Lý Lương Dân
Posted by adminbasam on 11/10/2015
Vào thứ ba ngày 6/10/2015, tại
Atlanta Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là
TPP) đã hoàn tất giai đoạn đàm phán. Các quốc gia thành viên có
1 năm để hoàn tất việc sửa đổi luật lề của nước mình theo chuẩn mực định
hướng của hiệp định.
Đối với người VN ta, có lẽ cứ
nghe thấy cái từ xuyên Thái Bình Dương là đã thấy sướng tỉnh tình tinh rồi, bởi
từ lâu chúng ta vẫn cứ thấy vẳng vẳng bên tai là Việt nam sẽ sánh vai với các
cường quốc khắp năm châu mà thực tế vẫn chưa thấy có nước nào tôn trọng nước
chúng ta cả, thậm chí ngay đến nước nhược tiểu đàn em CPC còn khinh miệt
chúng ta không ra gì (dẫn chứng thì nhiều nhưng cụ thể và mới nhất là vừa tháng
trước họ đã thẳng thừng trục xuất 1 ngàn người Việt Nam về nước).
Ấy vậy thì bằng với việc vừa mới
kí kết hiệp định kể trên, chúng ta đã nhận được một cơ hội vô
cùng cực kỳ lớn lao, chưa từng có rồi. Từ nay, chúng ta rõ ràng đã có những đối
tác làm ăn bình đẳng ở tít xa tận bên kia TBD mà lại là cường quốc
số 1 thế giới nữa. Từ nay mọi thứ hàng hoá mà chúng ta sản xuất ra đều có
thể đem chào bán trên 1 thị trường rộng lớn lên đến 40% toàn thị trường thế
giới mà không lo vấp phải bất cứ hàng rào thuế quan nào như trước đây nữa.
Các công xưởng ở ta sẽ tha hồ mở
rộng, thu hút thật nhiều lao động, sản xuất ra thật nhiều hàng hoá để đáp ứng
cho một thị trường rộng lớn được ưu đãi, xoá bỏ hàng rào thuế quan chưa từng có
và thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ làm giàu cho quê hương xứ sở, rõ ràng
nói về lợi thế là hơn hẳn các nước quanh ta rồi, cơ hội để việt nam trở thành RỒNG
đã được mở ra, và RỒNG Việt nam sẽ được tung hoành trên bầu trời xuyên Thái
Bình Dương. Các nước quanh ta như Trung quốc, Hàn quốc, thái lan, Lào,
campuchia, Singapore,… đã ko có được những lợi thế như ta rồi.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc lại
rằng đôi khi NÓI VẬY NHƯNG CHƯA CHẮC ĐÃ LÀ VẬY. Kĩ thuật 3D ngày nay có thể
tạo ra những chiếc bánh khiến Ta trông thấy cứ tưởng là bánh thật, nhưng đụng
tay vào rồi thì mới biết đó chỉ là bánh giả. Cho nên cần hiểu sự việc 1
cách thấu đáo hơn, để thấy là sự thật không đơn giản như ta tưởng.
Từ trước đến nay mặt hàng
xuất khẩu chủ lực quan trọng và lớn nhất của ta vẫn là hàng may mặc. Chúng ta vẫn
thường đi mua nguyên phụ liệu giá rẻ của người anh em 4 tốt, đem về cắt
và may thành quần thành áo rồi đem bán. Trong số thu về từ việc bán
hàng của chúng ta thì có đến 70% là giá trị nguyên phụ liệu mà trước đó
chúng ta đã phải chi ra rồi, cho nên thực chất phần giá trị mà chúng
ta đã tạo ra cũng chả đáng là bao. Tới đây, nếu muốn bán được
hàng cho các nước trong khối (TPP) thì số nguyên phụ liệu chiếm 70% kể trên,
chúng ta sẽ không được mua của người anh em “bốn tốt” nữa, mà theo
qui định bắt buộc phải mua của các nước trong nội khối. Như thế thì lợi thế
nguyên phụ liệu giá rẻ liệu có còn?
Các mặt hàng xuất khẩu khác thì
sao? Dầu thô đang gặp hạn về giá, tới đây nếu giá dầu thế giới tiếp tục
xuống nữa đến dưới 30 USD thì các mỏ của ta chắc sẽ phải đóng cửa; hải
sản thì tiêu chuẩn căn bản là phải sạch, không dư lượng thuốc kháng sinh, liệu
chúng ta có sẵn sàng đáp ứng? Điện thoại các loại, điện tử, máy tính
và linh kiện ư? Đó ko phải là thế mạnh của VN.
Xem ra chỉ có rất ít các mặt
hàng của ta là có thể tiếp tục phát huy tối đa lợi thế, đó là Gạo,
Cafe, Gỗ, sản phẩm gỗ và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà thôi.
Trong khi đó thì có rất
nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm của ta, nơi thu hút nhiều triệu lao động lại
đang có nguy cơ thảm bại ngay trên sân nhà, bởi hầu hết các sản phẩm này đều có
giá cao hơn nhiều so giá sản phẩm cùng loại của các bên đối tác.
Thế thì xem ra RỒNG Việt Nam vẫn
chưa thể bay. Cơ hội thì đúng là đã mở ra rồi đó, phía trước bây giờ là bầu trời
đấy, nhưng chúng ta lại chưa tạo ra được phương tiện để cất
cánh.
Tại sao lại ra nông nỗi này? Có
phải tại dân ta dốt nát quá, hay tại “đảng ta” đã dẫn lối sai đường, để sau hơn
70 năm xây dựng XHCN với hơn 20 năm gọi là “đổi mới” mở cửa, lại như vậy? Với
khoảng thời gian ấy, các nước có xuất phát điểm giống như ta, ví dụ như
Hàn quốc, người ta đã xây dựng được 1 nền kinh tế mạnh, trong khi chúng ta thì
lại đã nhọc công xây dựng 1 nền kinh tế không giống ai. Trong khi cả thế giới
người ta xây dựng nền kinh tế thị trường tự do thì duy nhất Việt Nam ta lại đi
xây dựng nền kinh tế thị trường có đuôi XHCN (Trong dân gian vẫn gọi XHCN
là xuống hố cả nút).
Vì cái đuôi XHCN mà đảng CSVN
áp đặt, cho nên những thứ mà Việt Nam tạo ra cũng rất chi là khác người: Trước
tiên phải kể là chúng Ta cũng đã có tạo ra tạo ra 1 lượng tư bản lớn đi
cùng cùng với rất nhiều doanh nhân thành đạt, trở thành những nhà tư sản giàu
có, rất giàu có, nhưng tư bản của ta lại là Tư bản Rừng rú, các nhà tư sản của
ta đều là những chuyên gia móc ngoặc. Họ giàu lên nhanh chóng nhờ biết
buôn cơ chế, biết làm sân sau cho những nhóm lợi ích. Họ làm giàu từ việc
tước đoạt đất đai của nông dân, hoặc từ việc cướp được hầm mỏ tài nguyên của đất
nước để khai thác và bán vội theo kiểu đổ đi. Họ giàu nhanh vì đã biến được của
cải của người khác thành của riêng mình, chứ không phải từ sự sáng tạo để
làm ra sản phẩm, làm tăng giá trị thặng dư cho xã hội. Vậy thì loại doanh nhân
này, liệu có thể bước ra sân chơi lớn với luật chơi công khai, bình đẳng và
sòng phẳng?
Tiếp theo là chúng ta đã tạo ra
1 loạt các đại công ty, doanh nghiệp lớn nhưng đại bộ phận lại đi kinh doanh
theo kiểu chụp giựt. Ví dụ: TCT điện thì chuyên ngành kinh doanh là điện
nhưng lại đi kinh doanh cả điện thoại, nhà đất, khu nghỉ dưỡng,…;
TCT Dầu khí quốc gia thì chuyên ngành là kinh doanh khai thác dầu và khí đốt,
nhưng lại đi kinh doanh cả bất động sản và mở ngân hàng riêng; nhiều
ngân hàng với chuyên ngành kinh doanh tiền tệ lại đi kinh doanh cả sân
gôn, du lịch, nghỉ dưỡng, thậm chí cả chăn nuôi bò…
Kết quả là phá sản hàng loạt,
không ai trong chúng ta không biết TCT dầu khí quốc gia và TCT điện lực đều
là những đơn vị kinh doanh thua lỗ nặng, số nợ khó đòi còn găm ở
các ngân hàng là cực lớn, nhưng do được chính phủ ban cho thế độc quyền
nên họ đã có thể đè đầu, bóp cổ dân ra bắt trả nợ, để họ tồn tại và vẫn
sông khoẻ. Tương lai những doanh nghiệp này vẫn sẽ tồn tại dài dài và sẽ là
nghiệp chướng, ngăn cản sự phát triển của các doanh nghiệp khác bởi đơn cử
nếu như giá xăng cứ tăng đều thì làm sao các doanh nghiệp khác đặc biệt
các doanh nghiệp vận tải có thể giảm giá thành để tăng năng lực cạnh tranh
cho được (các lĩnh vực khác như Điện, Đường, tín dụng… cũng
trong tình trạng tương tự).
Với việc tham gia làm thành
viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, dường như chúng ta đã và
đang mở ra một chiến trường đầy cam go, khốc liệt, dành cho các DN kinh doanh
nhỏ và chưa đủ lớn đang hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến
sản phẩm từ chăn nuôi? Muốn biết được điều này chúng ta hãy thử làm 1 phép so
sánh về năng lực, thì sẽ biết:
1- Nếu như ở bên Úc,
người ta chăn nuôi bò thịt hoàn toàn theo mô hình trang trại, với qui mô hàng vạn
con mỗi cơ sở, thì ở ta, việc này vẫn đang phổ biến diễn ra theo mô
hình hộ cá thể, với qui mô từ một vài đến dưới 100 con. Cũng có 1 số doanh
nghiệp trang trại có chăn nuôi bò, nhưng qui mô cũng không hơn qui mô hộ
gia đình được bao nhiêu.
2- Nếu như ở nước ÚC người ta
chỉ chăn nuôi giống bò thịt có thể cho lượng thịt lên đến 500 kg mỗi con với
chất lượng cao, phù hợp mọi tiêu chuẩn, thì ở ta phổ biến vẫn đang
nuôi giống bò chỉ có thể cho lượng thịt khoảng trên dưới 100 kg, với chất lượng
không cao so tiêu chuẩn Quốc tế.
3- Các đối tác người ta
nuôi heo hoàn toàn theo mô hình trang trại tập trung với qui mô lên đến
nhiều vạn con mỗi cơ sở, thì ở ta, ngoài mô hình trang trại với qui mô từ
vài trăm đến dưới 5 ngàn con trở xuống, thì mô hình nuôi heo theo hộ
gia đình với qui mô một vài con mỗi hộ, vẫn còn là phổ biến. Mà những
ai đã tham gia chăn nuôi chuyên ngành thì đều biết việc nuôi heo là bắt
buộc phải tuân theo một qui trình nghiêm ngặt mới mong đề phòng được dịch bệnh
và đảm bảo nâng cao được năng suất chất lượng của vật nuôi. Trên cơ sở đó mới
bàn được đến việc giảm giá thành, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm
và đây cũng chính là nâng cao năng lực sự cạnh tranh. Ấy vậy thì với mô hình
chăn nuôi kiểu chắp vá manh mún như ở ta thì rõ ràng là thất thế so với các đối
tác rồi.
GHI CHÚ: các mô hình chăn nuôi
các vật nuôi khác cúng trong tình trạng tương tự. Trong phạm vi bài viết này
không thể liệt kê ra hết được.
4- Xem ra sẽ chỉ còn 1 vài
doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi, mà cụ thể là các công ty sản xuất
sữa là có thể lò dò bước lên sàn đấu tập so găng. Tuy nhiên trước khi bước
chân đến khu vực sàn đấu thì quí vị cũng nên nhìn nhận rõ đối
phương để biết mình biết ta: các công ty sữa ở bên New Zealand người ta tự
nuôi hàng vạn con bò là có thật. Việc chăm sóc đàn bò theo qui trình khoa
học tiên tiến là có thật. Còn ở Việt Nam, các công ty sữa tuy có quảng cáo
tự nuôi hàng ngàn con bò sữa nhưng trên thực tế, chủ yếu vẫn là đi thu mua
sữa theo kiểu ép giá từ các hộ nuôi nhỏ lẻ trong dân. Như vậy, liệu có đảm
bảo vệ sinh tuyệt đối theo tiêu chuẩn xuất khẩu? Tới đây, dưới áp
lực của cạnh tranh mà các doanh nghiệp lại tăng cường ép giá thêm nữa thì
coi chừng lợi bất cập hại, các hộ chăn nuôi đổ bao công sức và vốn liếng
mà không thu được vốn thì e rằng người ta cũng giải tán thôi.
Thật là đắng lòng khi nhìn
lại toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP. Bây giờ nếu liệt kê ra
thì còn nhiều, nhưng tất cả đều trong tình trạng tương tự, cho nên, chỉ bấy
nhiêu cũng là quá đủ để chúng ta cay đắng nhận ra rằng, sau hơn 70 năm tin tưởng
đi theo sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của CSVN, thì giờ đây chúng
ta đang đến bên bờ vực của sự khủng hoảng nghiêm trọng với nguy cơ
phá sản toàn diện.
1/ Các doanh nghiệp yếu
kém không phải diện sân sau của các nhóm lợi ích và không được thế độc quyền sẽ
buộc phải phá sản, hàng triệu lao động sẽ mất việc để bổ sung
vào đội quân thất nghiệp, Họ sẽ làm gì để sống đây? Nếu không
kéo nhau lên thành phố để buôn thúng, bán bưng hay là tham gia vào các
băng nhóm xã hội đen chuyên đi cướp, giết, hiếp?
2/ Nhà cầm quyền
CS tiếp tục nắm giữ chặt 1 số lĩnh vực độc quyền như ĐIỆN – XĂNG DẦU
– GIAO THÔNG – NGÂN HÀNG, để mặc sức đè đầu cưỡi cổ, bóp hầu móc
ví nhân dân.
3/ Các mặt hàng có
thể xuất khẩu trao đổi với đối tác vẫn sẽ chỉ loanh quanh ở mấy mặt hàng có giá
trị thấp như may mặc, thủ công mĩ nghệ, gạo, sức lao động phổ thông… Và
cay đắng nhất có lẽ là vẫn phải tiếp tục xuất khẩu 1 số lượng không nhỏ phụ nữ
Việt nam ra nước ngoài làm cô dâu để họ gửi tiền về thoả mãn cho nhu cầu
chi tiêu trong nước.
4/ Sẽ có rất nhiều
mặt hàng chất lượng tiêu chuẩn quốc tế được nhập về để bán trên thị trường
nội địa với giá từ rất rẻ đến siêu rẻ, nhưng mà sự thật sẽ là đau lòng vì
dân ta không sẵn tiền để mua cho nhà mình.
Không lẽ hình ảnh những đứa
trẻ hàng ngày rủ nhau ra đường ăn “bánh ngó”, sẽ là hình ảnh xã
hội Việt Nam trong nay mai sao?
Câu hỏi được đặt ra cấp bách
ngay trong lúc này là: THAY ĐỔI hay XUỐNG HỐ CẢ NÚT đây?
Thực tế sinh động đã
diễn ra trên phạm vi toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đã
chứng tỏ con đường xây dựng XHCN là con đường đưa chúng ta XUỐNG
HỐ CẢ NÚT!
Vào thời điểm hiện tại thì
TPP đúng là cánh cửa lớn đã mở ra bầu trời bao la cho VIỆT NAM PHÁT TRIỂN.
Nhưng để Rồng Việt nam có thể bay thì duy nhất chỉ có 1 cách là Việt nam
PHẢI THAY ĐỔI.
Và nút thắt cần được mở ra ngay
bây giờ là đảng CSVN phải thức tỉnh và lập tức thay đổi chính mình
cho phù hợp xu thế của thời đại trước khi quá muộn. Chớ để nhân dân uất ức,
buộc phải vùng lên chôn vùi nghiệp chướng!
-------------------------
Bài viết này hoàn toàn chỉ là
nêu lên những dự cảm và mơ ước của cá nhân chứ không phải ý kiến áp đặt
cho bất kỳ ai hay chủ thể khách quan nào.
No comments:
Post a Comment