Tuesday, 13 October 2015

Bài học của Giải Nobel Hòa bình cho xã hội dân sự (Christian Science Monitor - Danlambao dịch)





10/13/2015        14 Comments

Khi Ủy ban Hòa bình Na Uy trao Giải Nobel Hòa bình vào mỗi tháng Mười, ủy ban đều cố gắng nêu rõ quan điểm về nguồn gốc của hòa bình. Giải 2015 là một trường hợp tiêu biểu.

Bộ Tứ

Giải được trao cho “bộ tứ” những nhóm tư nhân ở Tunisia mà đã cứu cuộc cách mạng dân chủ của quốc gia bằng cách làm trung gian, hòa giải để đem lại giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị vào năm 2013. Những nhà lãnh đạo “xã hội dân sự “ này đã đưa ra thông điệp căn bản cho những nhà chính trị tham quyền cố vị: Trong xã hội đa dạng, chính quyền phải thừa nhận nhân phẩm thiên phú và sự bình đẳng của mọi công dân. Quyền lực không được dựa vào một giai cấp, một dòng họ, một tôn giáo hay sự ưu việt về vũ khí.

Quan điểm đơn giản về quyền cá nhân này vẫn không tồn tại ở đa phần Trung Đông, Nga, Trung Quốc, và những nơi khác nơi mà hiện nay các nhóm “xã hội dân sự”đang sẵn sàng chống đỡ nhà cầm quyền. Các chế độ độc tài ngày nay coi vai trò lịch sử của những tổ chức phi chính phủ như thế trong nỗ lực đạt được chính quyền dân chủ, từ Ukraine đến Philippines, là mối đe dọa và họ đang nghĩ ra những cách khôn khéo hơn nhằm đàn áp những tổ chức này.

Tư tưởng về những quyền tự nhiên tồn tại trước chính quyền, chứ không phải được chính quyền ban phát, hầu như không mới. Tư tưởng này đã và đang truyền bá với sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về sự bình đẳng và giá trị của mỗi con người. Trong những thập niên gần đây, người ta đã cảm nhận rất sâu sắc tư tưởng này trong những văn kiện quốc tế, chẳng hạn như Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và sau đấy là Hiệp ước Helsinki (1) vào năm 1975. Những khẳng định công khai về những xã hội đặt trên nền tảng nhân quyền này đã góp phần phá hoại các chế độ độc tài, chẳng hạn như Liên Xô. Chúng đã ban hy vọng cho hàng triệu người. Chúng đã góp phần truyền bá những đức tính khiêm tốn và thông cảm liên quan, vốn cần thiết để duy trì hòa bình trong thể chế dân chủ.

“Bộ tứ” ở Tunisia bao gồm các nhóm- luật sư, các nhà hoạt động nhân quyền, công đoàn, và các nhà lãnh đạo thương mại- mà thừa nhận nhu cầu phải vượt qua những quyền lợi riêng của họ để làm việc chung với nhau nhằm bảo đảm những quyền tự nhiên cho tất cả mọi người. Mùa Xuân Ả Rập xuất phát từ nước Bắc Phi này khi một cá nhân quyết tâm bảo vệ nhân phẩm vào năm 2010, và những người khác noi gương theo, dẫn đến lật đổ nhà độc tài và những cuộc nổi dậy ở những nơi khác trong vùng.

Bây giờ gần như một mình trong thế giới Ả Rập với những tự do mới giành được, Tunisia vẫn là kiểu mẫu quan trọng về cách sáng tạo và duy trì chính quyền đa nguyên và bao gồm tất cả mọi người dưới hiến pháp hợp lòng dân.

Nước này vẫn còn cần quốc tế giúp đỡ để phát triển kinh tế và để dẹp tan những kẻ Hồi giáo cực đoan bạo lực. Nhưng giải thưởng hòa bình là khích lệ lớn, và cũng là lời nhắc nhở về nền hòa bình bền vững khi nhân phẩm cá nhân được thừa nhận.

(1) Chú thích của người dịch

Hiệp ước Helsinki có vài trò rất lớn trong việc nâng cao ý thức về nhân quyền ở các nước Đông Âu cộng sản để từ đấy đưa đến một loạt các cuộc cách mạng ở Đông Âu vào năm 1989.

Độc giả có thể xem thêm bài viết tựa đề Niềm tin Chiến Thắng của Trần Quốc Việt bàn về vai trò khích lệ dân chủ và nhân quyền của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Hiệp ước Helsinki.


Nguồn: Xã luân của báo Christian Science Monitor ngày 9/10/2015 

13.10.2015

------------------------

Thanh Phương  -  RFI    Ngày 10-10-2015 
.
Đài SBS Australia    -    12 Oct 2015 - 8:11PM







No comments:

Post a Comment

View My Stats