Joseph
E. Stiglitz & Adam S. Hersch, Project-Syndicate
Posted on Oct 6, 2015
Khi các nhà đàm phán và các bộ trưởng của Hoa Kỳ và
11 quốc gia khác trong Vành Đai Thái Bình Dương họp tại Atlanta để nỗ lực đúc kết
các chi tiết nhằm đổi mới Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình
Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP), có một số phân tích nghiêm chỉnh đã cảnh
báo là hiệp định mậu dịch và đầu tư khu vực lớn nhất trong lịch sử không phải
là những gì như nó thể hiện.
Bạn sẽ nghe nhiều về tầm quan trọng của TPP trong “vấn
đề tự do mậu dịch“. Thực tế cho thấy đây là một thỏa thuận để quản lý
các mối quan hệ mậu dịch và đầu tư của các nước thành viên – Và để làm được điều
đó thoả thuận này nhân danh các nhóm lợi ích kinh doanh có áp lực mạnh nhất của
mỗi nước. Bạn không nên lầm lẫn là từ những vấn đề chủ yếu mà các nhà đàm phán
vẫn còn đang mặc cả nhau, nên TPP không bàn về vấn đề ”tự do“ mậu dịch là chuyện
hiển nhiên.
New Zealand đã đe dọa sẽ ra khỏi thỏa ước với phương
cách mà Canada và Hoa Kỳ quản lý mậu dịch trong các sản phẩm về sữa. Australia
không hài lòng với phương cách mà Hoa Kỳ và Mexico quản lý mậu dịch các sản phẩm
đường. Và Hoa Kỳ không hài lòng với cách quản lý mậu dịch của Nhật Bản về gạo.
Các ngành công nghiệp này được hậu thuẫn bởi các nhóm lợi ích có quyền biểu quyết
quan trọng ở nước của mình. Và đó chỉ là biểu hiện một phần nhỏ nhưng rõ nét
trong các vấn đề rộng lớn hơn về những điều kiện để làm sao cho TPP sẽ thúc đẩy
theo một chương trình nghị sự, nhưng thực sự là đi ngược với ý nghĩa của
tự do mậu dịch.
Để bắt đầu, ta hãy xét đến những gì thỏa ước sẽ làm
để mở rộng các quyền sở hữu trí tuệ đối với các tổng công ty dược phẩm, như
chúng ta đã học được từ các phiên bản bị rò rỉ của các văn bản đang đàm phán.
Nghiên cứu kinh tế cho thấy rõ có lập luận cho rằng quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy
nghiên cứu là yếu nhất. Trong thực tế, có bằng chứng ngược lại: Khi Tòa án Tối
cao tuyên bố về bằng sáng chế của Myriad về gen BRCA là vô hiệu lực, điều này
đã dẫn đến sự bùng nổ về canh tân mà kết quả là việc xét nghiệm tốt hơn với chi
phí thấp hơn. Thật vậy, các quy định TPP sẽ hạn chế cạnh tranh công khai và làm
tăng giá bán cho người tiêu dùng ở Mỹ và trên khắp thế giới – một đề tài đối
nghịch với tinh thần tự do mậu dịch.
TPP sẽ quản lý mậu dịch các dược phẩm thông qua một
loạt các quy tắc dường như phức tạp và bí ẩn, nó thay đổi tùy theo các vấn đề
như “liên kết bằng sáng chế”, “độc quyền dữ liệu” và “sinh học”. Kết quả là các
công ty dược phẩm sẽ được phép gia hạn – đôi khi gần như vô thời hạn – độc quyền
của mình về cấp bằng sáng chế thuốc một cách có hiệu quả, kéo theo việc đưa các
chủng loại thuốc có giá rẻ ra khỏi thị trường, ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh
có khả năng tương đương về các mặt hàng sinh học trong việc du nhập các dược phẩm
mới trong nhiều năm. Đó là cách mà TPP sẽ quản lý mậu dịch cho ngành công nghiệp
dược phẩm, nếu Hoa Kỳ làm theo cách của mình.
Cũng tương tự như vậy, ta hãy xét đến việc Hoa Kỳ hy
vọng gì trong việc sử dụng TPP để quản lý mậu dịch cho ngành công nghiệp thuốc
lá. Trong nhiều thập niện, các công ty thuốc lá đặt cơ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng
cơ chế tài phán cho các nhà đầu tư nước ngoài được tạo ra bởi các hiệp ước
tương tự như TPP để chống lại các quy định nhằm kiềm chế tai họa y tế công cộng
của việc hút thuốc
Thông qua những hệ thống giải quyết tranh chấp giữa
nhà đầu tư và nhà nước (ISDS), các nhà đầu tư nước ngoài đạt được tố quyền mới
để khởi kiện chính phủ các nước trong các quy định trọng tài tư nhân có hiệu lực
ràng buộc mà họ cho là làm giảm bớt lợi nhuận dự kiến trong các khoản đầu tư của
họ.
Lợi ích của các công ty quốc tế cố thuyết phục là cơ
chế tài phán ISDS là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu ở những nơi mà tinh thần
trọng pháp và các tòa án khả tín còn thiếu. Nhưng lập luận đó là vô nghĩa. Hoa
Kỳ đang tìm kiếm các cơ chế tương tự trong một thỏa thuận với một quy mô tương
tự với Liên Âu, Hiệp ước Thương mại và Hợp tác Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương
(TTIP), mặc dù về phẩm chất của hệ thống pháp luật và tư pháp của châu Âu có ít
vấn đề.
Để chắc chắn, các nhà đầu tư – cho dù quê hương của
họ là ở bất cứ nơi nào – dành quyền bảo vệ trong các quy định về trưng thu hoặc
phân biệt đối xử. Nhưng cơ chế ISDS đi xa hơn: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
cho nhà đầu tư về những lợi nhuận dự kiến có thể và đã được áp dụng cho cả trường
hợp quy định về việc không phân biệt đối xử và lợi nhuận đạt được do việc gây
haị công cộng.
Tổng công ty trước đây gọi là Philip Morris hiện
đang khởi tố các vụ như vậy đối với Australia và Uruguay (không phải đối tác
TPP) có yêu cầu thuốc lá mang nhãn hiệu cảnh báo. Canada, do bị đe dọa của một
vụ kiện tương tự, nên đã rút lui lại việc du nhập một loại nhãn cảnh báo có hiệu
ứng tương tự từ một vài năm trở lại.
Đứng trước bức màn bí mật xung quanh các cuộc đàm
phán về TPP, chuyện chưa rõ là liệu thuốc lá sẽ được loại trừ khỏi một số khía
cạnh của cơ chế ISDS không. Dù bằng cách nào thì các vấn đề rộng lớn hơn vẫn
còn tồn đọng là: quy định này đã làm khó cho chính phủ thực hiện các chức năng
cơ bản của họ – là bảo vệ sức khỏe và an toàn của người dân, đảm bảo ổn định
kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ta hãy tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu những quy
định này đã được đưa ra thi hành khi các tác động gây chết người của chất
amiăng đã được phát hiện. Thay vì đóng cửa các nhà sản xuất và buộc họ phải bồi
thường cho những người đã bị nhiễm bệnh, nếu theo cơ chế ISDS, thì các chính phủ
sẽ phải trả cho các nhà sản xuất không giết công dân của họ.
Người nộp thuế có thể bị liên hệ đến hai lần – lần đầu
tiên họ phải trả tiền cho những thiệt hại về sức khỏe do amiăng gây ra, và sau
đó cho các nhà sản xuất để bù đắp cho lợi nhuận bị mất khi chính quyền vào cuộc
để quy định về một sản phẩm nguy hiểm.
Chuyện không gây cho ai ngạc nhiên là có một thoả ước
quốc tế của Mỹ đưa ra một cơ chế mậu dịch để được quản lý chứ không phải là
theo tinh thần tự do. Đó là những gì xảy ra khi tiến trình hoạch định chính
sách không cho các bên có liên quan, không thuộc về lĩnh vực kinh tế, tham gia
– chưa kể đến các đại biểu Quốc hội do dân bầu.
©
2015 Bản tiếng Việt – Đỗ Kim Thêm
No comments:
Post a Comment