VOA Tiếng Việt
26.10.2015
Một vị giáo sư kinh tế học ở Trung Quốc mới đây đã
gây một vụ tranh luận lớn trên mạng sau khi ông đề nghị những người chồng nghèo
nên để cho những người đàn ông ế vợ “dùng chung” vợ của mình. Thông tín viên
Saibal Dasgupta của đài VOA tường thuật từ Bắc Kinh.
Ông Tạ Tác Thi, giáo sư kinh tế của Đại học Kinh tế
Tài chánh Chiết Giang, cho rằng việc dùng chung vợ có thể là một giải pháp cho
tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Các dữ liệu thống kê cho thấy sự mất cân bằng này
làm cho khoảng 30 triệu đàn ông Trung Quốc bị ế vợ.
Giáo sư Tạ nói với đài VOA “Nếu chúng ta cứ bám lấy
nguyên tắc đạo đức một vợ một chồng, chúng ta làm cho 30 triệu người đàn ông phải
sống một cuộc sống khôn khổ, không vợ không con.”
Xúc phạm, vô đạo đức
Xúc phạm, vô đạo đức
Hàng vạn người dùng internet đã bày tỏ sự chống đối
kịch liệt đối với đề nghị đó, và một số người cho rằng ý tưởng đó xúc phạm phẩm
giá phụ nữ và vô đạo đức.
Ông Dư Bảo Vũ, một nhà giáo ở Bắc Kinh, nói “Ông
giáo sư này xem phụ nữ như một món hàng hoặc một tài sản mà người chồng có thể
chia sẻ hoặc mang đi cho thuê. Tôi ngạc nhiên vì sự táo tợn của ông ấy khi công
khai nói ra những điều như vậy.”
Một số người sử dụng trang mạng xã hội Weibo nói rằng
nếu giáo sư Tạ Tác Thi nghĩ rằng ý tưởng đó là “một mô hình kinh tế khả thi”
thì ông nên đi đầu bằng cách mang vợ ông cho người khác “dùng chung”. Một số
người khác đe dọa sẽ thực hiện những hành động kịch liệt hơn, như không theo học
tại những trường mà ông Tạ dạy. Một số người cho biết họ muốn ném đất vào nhà
ông tạ cho hả giận.
Giáo sư Tạ Tác Thi nêu ra rằng những người đàn ông ế
vợ phần lớn là những người có thu nhập thấp. Ông nói qua việc lấy chung một người
vợ những người này có thể giải quyết vấn đề ế vợ và giảm bớt chi phí sinh hoạt
gia đình.
Một người sử dụng Weibo nói “Hại nhiều hơn lợi. Có
những cái giá phải trả cho việc giao dịch và vấn đề pháp lý vì đa phu là bất hợp
pháp. Còn có những vấn đề khác nữa, như vấn đề ứng phó với gia tộc của hai ông
chồng và vấn đề thừa kế tài sản.”
Mất cân bằng giới tính
Mất cân bằng giới tính
Chính sách một con áp dụng trong nhiều thập niên qua
cộng với văn hoá trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc đã làm cho nhiều gia đình quyết
định phá thai khi biết được thai nhi đó là thai nhi nữ. Tệ nạn này tạo ra tình
trạng nữ thiếu nam thừa và khiến cho nhiều đàn ông Trung Quốc kiếm không ra vợ.
Trong những năm gần đây, hàng ngàn cô dâu được đưa
vào Trung Quốc mỗi năm từ các nước láng giềng, như Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt
Nam, Miến Điện và Bắc Triều Tiên để thỏa mãn nhu cầu của những nông dân ế vợ.
Giáo sư Tạ Tác Thi cho rằng nhập khẩu cô dâu không
giải quyết được vấn đề. Ông nói “Nhập khẩu cô dâu từ các nước láng giềng chỉ
chuyển mâu thuẫn ra bên ngoài mà không giải quyết được vấn đề.”
Ông không nao núng trước sự phẫn nộ mà nhiều người cảm
thấy đối với ông. Ông nói “Những người chửi bới tôi họ không hiểu được luận điểm
tinh tế về đạo đức khi tôi nói tới số phận của 30 triệu người đàn ông ế vợ.”
Giáo sư Tạ cho biết bài viết của ông đã được chia sẻ
với các đồng nghiệp trong giới học thuật. Ông nói rằng hầu hết những nhà kinh tế
học thuộc trường phái tự do tán đồng quan điểm của ông, nhưng những học giả thuộc
các ngành khác thì chống đối. Ông chưa nhận được phản ứng nào từ phía chính phủ
hay Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Đa phu và một vợ một chồng
Đa phu và một vợ một chồng
Ông nói “Luật lệ phải được sửa đổi để cho những người
đàn ông đàn bà muốn theo chế độ đa phu được quyền làm như vậy. Trong thâm tâm,
tôi không thích chế độ đa phu, nhưng một vợ một chồng là vô đạo đức nếu chúng
ta nghĩ tới số phận của 30 triệu đàn ông côi cút.”
Giáo sư Tạ cho biết chế độ đa phu được áp dụng ở Trung Quốc trong quá khứ; và hiện nay, mặc dù chính phủ không muốn thừa nhận, nhưng chế độ này vẫn được áp dụng tại một số khu vực thôn quê, hẻo lánh.
Giáo sư Tạ cho biết chế độ đa phu được áp dụng ở Trung Quốc trong quá khứ; và hiện nay, mặc dù chính phủ không muốn thừa nhận, nhưng chế độ này vẫn được áp dụng tại một số khu vực thôn quê, hẻo lánh.
No comments:
Post a Comment