Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015
Ngày 11 tháng 10 năm 2015 trung ương đảng CSVN biểu
quyết lần 1 danh sách nhân sự Ban Chấp Hành và cơ cấu nhân sự vào BCT khoá tới.
Bản tin trên báo vietnamnet có đoạn :
"Ban Chấp hành TƯ cơ bản tán thành với Báo cáo
của Bộ Chính trị và thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến về tiêu chí xem xét trường
hợp "đặc biệt" đối với ủy viên TƯ và Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
khoá 11 tái cử khoá 12, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội)
Đây là điểm nhấn lặp lại từ các bản tin trước đó, có
thể kết luận bế mạc hội nghị trung ương 12 khoá 11 đã đồng ý đề nghị của Bộ
Chính Trị về phương án có những trường hợp '' đặc biệt '' được ở lại.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm thủ tướng hai nhiệm
kỳ. Bắt buộc nhiệm kỳ tới ông có đi hay ở lại BCT thì vẫn phải rời bỏ chức thủ
tướng. Một trong những quy định là người tiền nhiệm có quyền giới thiệu người kế
nhiệm. Điểm mặt trong hàng ngũ có thể đảm đương được chức thủ tướng tới đây chỉ
có Nguyễn Thiện Nhân.
Nguyễn Thiện Nhân quê gốc ở Cà Mau, Nhân từng học tại
Đức và Mỹ, hai siêu cường quốc sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam trong giai
đoạn tương lai tới đây. Có bằng giáo sư về kinh tế, ông Nhân cũng chính là người
được Nguyễn Tấn Dũng đưa lên làm phó thủ tướng và ủng hộ vào Bộ Chính Trị trong
một phiên hội nghị trung ương giữa khoá 11 này.
Trong nội bộ đảng CSVN ông Nhân là người khá hiền
lành, bởi thế ông ít mất lòng ai khi được đề cử vào chức vụ thủ tướng.
Một số ý kiến trước đây cho rằng bộ trưởng Công an
Trần Đại Quang lên làm thủ tướng. Xét về mặt kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm đối
ngoại là hai cái mà cần có nhất ở chức thủ tướng thì ông Quang rất yếu. Hơn nữa
một bộ trưởng công an nhảy tót lên làm thủ tướng ngay sẽ mang một bộ mặt u ám,
nặng nề cho hình ảnh Việt Nam. Một đất nước mà vốn dĩ công an không gây được
thiện cảm trong nhân dân cũng như trên bình diện quốc tế.
Ý kiến khác cho rằng Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng
thứ nhất sẽ làm thủ tướng. Ông Phúc có kinh nghiệm từ khi làm ở văn phòng chính
phủ. Nhưng từ khi được Bộ Chính Trị đưa lên làm phó thủ tướng, được vào BCT.
Ông Phúc đã có những trở mặt với người sếp cũ của mình là Nguyễn Tấn Dũng. Một
người phản trắc như ông chắc hẳn không được lòng người khác trong trung ương,
nhất là kẻ mà ông phản lại đó hiện giờ còn đầy quyền lực thì sự phản đối ông
Phúc càng rõ rệt hơn. Không được lòng đám đông trong uỷ viên trung ương, không
được lòng BCT vì khi được cất nhắc ông đã không đáp lại những gì người cất nhắc
ông hy vọng. Đương nhiên thì người tiền nhệm Nguyễn Tấn Dũng không dại gì
mà giới thiệu Nguyễn Xuân Phúc kế nhiệm mình. Ở nhiệm kỳ tới đây Nguyễn Xuân
Phúc làm cái bóng mờ ở chức vụ phó thủ tướng, uỷ viên BCT là còn may mắn. Đừng
nói tới chuyện làm thủ tướng.
Vượt hơn các đối thủ của mình về học vấn , được lòng
đám đông vì bản tính hiền lành, được lòng người tiền nhiệm vì tính dễ bảo. Là
nhân vật ít có thể gây biến động cho sự ổn định chính trị. Cơ hội Nguyễn Thiện
Nhân làm thủ tướng đến nay phải đạt 80 %.
Các ứng cử viên khác như Vũ Văn Ninh Vũ Đức Đam,
Nguyễn Thị Kim Ngân ...đều không nổi bật hoạc thiếu yếu tố nào đó cần thiết để
đủ tiêu chuẩn ứng cử vào chức này. Chẳng hạn như Vũ Đức Đam chưa là uỷ viên BCT
nên khó có thể đi thẳng từ uỷ viên trung ương đến chức thủ tướng.
Chiếc ghế thủ tướng coi như đã có Nguyễn Thiện Nhân
ngồi. Vì sự nhắc đi nhắc lại về trường hợp đặc biệt quá tuổi trong hội nghị
này, cho nên người đặc biệt Nguyễn Tấn Dũng sẽ được ngồi vào một trong hai chức
là Tổng Bí Thư hoặc Chủ Tich Nước. Nhưng ông Dũng chỉ chịu ngồi chức Chủ tịch
nước nếu như người ngồi ở chức TBT là người ít có cá tính mạnh, hay nói cách
khác là người dễ bị ông Dũng lấn át. Còn không có ai như vậy, ông Dũng sẽ ngồi
vào cái ghế TBT.
Ông Trần Đại Quang sẽ có một trong hai cái ghế còn lại
là Chủ tịch nước hay chủ tịch quốc hội. Có lẽ ông Quang sẽ yên vị ở chức quốc hội,
lựa chọn hợp với tính cách toạ sơn quan nhìn hổ đấu của ông bấy lâu nay. Là người
học luât, ông cần thiết ở vị trí chủ tich quốc hội, nơi mà tới đây rất cần soạn
thảo, thông qua nhiều điều luật mới hoặc bổ sung. Hơn nữa ông Quang không dại
gì ngồi chiếc ghế chủ tịch nước đang có cơ bị hợp nhất giữa nhiệm kỳ vào chức Tổng
bí thư.
Có lẽ để yên tâm nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng như tâm
lý miền Bắc và sự công bằng về việc quá tuổi ở lại. Trường hợp bí thư thành uỷ
Hà Nội lên làm chủ tịch nước là điều có khả năng xảy ra. Một chủ tịch nước kiêm
tổng tư lệnh tối cao của quân đội như Phạm Quang Nghị sẽ lấp vơi đi chỗ khuyết
mà bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đánh mất. Vị trí của Nghị đảm bảo
rằng trong vài năm tới những quyết sách lớn của quân đội Việt Nam vẫn còn trong
vòng kiểm soát của Trung Quốc thông qua Phạm Quang Nghị. Như thế đây là vị trí
đáng thất vọng nhất trong bốn vị trí mà người dân hay gọi nôm na là tứ trụ.
Trong cuộc đua của những nam nhi này, không có chỗ
cho phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân người từng được nhiều hy vọng sẽ giữ chức chủ
tịch quốc hội, khả năng sẽ về làm bí thư thành uỷ Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bí thư cũ là Lê Thanh Hải có cơ vào Ban Bi Thư, nhưng cơ nhiều hơn là ông Hải về
vườn. Vài tháng trước đây con của ông Hải là Lê Trương Hải Hiếu mới 34 tuổi
được ông Hải cất nhắc lên làm chủ tịch quận 12 thành phố HCM. Thường thì những
trường hợp cất nhắc con cái trước là trường hợp sắp về hưu, như một sự
thoả thuận mặc cả. Còn nếu đi tiếp lên chức cao hơn, không ai vội gì phải cất
nhắc con mình lên sớm làm gì để gây dư luận bất lợi.
Một bộ tứ có TBT là Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch
nước Phạm Quang Nghị, chủ tịch quốc hội Trần Đại Quang, thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân là tương đối nhất trong tình hình hiện nay của đảng cộng sản Việt
Nam. Khi chức vụ thủ tướng đã được đàn em mình là Nguyễn Thiện Nhân cầm
chắc, thì dù ở chức vụ gì thì Nguyễn Tấn Dũng vẫn là bố già đầy quyền lực trên
chính trường Việt Nam trong 5 năm tới đây. Ông Dũng vẫn điều động , chỉ đạo mọi
thứ theo ý mình thông qua Nguyễn Thiện Nhân, một nhân vật bù nhìn chỉ xuất sắc
hơn thủ tướng bù nhìn khi xưa là Phạm Văn Đồng.
Tuy nhiên thì sau hội nghị trung ương 12 này còn có
hội nghị khác nữa để kết thúc vấn đề nhân sự. Nhưng cơ bản nếu không có gì biến
động do tác động bên ngoài, cơ cấu quyền lực tứ trụ sẽ được phân bổ như trên.
Đó là khả năng khả dĩ nhất mà các ý kiến có thể chấp nhận được.
Được đăng bởi Thanhhieu
Hieubui vào lúc 00:18
No comments:
Post a Comment