Tinh Vệ biên dịch - Theo secretchina
Thứ Hai, 19-10-2015
Gaddafi
từng khốn khổ vật lộn hơn 6 tháng, có không ít người vẫn tin ông ta có thể vực
dậy được, nhưng chỉ trong một đêm khi thủ đô Tripoli bị phe phản đối đánh chiếm,
vậy là Gaddafi bốc hơi khỏi thế gian, chính quyền của ông ta tan rã.
Sự việc khiến các chuyên
gia phân tích chính trị phải kinh ngạc:
Tại sao không thể có một
cuộc chiến kéo dài?
Tại sao không thể có trận
chiến oanh liệt trên đường phố?
Tại sao không thấy sử dụng
vũ khí bí mật?
Các đội quân tinh nhuệ
đâu rồi?
Đám lính đánh thuê mỗi
ngày lĩnh hơn 1000 đô la và những nữ vệ sĩ xinh đẹp võ nghệ cao cường tại sao
không thấy?
Cuộc chiến tại Iraq vào 8
năm trước, người ta cũng bàng hoàng như không dám tin vào việc chính quyền
Saddam sụp đổ quá nhanh. Một số những chuyên gia chính trị xưa nay quen đồng
tình và ngưỡng mộ kẻ độc tài, vì thế mà hụt hẫng vì dự đoán sai lầm liên tục của
họ. Nguyên do vì họ không hiểu rằng sự thống trị độc tài thường có vẻ bề ngoài
gợi cảm giác mạnh mẽ, nhưng nó có điểm giới hạn của nó, khi điểm giới hạn này đến
thì hệ thống sẽ tự tan rã mà không gì có thể cứu vãn được, có khi chỉ trong một
đêm ngắn ngủi.
Như vậy, điểm giới hạn để chế độ độc tài tan rã là
gì? Làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ hiểu thủ đoạn mà độc tài duy trì thống trị là
gì? Thực ra điều này rất đơn giản. Từ cổ chí kim, những kẻ độc tài có thể duy
trì được quyền lực đều nhờ vào hai cách: một là khủng bố, hai là dối trá.
Từ sự tan rã của Liên Xô
cũ hùng mạnh cho đến Ben Ali, Mubarak hay Gaddafi đều chung kết cục như thế.
Saddam tàn bạo của Iraq 8 năm trước cũng khiến vô số người dân Iraq run rẩy,
nhưng khi mọi người không còn khiếp sợ, họ lập tức ra phố kéo đổ tượng của ông
ta. Các nơi khác như Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria cũng tương tự. Tuy người dân
những quốc gia này biết sự tàn nhẫn của chế độ độc tài, tuy hiểu rõ việc lật đổ
những ‘bạo chúa’ này phải đổ nhiều máu, nhưng trước khát vọng tự do họ quên hết
sợ hãi, khi hiểu được sự thật và nhận rõ bộ mặt của kẻ độc tài, đó chính là lúc
điểm giới hạn của độc tài và ngày tàn của ‘bạo chúa’ đang đến gần.
Thế nhưng, cho dù điểm giới hạn đến thì cũng không có nghĩa thống trị của
kẻ độc tài sẽ ngay lập tức kết thúc, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ
và khách quan như: mức tàn nhẫn của kẻ độc tài, độ giác ngộ của nhân dân, độ mạnh
yếu của lực lượng.
Ví dụ Tunisia, sau 30
ngày nhân dân ra đường thì Ben Ali phải bỏ trốn; còn Ai Cập thì sau 18 ngày,
ông Mubarak phải từ chức; Gaddafi chống chọi được hơn 6 tháng khiến nhiều người
bất ngờ. Vì mọi người đánh giá không đúng mức độ tàn bạo của Gaddafi, không
nghĩ đến ông ta lại gian ác như thế, vì bảo vệ quyền lực mà không ngần ngại bắt
tổ quốc phải hủy diệt cùng ông ta. Về điểm này ông ta không thua gì Hitler.
Nhưng cho dù kẻ độc tài tàn nhẫn thế nào, vùng vẫy
thế nào, chỉ cần điểm giới hạn sụp đổ đến gần: lúc mọi người không còn sợ hãi, không còn tin vào những lời
dối trá, đó là lúc ấn định sự sụp đổ của kẻ độc tài. Điều khác nhau chỉ là những tháng ngày sống
lây lất với chút hơi tàn của họ dài hay ngắn mà thôi.
Một số chuyên gia của
chúng ta luôn dự đoán sai lầm, không phải vì họ thiếu tri thức chuyên môn
chuyên nghiệp mà là thiếu lương tri, họ bị mê tín vào sức mạnh của kẻ độc tài,
xem nhẹ sức mạnh của chính nghĩa và nhân dân. Và có thể trong khi dự đoán, về
cơ bản họ không chú ý đoán kết quả. Kỳ thực, vận mệnh sụp đổ của những kẻ độc
tài này, như một hệ quả tất yếu, đã được an bài, cho dù có xảy ra chiến sự ác
liệt trên đường phố cũng chỉ là sự vật vã hấp hối trước lúc chết mà thôi.
Khi có một tên độc tài nối
gót sụp đổ, có người lại hỏi: Tại sao những tên độc tài này không giác ngộ từ sớm?
Nếu biết buông đao đồ tể sớm một chút, trả lại quyền cho dân, số phận của chúng
đâu đến nỗi thê thảm như thế?
Phải hiểu rằng, tất cả những
tên độc tài đều có một điểm chung, đó là xem quyền lực như tính mạng của mình.
Đối với họ thì quyền lực là tất cả, mất quyền lực tức là mất tất cả. Đặc biệt,
vì những tên độc tài phạm tội ác nghiêm trọng với nhân dân, nếu họ để mất quyền
lực là lập tức sẽ bị xét xử, bị tính sổ, vì thế để giữ quyền lực họ sẽ không từ
thủ đoạn, chuyện tày đình nào chúng cũng có thể nghĩ ra. Gaddafi thề sống chết
với quyền lực, cho dù phải biến tổ quốc thành biển lửa ông ta cũng bất chấp.
Thực tế chỉ ra rằng,
không thể hy vọng những kẻ độc tài của các quốc gia này vì trông thấy tình cảnh
thê thảm của những tên độc tài kia mà chủ động thuận theo xu thế thời đại, chấm
dứt nền thống trị độc tài. Ngược lại, chúng luôn rút ra bài học từ những thất bại
của kẻ độc tài trước: Chẳng phải vì nhân dân không còn sợ hãi kẻ độc tài nên nổi
dậy chống lại hay sao? Chẳng phải vì nhân dân hiểu sự thật nên không còn tin
vào những lời dối trá hay sao? Được thôi, vậy ta sẽ làm cho nhân dân phải khiếp
sợ hơn nữa, sẽ làm cho nhân dân mãi mãi ngu muội vô tri. Biện pháp là phải dùng
công cụ bạo lực mạnh hơn nữa, một là phải khống chế quân đội, hai là phải kiểm
soát thông tin dư luận, tăng cường độ tẩy não nhân dân để những lời dối trá mãi
mãi không bị vạch ra. Nhưng chúng không biết rằng, mất lòng dân tức là mất lòng
quân, lòng dân ủng hộ hay phản đối sẽ quyết định lòng quân như thế. Khi kẻ thống
trị mất hết lòng dân thì liệu có tồn tại một quân đội mãi mãi trung thành với
chúng không? Quân đội mà không được nhân dân ủng hộ thì có thể đánh thắng trận
được không?
Mubarak từng trông chờ
quân đội của ông ta sẽ giúp ông ta trấn áp nhân dân, thế nhưng tại quảng trường
quân đội không những không nổ súng mà còn tung hô khẩu hiệu hòa cùng quần chúng
nhân dân. Đội cảnh vệ nước Cộng hòa từng nhất mực trung thành với Saddam, nhưng
rồi cũng lột quân trang, ném vũ khí và bỏ đi mất tích trước khi quân Mỹ đánh
vào Baghdad. Khi Saddam bị lôi từ dưới hầm lên, không một binh sĩ nào ở bên cạnh
bảo vệ cho ông ta. Ông Gaddafi dùng đô la Mỹ, vàng thỏi để chiêu mộ lính đánh
thuê, nhưng khi Gaddafi không còn khả năng cung cấp tiền và vàng cho chúng, chỉ
trong một đêm là chúng bay đi mất. Vì thế, nhìn vào lịch sử xưa nay, một chính
quyền dựa vào quân đội và bạo lực để tồn tại thì không thể nào lâu dài, vì
thiên chức của quân đội không phải để bảo vệ ‘bạo chúa’ mà là để bảo vệ nhân
dân, khi một ‘bạo chúa’ muốn dùng quân đội để trấn áp nhân dân của mình, nghĩa
là tên ‘bạo chúa’ này đang muốn tiến gần đến sự diệt vong.
Còn dựa vào dối trá lừa gạt
để duy trì thống trị thì càng không thể tồn tại được lâu, vì khoảng cách giữa dối
trá và sự thật là rất mỏng manh, cây kim trong bọc lâu ngày sẽ lộ ra, bất kỳ lời
dối trá nào cũng sẽ đến lúc bị lột trần. Thế nhưng kẻ độc tài lại mê muội với sự
dối trá và bạo lực. Thực tế, dường như một tên độc tài không chỉ bản thân hắn
là cao thủ dối trá mà còn đào tạo thêm hàng loạt chuyên gia dối trá.
Ví dụ như Đức Quốc xã có
Goebbels, Iraq có Al-Sahaf, Libya có Ibrahim, còn loại tướng quân như “Trương
Cáp Phu” ở Trung Quốc thì rất nhiều. Những tên độc tài và chuyên gia dối trá của
họ ngoài có da mặt dày ra thì còn có đặc điểm chung là đã đạt đến cảnh giới là
chính bản thân họ cũng bị mình lừa dối: như Goebbels cùng với giấc mộng hão huyền
được dệt bằng sự dối trá của lãnh tụ bị thất bại khiến ông ta phải tự sát mà chết.
Cho đến chết ông ta vẫn không tin một người được thần linh bảo vệ như Hitler tại
sao có thể thất bại? Gaddafi thì dùng Sách xanh để lừa bịp nhân dân, nhưng quyển
sách này cũng lừa chính bản thân ông ta, cho đến khi phải sống lưu vong nhưng
ông ta vẫn tin người dân Libya vô cùng yêu quý mình. Còn chuyên gia của Trung
Quốc khi không được chứng kiến cuộc trường kỳ kháng chiến trên đường phố, họ vẫn
tin Libya đang áp dụng chiến tranh du kích, sẽ có cuộc chiến lâu dài.
Nhưng trong thời đại công
nghệ thông tin và thế giới mạng ngày nay, kẻ thống trị ngày càng khó nói dối.
Chúng có thể lừa chính bản thân mình và một thiểu số người ngây ngô, nhưng muốn
lừa tất cả mọi người trong một thời gian dài thì không thể làm được. Nếu vào thập
niên 50 hoặc cách đây 10 năm, Gaddafi làm do người dân Libya xem ông ta như thần
thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá
này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay
mười năm nữa cũng không thành vấn đề. Nhưng thời thế đã khác, thời đại dựa vào
một cuốn Sách xanh để lừa nhân dân trong hơn cả thập niên một đi không trở lại.
Vì thế dù ông ta cố gắng kêu gọi người dân Libya ra phố nhưng không ai còn tin,
mọi người chỉ ra phố để phá hủy tượng của ông ta, họ lùng bắt ông ta giống như
lùng bắt một con chuột.
Khi ông Gaddafi về với đất,
nhân dân toàn thế giới có thể hỏi: Kẻ xui xẻo tiếp theo sẽ là ai?
Trong lịch sử phát triển
nhân loại cho đến ngày nay, tất cả những kẻ độc tài đều nhanh chóng đi đến bờ vực
của sự sụp đổ, những kẻ càng độc tài tàn bạo, càng đi đến bờ vực này với tốc độ
nhanh hơn, không ai có thể thoát khỏi.
No comments:
Post a Comment