Tuesday, 20 October 2015

Trung Quốc sẽ không sụp đổ (Anatole Kaletsky - Project Syndicate)





Anatole Kaletsky  -  Project Syndicate
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Posted by adminbasam on 20/10/2015

Tác giả: Anatole Kaletsky. Nguồn: Twitter

Một vấn đề đã bao trùm lên cuộc họp thường niên trong năm nay tại Peru của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là liệu tình trạng suy vi kinh tế của Trung Quốc sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới như thế giới đã trải nghiệm trong lần khủng hoảng vừa qua không. Nhưng hiện nay Trung Quốc nằm trong một chuổi liên kết yếu kém nhất của nền kinh tế toàn cầu - nên đằng sau của câu hỏi này người ta suy đoán là vấn đề này là đáng ngại.

Do ba yếu tố là yếu kém kinh tế, hoảng loạn tài chính và các đối sách mà Trung Quốc tất nhiên đã trải qua một mùa hè nhiều biến động. Trong khi không có một yếu tố riêng biệt nào trong ba yếu tố này là có thể đe dọa cho nền kinh tế của thế giới, thì tình trạng nguy hiểm bắt nguồn từ sự tương tác để hồi phục của các yếu tố đó: số liệu kinh tế yếu kém dẫn đến khủng hoảng tài chính, nó gây ra các quyết định sai lầm về chính sách, vì thế nó lại đưa tới các hoảng loạn tài chính, suy yếu kinh tế và lầm lạc về chính sách càng nhiều hơn.

Các phản ứng nhằm tự hồi phục trong lĩnh vực tài chính có tác động lây lan cho nền kinh tế của thế giới mạnh hơn nếu so với các biểu hiện hoạt động trong phạm vi thương mại bình thường, mà thế giới đã trải nghiệmtrong những năm 2008-2009. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu vòng luẩn quẩn này đã khởi diển suốt mùa hè ở Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn không.

Câu trả lời hợp lý là phải phân biệt giữa nhận thức về tài chính và thực tiễn của kinh tế. Tình hình suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc không phải tự nó là chuyện gây ngạc nhiên hay đáng báo động. Như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã ghi nhận là tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm đều đặn trong năm năm qua - từ 10,6% trong năm 2010 đến một tỷ lệ dự báo là 6,8% trong năm nay và đến 6,3% trong năm 2016.

Khi Trung Quốc đã thoát ra khỏi được tình trạng nghèo đói cùng cực và lạc hậu về công nghệ để trở thành một nền kinh tế có mức thu nhập trung bình do ngoại thương và chi xuất của giới tiêu thụ hỗ trợ, thì mức giảm tốc độ này là điều không thể tránh khỏi. Đó cũng là điều mong đợi, vì sự tăng trưởng nhanh chóng đã chạm đến các hạn chế của môi trường.

Ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chậm lại, Trung Quốc sẽ đóng góp cho nền kinh tế của thế giới hơn nhiều hơn giờ hết, vì Tổng Sản Lượng Nội Địa của Trung Quốc tăng từ 2,3 nghìn tỷ Đô la Mỹ trong năm 2005 đến hiện nay là 10,3 ngàn tỷ. Bài toán đơn giản cho thấy rằng mức tăng trưởng của 6% hay 7% dựa trên 10,3 ngàn tỷ đem tới một số lượng sản xuất lớn hơn nhiều khi so với 10% từ một cơ sở mà hầu như nhỏ hơn gần gấp năm lần. Hiệu quả cơ bản này cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng các tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn bao giờ hết, mặc dù triển vọng tăng trưởng ngày càng giảm đi.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang gây nhiều lo âu, đặc biệt nhất là ở các nước đang trổi dậy, chủ yếu là vì các thị trường tài chính đã tự tin rằng nền kinh tế của họ không chỉ chậm lại, nhưng lại rơi xuống vực sâu của một vách đá. Vài nhà phân tích phương Tây, đặc biệt là trong các định chế tài chính, xem mức tăng trưởng Tổng Sản Lượng Nội Địa chính thức của Trung Quốc khoảng 7% là một sự bịa đặt chính trị - và xác nhận mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế qua dự toán 6,8 % là khó để thuyết phục họ. Họ dựa vào các số thống kê của các ngành công nghiệp về thép, than và xây dựng, mà thực sự trong một số khu vực tại Trung Quốc đang sụp đổ, và về xuất khẩu đang tăng ít hơn so với trước đây.

Nhưng tại sao những người hoài nghi lại chấp nhận con số ảm đạm của chính phủ về sản lượng trong ngành công nghiệp xây dựng và thép - giảm 15 % cho xây dựng và 4 % cho thép, trong năm tính đến tháng Tám – là sự thật và sau đó lại không tin số liệu chính thức về tăng trưởng của hàng bán lẻ là 10,8 %?

Một lý do có thể được tìm thấy trong khái niệm về "tính phản xạ" của nhà tài phiệt George Soros. Trong nhiều năm, ông đã lập luận là các thị trường tài chính có thể tạo ra những kỳ vọng sai lạc và sau đó người ta dựa vào kỳ vọng này mà làm thay đổi thực tại cho phù hợp. Đây là điều đối nghịch với tiến trình đã được mô tả trong các sách giáo khoa và cách xây dựng thành mô hình kinh tế vì các mô hình này luôn giả định rằng các kỳ vọng tài chính thích ứng với thực tế, không có chuyện ngược lại.

Trong một ví dụ kinh điển về tính phản xạ, khi thị trường chứng khoán của Trung Quốc bùng nổ vào tháng bảy, chính phủ đã đáp ứng bằng một nỗ lực với 200 tỷ để hỗ trợ giá, tiếp ngay theo sau đó là biện phá giá của đồng nhân dân tệ trước đây ổn định. Các nhà phân tích tài chính hầu như đồng thanh nhạo báng các chính sách này và cáo buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc là họ đang từ bỏ các ý định trước đây về cải cách theo định hướng thị trường. Thất vọng hiển nhiên của chính phủ được coi là bằng chứng cho thấy là Trung Quốc đang gặp rắc rối nhiều hơn là họ đã tiết lộ trước đó.

Niềm tin này đinh hình cho thực tế một cách nhanh chóng, như khi các nhà phân tích thị trường không phân biệt giữa tình trạng tăng trưởng chậm lại và sụp đổ kinh tế. Thí dụ như vào giữa tháng chín, khi chỉ số mãi lực gia dụng trong 'khu vực tư nhân (PMI) đạt đến khoảng 47.0, kết quả này đã được giải thích chung như sau: "Các chỉ số hiện nay đã cho thấy có tình trạng co cụm trong lĩnh vực [sản xuất] trong liên tiếp bảy tháng."

Trong thực tế, sản xuất của Trung Quốc đã tăng 5-7% trong suốt thời gian đó. Các bằng chứng giả đoán đã sai vì chỉ số PMI 50 không phải là đường ranh phân chia giữa tăng trưởng và suy trầm, nhưng là giữa mức tăng trưởng nhanh và chậm lại. Thực ra, dùng 19 tháng trong số 36 tháng của chỉ số PMI để tính thì giá trị là dưới 50, trong khi đó thì mức tăng trưởng trong khu vực sản xuất của Trung Quốc đạt trung bình là 7,5%.

Các phóng đại loại này đã làm giảm niềm tin về chính sách của Trung Quốc trong một thời điểm nguy hiểm đặc biệt. Trung Quốc hiện nay hướng về một tiến trình chuyển đổi kinh tế phức tạp có liên quan đến ba mục tiêu đôi khi mâu thuẫn nhau: đó là tạo ra một nền kinh tế tiêu dùng dựa trên thị trường; cải cách hệ thống tài chính; và cố kiểm soát sự trì trệtheo nề nếp nhằm tránh sụp đổ kinh tế, mà nó thường song hành với biện pháp tái cấu trúc công nghiệp và tự do hóa trong thị trường tài chính.

Để đưa ba mục tiêu này thành đạt, nó sẽ đòi hỏi người ta phải tung hứng khéo léo của các ưu tiên - và điều đó sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều nếu giới hoạch định chính sách Trung Quốc mất niềm tin nơi nhà đầu tư quốc tế ", hay quan trọng hơn là niềm tin nơi dân chúng và các doanh nghiệp của Trung Quốc.

Vòng luẩn quẩn của bất ổn kinh tế, biện pháp phá giá, và luồng tư bản tháo chạy đã xuống dốc một cách như thắng không phanh trong suốt lịch sử. Điều này có thể giải thích về các luồng hoảng loạn trong việc phá giá đồng nhân dân tệ, cho dù nhỏ, nhưng hoàn toàn bất ngờ.

Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ gần đây đã ổn định trở lại và các luồng vốn tháo chạy đã kết thúc, như số liệu do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phổ biến vào ngày 7 tháng mười về mức dự trữ tốt hơn so với dự kiến là bằng chứng. Điều này cho thấy chính sách của chính phủ chuyển dần từng bước sang một tỷ giá hối đoái dựa trên thị trường, nó có thể đã được thực hiện tốt hơn so với lòng tin chung. Ngay cả những biện pháp để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán bây giờ nhìn ra cũng ít nghi ngờ hơn nếu so với những gì mà họ đã làm trong tháng Bảy.

Tóm lại, công tác quản lý kinh tế Trung Quốc gây cảm tưởng là ít có năng lực hơn so với một vài tháng trước. Thật vậy, Trung Quốc có lẽ có thể sẽ tránh được cuộc khủng hoảng tài chính như trong mùa hè mà khắp nơi lo ngại. Nếu vậy, các nền kinh tế mới nổi dậy khác bị ràng buộc theo các nhận thức về sự lành mạnh kinh tế của Trung Quốc là nó cũng phải ổn định.

Từ năm 2008 thế giới đã học được là các kỳ vọng trong thị trường tài chính có thể tương tác với các sai lầm về chính sách một cách nguy hiểm như thế nào. Nó có thể biến các vấn đề kinh tế trung bình thành các thảm họa quy mô, như đã xãy ra đầu tiên ở Mỹ và sau đó trong khu vực đồng euro. Nếu các nhà lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc chứng minh được là họ hiểu biết về các tương tác phản xạ của chủ nghĩa tư bản trong lĩnh vực tài chính, nền kinh tế thực, và chính phủ tốt hơn là môn đồ của thị trường tự do phương Tây, thì đúng là chuyện khôi hài.


***
Anatole Kaletsky là Kinh tế Trưởng và Đồng Chủ tịch của Gavekal Dragonomics. Ông đã là nhà bình luận cho Times of London, the International New York Times & the Financial Times, và là tác giả Capitalism 4.0, The Birth of a New Economy.


Nguyên tác: China is not collapsing








No comments:

Post a Comment

View My Stats