Matthew Blackett,
Coventry University
Dịch
giả: Hannah
10 Tháng Mười , 2015
Hình ảnh núi lửa
phun trào ở thành phố San Antonio, bang Colima, Mexico, vào ngày 12 tháng 7 năm
2015. (Hector Guerrero / AFP / Getty Images)
Một cảnh tượng kinh ngạc và hãi hùng, một ngọn núi lửa
phun dung nham và hàng triệu tấn tro và đá lên bầu trời đen kịt. “Núi phun
lửa” của Mexico, Núi Colima, gần đây đã bắt đầu tỉnh giấc…một lần nữa, như một
lời cảnh báo về khả năng tàn phá dữ dội của thiên nhiên.
Nhưng điều đáng lo sợ hơn là hình ảnh núi lửa Mexico
phun trào trong đoạn phim trực tuyến chẳng là gì so với những
thảm họa thiên nhiên dù ít được biết đến nhưng cũng đã được dự đoán trước. Từ
siêu núi lửa đến siêu sóng thần cao chót vót, những sự kiện thảm khốc có thể ảnh
hưởng đến hàng triệu con người – và có thể xảy ra sớm hơn bạn nghĩ.
1.
Siêu núi lửa bị quên lãng của Indonesia
Có rất nhiều thông tin về mối đe dọa cư dân toàn cầu
của siêu núi lửa Yellowstone ở Mỹ. Nhưng ít người biết (hoặc không muốn
thừa nhận) rằng đó chỉ là một trong nhiều thảm họa đe dọa hành tinh này.
Và nó có thể sẽ phun trào một lần nữa. Giống
như các đợt siêu phun trào, số lượng lớn tro và SO2 sản sinh có thể
gây ra tác động tàn phá khủng khiếp đối với khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên,
có một số yếu tố làm cho viễn cảnh siêu phun trào của Toba đáng sợ hơn của
Yellowstone.
Toba nằm trên hòn đảo Sumatra có mật độ dân cư đông
đúc, là nơi sinh sống của hơn 50 triệu người dân, và chỉ cách Ấn Độ Dương 40km,
do đó nó có thể kích hoạt những cơn sóng thần thảm khốc (mà chúng ta đã chứng
kiến gần đây). Ngoài ra, trong những tháng gần đây, các báo cáo về khí núi lửa và nhiệt độ bề mặt tăng lên khiến
một số người phỏng đoán rằng người khổng lồ đang ngủ có thể tỉnh giấc một lần nữa.
Một thảm họa đang
rình rập: Siêu núi lửa Hồ Tabo. (SK Ding, CC BY 2.0)
2.
Hilina Slump
Hãy quên đi những mối hiểm họa đại sóng thần mà báo
chí thường hay nhắc đến do nguy cơ sụp đổ của núi lửa Cumbre Vieja trên La Palma thuộc quần đảo Canary. Nguy cơ sụp đổ của bộ
phận phía nam của núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn của Hawaii có thể gây ra một mối
hiểm họa còn lớn hơn thế nhiều. Được gọi là Hilina Slump, hiểm họa này có
thể giải phóng 12.000 km3 đá vào Thái Bình
Dương, tạo ra một cơn đại sóng thần có thể lan truyền khắp Thái Bình Dương và đến
bờ biển phía tây của Bắc Mỹ trong vài giờ, đánh chìm các cộng đồng dân cư ven
biển.
Có bằng chứng cho thấy một vụ sụp đổ tương tự gần
Mauna Loa khoảng 120.000 năm trước đây đã tạo ra một cơn sóng thần với chiều
cao lên đến trên 400m. Thậm chí gần đây nhất là năm 1975, chuyển động của Hilina Slump tạo ra một
cơn sóng thần dù quy mô nhỏ nhưng cũng có sức tàn phá và ảnh hưởng đến tận
California. Nếu Hilina Slump tiếp tục hoạt động và di chuyển, chỉ cần một cơn địa
chấn nhỏ cũng có thể khởi động một chuỗi sự kiện thảm khốc.
3.
Sóng thần Biển Bắc
Biển Bắc có vẻ không phải là nơi xuất hiện các cơn
sóng thần tàn phá, nhưng sự thay đổi khí hậu đang dẫn đến lo ngại rằng một vụ lở đất ngầm trong khu vực có thể kích hoạt sóng thần.
Điều này đã từng xảy ra. Các nhà khoa học cho rằng
hơn 6.000 năm trước, mực nước biển dâng cao, do khí hậu thay đổi và tan băng
nhanh chóng, làm tăng áp lực lên các tảng băng ngầm ở rìa thềm lục địa Na Uy,
làm cho chúng bị lung lay và sạt lở 300km. Điều này tạo ra một cơn sóng thần
cao đến 20 mét ở quần đảo Shetland, cao 10m ở bờ biển Na Uy và 6m cách ngoài
khơi bờ biển phía bắc và phía tây của Scotland.
Nếu khí hậu Trái Đất ấm dần lên nhanh chóng như vậy
một lần nữa, cùng với sự tan chảy của Greenland và/hoặc băng Tây Nam Cực, một sự
kiện tương tự cũng có thể xảy ra ảnh hưởng đến các quần thể ven biển của
Scotland và Na Uy (khoảng 3m) – và có lẽ ngay cả London.
4.
Siêu động đất
Ở dưới đáy Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía
tây của Bắc Mỹ và chạy từ miền bắc California đến đảo Vancouver, là một khu vực hút chìm – nơi đáy Thái Bình Dương bị
hút xuống mảng lục địa Bắc Mỹ.
Tỷ lệ chuyển động của đáy đại dương ở đây hiện nay
chỉ là 40mm một năm nhưng phần trên của hệ thống hiện nay đang bị kẹt, có nghĩa
là mảng lục địa Bắc Mỹ đang bị nén. Đến một thời điểm nào đó, áp lực tích
lũy sẽ bị phóng thích và điều này sẽ tạo ra một cơn động đất lớn, có lẽ lên đến
9 độ richter. Nó có thể gây sụt lún vùng ven biển lên tới 2m và dịch chuyển
ngang đến 30m.
Ngay sau khi cơn địa chấn rung lắc suy yếu, cộng đồng
ven biển sẽ bị tấn công bởi một cơn sóng thần xấp xỉ sóng thần Nhật Bản năm 2011. Khoảng 7 triệu người dân sống trong
khu vực này, từ Vancouver, qua Seattle, đến Tacoma và Portland.
Mức khả thi như thế nào? Vâng, các nhà khoa học
đã tính toán rằng trong 10.000 năm qua, khu vực này đã hứng chịu 41 trận động đất lớn, xảy ra
trong khoảng thời gian trung bình 244 năm một lần – lần cuối cùng là một cơn động
đất 9 độ richter và đó là cách đây 315 năm.
Bão mặt trời: Mặt trời
chứa đựng một hiểm họa tiềm ẩn. (NASA / SDO / AIA, CC BY 2.0)
5. Mối
hiểm họa ngoài hành tinh
Có lẽ mối đe dọa lớn nhất đối với Trái Đất đến
từ chính ngôi sao mẹ của nó. Định kỳ, mặt trời phát ra cơn bão lửa, một đám mây dày đặc các photon năng lượng và
các hạt có năng lượng tương đương hàng triệu quả bom hydro nổ cùng một
lúc. Ngay sau khi phóng thích, những đám mây tiến đến thượng tầng khí quyển
của Trái đất trong vòng một hoặc hai ngày, thông thường, nhiều người chúng ta
không thấy gì khác biệt.
Tuy nhiên, nếu cường độ đủ lớn, một cơn bão mặt trời có thể tàn phá hệ thống điện cả trên quỹ đạo,
ví dụ như các vệ tinh, và trên mặt đất, khi electron năng lượng tích tụ điện
lượng.
Một trong những sự kiện lớn nhất được biết đến là
vào năm 1921, khiến dịch vụ điện báo Mỹ ngưng hoạt động; nhưng các nhà
khoa học tính toán rằng một sự kiện tương tự xảy ra trong xã hội công nghệ cao
ngày nay có thể hạ bệ nhiều hệ thống vệ tinh, vô hiệu hóa truyền thông toàn cầu,
mạng Internet và hệ thống định vị toàn cầu. Hỗn loạn có thể xảy ra sau đó.
Cường độ của bão mặt trời thay đổi theo chu kỳ khoảng
11 năm và may mắn thay, năm 2014 chứng kiến cơn bão mạnh mẽ nhất gần
đây đến và đi mà không ảnh hưởng đáng kể. Chúng tôi chỉ có thể hy vọng
rằng tương lai cũng sẽ may mắn như thế.
----------------------------
Matthew Blackett là một giảng viên cao cấp về địa lý
vật lý và thiên tai tại Đại học Coventry. Bài viết này được đăng trên TheConversation.com
No comments:
Post a Comment