Monday 26 October 2015

Năng lượng gió và mặt trời có phải là giải pháp tốt hay không? (Alex Epstein - Prager University)





Tác giả: Alex Epstein, Can we rely on wind and solar energy?, Prager University
Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com
19-10-2015

Giới thiệu
Liệu năng lượng “xanh”, nhất là năng lượng gió và mặt trời, có phải là giải pháp cho những vấn đề về năng lượng và khí hậu của chúng ta hay không? Hay chúng ta nên dựa vào những nguồn năng lượng tự nhiên như khí thiên nhiên, năng lượng hạt nhân và thậm chí than để đáp ứng nhu cầu năng lượng và nghĩa vụ môi trường của chúng ta? Alex Epstein của Trung Tâm Phát Triển Công Nghiệp (Center for Industrial Progress) giải thích sau đây.

Ngộ nhận về mặt trời và gió
Năng lượng gió và mặt trời có phải là câu trả lời để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của chúng ta không? Có rất nhiều năng lượng mặt trời và rất nhiều năng lượng gió. Cả hai đều miễn phí và trong sạch. Không có lượng khí thải CO2. Vậy thì vấn đề ở đây là gì?
Tại sao năng lượng mặt trời và gió khi cộng lại chỉ cung cấp dưới 2% số lượng năng lượng của trái đất?
Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta cần hiểu điều gì tạo ra năng lượng, hoặc bất cứ một cái gì đó rẻ và phong phú.
Để cho một cái gì đó trở nên rẻ và phong phú, tất cả bộ phần trong quá trình sản xuất, bao gồm tất cả nguyên liệu, cũng phải rẻ và phong phú.
Đúng, ánh nắng mặt trời thì miễn phí. Đúng, gió cũng miễn phí. Nhưng quá trình để đổi ánh nắng mặt trời và gió thành năng lượng có thể sử dụng được trên quy mô lớn thì không miễn phí chút nào. Thậm chí, nếu so sánh với những nguồn năng lượng khác – như nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hạt nhân, thủy điện – thì năng lượng mặt trời và gió rất đắt và tốn kém.

Vấn đề mới mặt trời và gió
Vấn đề chính là năng lượng ánh nắng mặt trời và gió rất yếu (từ kỹ thuật là “loãng/giãm bớt”) và không đáng tin cậy (từ kỹ thuật là “gián đoạn/không liên tục”). Cả hai phải tốn rất nhiều tài nguyên để trở thành một lượng năng lượng đáp ứng theo nhu cầu. Vấn đề này gọi là vấn đề loãng (diluteness) và gián đoạn (intermittency).
Vấn đề loãng là, không giống như than hay dầu, mặt trời và gió không cung cấp nguồn năng lượng tập trung – có nghĩa là bạn cần phải dùng thêm vật liệu để sản xuất ra một đơn vị năng lượng từ nó.
Đới với năng lượng mặt trời, những vật kiệu cần thiết đó bao gồm silicon tinh khiết (purified), phosphorus, boron, và cả chục những hợp chất phức tạp khác như titanium dioxide. Tất cả những vật liệu này phải được đào, chế biến và sản xuất để có thể làm ra những tấm pin năng lượng mặt trời. Những quá trình công nghiệp đó tiêu thụ rất nhiều năng lượng.
Đối với gió, nó cần những vật liệu bao gồm những hợp chất hiệu suất cao cho cánh turbine và kim loại đất hiếm (rare earth metal) neodymium để cho trọng lượng nhẹ, nam châm đặc biệt, cũng như thép và bê tông để xây dựng cấu trúc – hàng ngàn cấu trúc – cao bằng các tòa nhà cao tầng.
Và vấn đề loãng chưa là gì so với vấn đề gián đoạn. Đây không phải là điều mới, nhưng mặt trời không tỏa sáng mọi lúc mọi nơi. Và gió cũng không thổi toàn thời gian. Cái cách duy nhất để cho mặt trời và gió trở nên hữu dụng là nếu chúng ta có thể lưu trữ nó để sử dụng khi cần đến. Bạn có thể lưu trữ dầu ở các bồn chứa dầu. Vậy bạn có thể lưu trữ năng lượng mặt trời và gió ở đâu? Không có một hệ thống lưu trữ lớn nào đang tồn tại. Đây là tại sao, trên toàn thế giới, vẫn không có một nhà máy năng lượng mặt trời và gió nào hoạt động tự do, độc lập và không có sự trợ giúp tài chính. Tất cả nhà máy hiện tại đều phụ thuộc vào năng lượng khác. Và hãy đoán xem nguồn phụ thuộc đó là gì? Chính là nhiên liệu hóa thạch.

Trường hợp nước Đức
Đây là điện mặt trời và gió ở nước Đức, đất nước đi đầu trong việc năng lượng tái tạo. Gió liên tục thay đổi, nhiều lúc không có hoặc biến mất. Và mặt trời sản xuất rất ít trong mùa đông khi nước Đức cần năng lượng nhiều nhất.


Cho nên, vài nguồn năng lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu chính. Trong trường hợp của nước Đức, năng lượng đó chính là than đá. Vì vậy, trong khi nước Đức đã tiêu hàng tỷ USD để trợ cấp cho việc sản xuất những tấm pin mặt trời và máy xoay gió, lượng nhiên liệu hóa thạch được sử dụng trong nước Đức đã không giảm, nó đã gia tăng – và dưới 10% tổng lượng năng lượng ở Đức được sản xuất bằng mặt trời và gió.
Hơn thế nữa, việc chuyển đổi giữa mặt trời, gió và than đá để duy trì một nguồn cung cấp năng lượng ổn định rất tốn kém. Các hóa đơn sinh hoạt cho một người Đức đã gia tăng đến mức thuật ngữ “người nghèo năng lượng” (energy poverty) đã được sử dụng để diễn tả những ai không thể hoặc chỉ có vừa đủ tiền để trả hóa đơn điện của họ.

 Không có miễn phí
Nếu số tiền trong những hóa đơn đó được giảm, nguyên nhân sẽ không phải vì có thêm năng lượng mặt trời và gió, mà chính là việc giá dầu và than đá giảm xuống.
Chẳng có gì là miễn phí cả. Cho nên không có năng lượng nào là miễn phí. Và điều đó bao gồm những năng lượng đắt tiền từ mặt trời và gió.

Tôi là Alex Epstein của Trung Tâm Phát Triển Công Nghiệp (Center for Industrial Progress), cho Prager University.

VIDEO :
Can We Rely on Wind and Solar Energy?
PragerU       Oct 19, 2015

-------------------------------

Tác giả: FB Thinh Pham
Ku Búa   25-10-2015

Vì nguyên tắc kinh tế thị trường chả cho nó phổ biến, không chỉ vì giá thành cao mà còn ô nhiễm môi trường trong khâu sản xuất các tấm pin mặt trời hay tubin gió.

Nếu ai muốn tìm hiểu thêm thì thử google “Solyndra” nha, đây là công ty năng lượng mặt trời được chính quyền Obama nâng đỡ cả nửa tỉ đô nhưng bị phá sản. Phá sản vì chả đáp ứng được thì trường dù được bao che, nâng đỡ, dạng điển hình của crony capitalism.

Còn chuyện tương lai thế nào? Ai chả biết năng lượng hóa thạch sẽ cạn kiệt nhưng điều phải phân biệt ở đây -cần nhấn mạnh- đó là công nghệ rồi sẽ phát triển đến mức đáp ứng được các loại năng lượng thay thế như mặt trời, gió, đặc biệt là điện hạt nhân thế hệ mới nhưng chắc chắn nó là do thị trường chứ chẳng phải do đám chính trị gia tán nhảm kiểu Obama hay Al Gore. Vì đám chính trị gia như Obama nói năng lượng sạch hay biến đổi khí hậu chẳng qua cái cớ đòi tăng chi công quỹ quốc gia để tạo ra đám tay chân ăn bám-crony capitalism-bằng các công trình năng lượng “sạch” lãng phí khi công nghệ chưa đáp ứng kịp, giá thành thì cao sẽ gây lãng phí vì thị trường không chấp nhận.

Nói vậy, không có nghĩa là phủ nhận mặt tốt của nguồn năng lượng đó, mà phải nhìn vào bản chất của nó hơn là lời kêu gọi chính trị, là hiện tại cả thị trường lẫn công nghệ đều không chấp nhận.

Ngoài ra, chuyện biến đổi khí hậu, đó là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Chỉ có DUY NHẤT giới làm chính trị bịp bợm thì bảo là do CO2. Thực ra nó là do CO2 thì mới độ tác động như thế nào? Đến mức nào, hậu quả ra sao? Chẳng ai kết luận được, đặc biệt giới khoa học chân chính (khác với bọn lobby chính trị)! Chưa kể là biến đổi khí hậu là một chu kì tất yếu (bằng những bằng chứng gần đây), tức chả có 1% CO2 nào nó vẫn sẽ biến đổi. Và đó là vấn đề!

Người ta hay nhầm lẫn sự tranh cãi về “nguyên nhân” qua truyền thông thiên vị thành “chống lại cái gì đó”, chẳng hạn người ta đang tranh cãi về vai trò của CO2 trong biến đổi khí hậu không có nghĩa là phủ nhận biến đổi khí hậu. Mà là, họ chấp nhận biến đổi khí hậu xảy ra, chỉ có điều, những bằng chứng về CO2 không đủ thuyết phục, phục vụ cho mưu đồ chính trị là chính. (mưu đồ là gì? Là nói chuyện biến đổi khí hậu, sau đó tự dùng các nhà khoa học dạng lobby chính trị để nói nguyên nhân là do CO2 (thứ chưa chắc) mà bỏ mặc các nguyên nhân khác quan trọng hơn rất nhiều.

Cuối cùng yêu cầu phát triển năng lượng sạch (thực chất chả sạch, gây ô nhiễm và lãng phí vì không đáp ứng được công nghệ lẫn thị trường). Rồi gây sức ép để quốc hội-hạ viện tăng chi ngân sách. Hiển nhiên tiền sẽ rơi vào túi bọn crony capitalism mấy công trình năng lượng sạch rồi cuối cùng chia lại cho Obama hay Al Gore.)







No comments:

Post a Comment

View My Stats