Huyền Trang – Tin
Mừng Cho Người Nghèo
Đăng ngày 09.10.2015 -
1:15am
(09.10.2015) – Nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế huy
động khoảng 100 công an mặc thường phục lẫn sắc phục ‘bảo kê’ cho lâm trường Tiền
Phong và công ty TNHH Haco Huế lấy khu đất đồi Đức Mẹ của đan viện Thiên An,
vào sáng ngày 08.10.2015.
Nhà
cầm quyền chiếm đất đan viện Thiên An làm khu du lịch
Nguyên nhân xảy ra sự việc là do lâm trường Tiền
Phong và công ty TNHH Haco Huế dựng nhiều lều và gắn các bảng ‘trạm quản lý bảo
vệ rừng’ xung quanh khu vực đồi Đức Mẹ, thuộc chủ quyền của đan viện Thiên An,
mà không được sự cho phép.
Khi xảy ra sự việc, quý đan sĩ của đan viện Thiên An
mời nhà cầm quyền xã, huyện, tỉnh, Ban tôn giáo, Hội phụ nữ xã Hương Thủy, công
an mặc thường phục lẫn sắc phục… đang có mặt ở đó vào phòng khách đan viện để
nói chuyện nhưng họ không đồng ý.
Quý đan sĩ yêu cầu lâm trường Tiền Phong và công ty
TNHH Haco Huế không được dựng lều và gỡ các bảng hiệu này. Nếu như họ không
thay đổi, phía đan viện sẽ lợp tôn che nắng, mưa cho tượng Đức Mẹvà sẽ xây Đài
cho Đức Mẹ. Tuy nhiên, bên phía lâm trường không chịu lắng nghe mà vẫn tiếp tục
dựng lều, cắm bảng.
Về phía nhà cầm quyền cho rằng, quý đan sĩ đang làm
trái pháp luật khi lợp tôn che nắng, mưa cho tượng Đức Mẹ. “Đây là chuyện giữa
đan viện với lâm trường Tiền Phong nhưng đan viện làm sai pháp luật nên nhà cầm
quyền nói là họ phải can thiệp vào. Những người phụ nữ trong Hội phụ nữ ra sức
mắng xa xả vào quý đan sĩ và cho là các đan sĩ đang làm sai pháp luật’. Cộng
tác viên GNsP, có mặt ở hiện trường, tường thuật.
Phần đất bên đồi Đức Mẹ là nơi tranh chấp giữa lâm
trường Tiền Phong và đan viện, nhưng quý đan sĩ luôn khẳng định đồi Đức Mẹ là
thuộc chủ quyền của đan viện Thiên An.
“Bên phía công ty Haco Huế lại phủ nhận và trốn
tránh trách nhiệm nói là các lều bạt và các bảng hiệu này là của lâm trường Tiền
Phong. Họ làm việc chung với nhau nhưng lại đổ thừa cho nhau. Khi thấy quan điểm
bảo vệ đất của quý đan sĩ, lâm trường Tiền Phong đã gỡ các lều bạt và bảng hiệu
đi, nhưng lại qua khu đất đối diện –thuộc sở hữu của đan viện, là nơi không
tranh chấp đất với lâm trường Tiền Phong- dựng lều, lập chốt và canh gác”, CTV
GNsP kể tiếp.
Lực lượng công quyền
‘bảo kê’ cho lâm trường Tiền Phong và công ty TNHH Haco Huế lấy khu đất đồi Đức
Mẹ của đan viện Thiên An.
Nhà cầm quyền cắm bảng
“trạm quản lý bảo vệ rừng’ ngay trên đất thuộc chủ quyền của đan viện Thiên An.
Khu
du lịch hoạt động không hiểu quả nhưng vẫn chiếm đất của đan viện Thiên An
Hiện nay, công an mặc thường phục luôn túc trực canh
gác ở khu vực này với lý do “mùa này là mùa cháy rừng nên phải dựng lều để
trông nom”, CTV GNsP cho hay.
Một nguồn tin cho GNsP biết, có ba mục đích lâm trường
Tiền Phong muốn lấy khu đồi Đức Mẹ của đan viện Thiên An: thứ nhất, đầu tư vào
khu du lịch hồ Thủy Tiên –thuộc sở hữu của đan viện nhưng đã bị nhà cầm quyền
chiếm dụng. Thứ hai, khu vực đồi Đức Mẹ nằm sát khu quân sự. Thứ ba, nhà cầm
quyền dễ dàng kiểm soát đan viện Thiên An.
Khu du lịch hồ Thủy Tiên được UBND tỉnh ‘phê duyệt
quy hoạch với quy mô diện tích đất trên 63 ha’, vào ngày 07.11.2014. Dự án khu
vui chơi giải trí này được giao cho công ty TNHH Haco Huế đầu tư với vốn ban đầu
hơn 70 tỷ đồng. Nhiều tờ báo trong nước cho biết, khu du lịch hồ Thủy Tiên ‘đã
trở nên hoang phế, xuống cấp chỉ sau một vài năm đi vào hoạt động’.
Nhà cầm quyền dựng
lều đối diện tượng Đức Mẹ, để túc trực canh gác khu vực này với lý do “mùa này
là mùa cháy rừng nên phải dựng lều để trông nom”.
Nhu
cầu giải trí quan trọng hơn nhu cầu đời sống tâm linh?
Đầu năm 2015, để đáp ứng nhu cầu tâm linh của bà con
giáo dân sống xung quanh đan viện, quý đan sĩ yêu cầu nhà cầm quyền được tu chỉnh
đồi Thánh Giá, đồi Đức Mẹ, xây dựng đài Đức Mẹ… nhưng cho đến nay họ vẫn chưa hồi
đáp.
Được biết, đan viện Thiên An có khoảng 107 ha đất rừng
thông, do không quản lý hết nên quý đan sĩ giao rừng thông cho nhà cầm quyền quản
lý nhưng không giao đất, tuy nhiên họ đã lật lọng với lòng tham muốn ‘cướp’ đất
của đan viện.
Đan viện Thiên An là cơ sở của các đan sĩ chiêm niệm
dòng Biển Đức, nằm cách trung tâm thành phố Huế 10km về phía Nam, thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Đối với nhà cầm quyền cộng sản, ‘đất đai do nhà nước
quản lý’, thông qua các chính sách ‘cải tạo’, dự án đầu tư…, người dân và các
cơ sở Tôn giáo bị cưỡng đoạt đất đai ‘hợp pháp’. Tầng lớp ‘địa chủ đỏ’ giàu lên
từ đất cưỡng chiếm được, trong khi người dân bị đẩy đến bần cùng, mất đất, mất
nhà… Những Núi Thánh Giá ở Châu Sơn, Ban Mê Thuột; Núi Đức Mẹ ở Bỉ Nội, Bắc
Giang; Đồi Đức Mẹ Thiên An, Huế; …bị cướp chiếm với lý do: điểm cao quân sự và
dự án đầu tư chỉ là một trong hàng trăm nghìn ‘dân oan’.
Huyền
Trang, GNsP
No comments:
Post a Comment