tiền bị bốc hơi vừa qua trong thị trường chứng khoán chỉ tương đương chưa tới với 15% tài sản người dân đang có. Trị giá các cổ phiếu vẫn còn cao hơn năm trước. Nhưng thị trường chứng khoán là một thứ mà chính quyền không thể che giấu được giống như che giấu kinh tế đang trì tệ, xuất cảng đang thụt lùi." 

Thị trường chứng khoán sụp đổ đi xuống biểu hiện rõ hơn một nền kinh tế cũng đang đi xuống.

6. Một vấn đề rất quan trọng của Trung cộng: Mô hình kinh tế dựa trên xuất khẩu không còn hữu hiệu.

Kinh tế Trung cộng dựa vào xuất khẩu hàng hóa giá rẽ. Kinh tế thế giới phục hồi làm cho kinh tế dựa vào xuất khẩu tan ra nhiều mảnh. Trong nội địa lại thiếu một nền kinh tế tiêu thụ. Nó bị mắc kẹt trong một mô hình kinh tế lỗi thời và không bền vững. 

Đây là quan điểm của Patrick Chovanec, Trưởng phòng kế hoạch của Silvercrest Assett Managernent "Mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu tùy thuộc vào nhu cầu bên ngoài để đầu tư thật nhiều trong nội địa. Bây giờ là lúc cần phải đổi lại mô hình đó bằng cách tạo cân bằng giữ đầu tư và tiêu thụ...".

7. Đảng cộng sản Trung cộng rất lo lắng một cách bất thường vào nền kinh tế quốc gia đang trên đà suy thoái.

Theo những số liệu thống kê chính thức, mức độ tăng trưởng năm 2014 là 7, 4%, năm 2015 là 7%. Số liệu thống kê này không đáng tin cậy. Con số 7% là con số được đề ra trong những bài viết của cấp lãnh đạo chính trị được xem như đức tin hay mức thỏa thuận về tăng trưởng để giữ được xã hội ổn định. Mức tăng trưởng này rất chõi đối với những báo cáo khác. Dẫu cho có đúng đi nửa cũng là mức thấp nhất trong 25 năm qua.

Sharma nói "Số liệu đó đang cố gắng sơn một bức tranh cho Trung cộng giống như một nền kinh tế phát triển" 

8. Cấp lãnh đạo Trung cộng ít có được quyền lực để điều hướng với nền kinh tế hơn chúng ta nghĩ. 

Đó là một lý do làm Trung cộng rất khó chuyển đổi qua một nền kinh tế lành mạnh hơn mà cứ mắc kẹt trong những mô hình kinh tế lỗi thời và không bền vững. Lãnh đạo là một tập thể mạnh nhìn từ bên ngoài nhưng bên trong không giống như bên ngoài.

Điều này có thể nhìn thấy ở khâu sản xuất thép. Trung cộng đã sản xuất thép quá nhiều, tràn ngập cả thị trường thế giới. Mỗi năm cấp lãnh đạo công bố cắt giảm sản xuất thép nhưng mỗi năm phía sản xuất cứ làm ngược lại đến mức Hoa Kỳ và Châu Âu kêu gọi thuế quan trừng phạt Trung cộng dư thừa thép. 

9. Nhà nước Trung cộng rất sợ khủng hoảng kinh tế sẽ dẫn đến bất ổn xã hội

Có thể nói Đảng cộng sản Trung cộng quá lo xa. Nhưng bài học cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 vẫn còn trước mắt, nó bắt nguồn một phần từ các vấn đề kinh tế. Đảng cộng sản Trung cộng có thể có đủ biện pháp ngăn chặn nó xảy ra thêm một lần nửa nhưng với trong điều kiện kinh tế phát triển. nguy cơ đang lộ dần ra khi kinh tế đi dần vào suy thoái và thị trường chứng khoán sụp đổ.

Nhiều can thiệp từ chính quyền đang được thi hành để ngăn chặn một thảm họa lớn có thể xảy ra lúc nào không hay.

10. Trong quá khứ cấp lãnh đạo Trung cộng từng tham gia giải quyết thành công nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế.

Một mặt người ta theo dõi những biến chuyển của nền kinh tế đang đi xuống, mặt khác người ta nói đến khả năng giải quyết thành công của nhà cầm quyền Trung cộng trong quá khứ như vụ đại loạn ở Wukan năm 2011 và vụ khủng hoảng tín dụng năm 2013. Những thảo luận này để tạo niềm tin cho dân chúng đối với nhà cầm quyền đủ khả năng làm ổn định mọi tình hình trong vòng vài tuần vài tháng.

Nhưng có thể quá khứ và tương lai không phải lúc nào cũng giống nhau

11. Điều nguy hiểm nhất hiện nay là thế giới đã mất niềm tin vào nhà nước Trung cộng.

Khủng hoảng tài chánh thường xảy ra khi toàn bộ thị trường trong cùng một lúc tái thẩm định lại thứ đang đầu tư. Thí dụ. năm 2007 thị trường buộc phải từ bỏ ý tưởng cho vay loại Subprime là rủi ro thấp. năm 2010 thị trường buộc phải từ bỏ ý tưởng các khoản vay được thực hiện với các thành viên Euro là an toàn. Sự nguy hiểm ở đây là một loạt các quyết định sai của đảng cộng sản Trung cộng buộc cả thế giới phải tái thẩm định một tiền đề quan trọng: Nhà cầm quyền Trung cộng có biết mình đang làm cái gì không

Sharma nói "Mọi người đang nhìn thấy nền kinh tế Trung cộng quá lớn quá phức tạp ngoài mức kiểm soát của nhà nước Trung cộng. Từ đó dẫn đến sự tái thẫm định những cơ bản của rủi ro từ Trung cộng".

Thị trường chứng khoán Trung cộng không lớn, lại qui dịnh hạn chế đầu tư nước ngoài. Nếu Thị trường chứng khoán Trung cộng sụp đổ không nghiêm trọng với kinh tế thế giới nhưng nghiêm trong với người dân Trung Quốc.








No comments:

Post a Comment

View My Stats