Phạm Quang Tuấn
21/08/2015
Khi một cậu học trò lớp 8 [ở Hà Nội] tuyên bố rằng
giáo dục VN thối nát và muốn trở thành Bộ trưởng Giáo dục để cải cách, nhiều
người cho là cậu ta không thể tự nghĩ ra những điều đó và đã bị người lớn
"xui dại", "xui trẻ ăn cứt gà", "mớm lời" để quảng
cáo cho một nhóm hay một quan điểm nào đó. Thậm chí những người đó còn gọi cậu
ta là "thằng bé" hay "thằng nhóc", biểu lộ một thái độ ỷ
già khinh trẻ rất hủ lậu nhưng hãy còn rất phổ biến ở Việt Nam. Trong tiếng Anh
không thể tìm được chữ dè bỉu tương đương với những chữ ấy vì từ mấy thế kỷ nay
họ không còn có thái độ khinh trẻ em như vậy.
Thực ra, những phát biểu của cậu học trò lớp 8 đó
cũng không cần phải một đầu óc quá sâu sắc hay già trước tuổi, mà chỉ cần có sự
quan tâm tới các vấn đề xã hội và một chút khả năng tự suy nghĩ mà một học sinh
14 tuổi hoàn toàn có thể có. Do đó tôi tin rằng những ý kiến cho là cậu ta bị
người lớn "mớm lời" hay "xui dại" là vô căn cứ.
Quan tâm về xã hội hay chính trị một cách độc lập,
không theo Đảng CS hay Đoàn TNCS là một điều được coi là "không nên" ở
Việt Nam, dễ gây sự "ưu ái" của công an, nhưng nhìn ra các nước khác
ta thấy không thiếu gì thanh thiếu niên, trẻ em cùng lứa tuổi (13, 14) hay thậm
chí nhỏ tuổi hơn không những đã quan tâm về những vấn đề xã hội, chính trị mà
còn hoạt động tích cực và thành công trong những địa hạt đó. Trái với Việt Nam,
xã hội phương Tây rất khuyến khích việc thanh thiếu niên tham dự hay sáng lập
những tổ chức dân sự độc lập (không do chính quyền bày ra như Đoàn TNCS ở Việt
Nam) vì chúng là nền móng bảo đảm dân chủ và tiến bộ. Sau đây là vài thí dụ.
Malala
Yousafzai (Pakistan): Vào đầu năm 2009, khi Malala 11-12 tuổi, cô đã viết blog cho BBC tả chi
tiết cuộc sống của mình dưới [ách] Taliban (nhóm Hồi giáo cuồng tín này cấm
phái nữ đi học) và bày tỏ quan điểm của mình về việc cần thúc đẩy giáo dục cho
trẻ em gái. Cô được nhiều người biết đến, hay trả lời phỏng vấn báo chí và trên
truyền hình, và được nhà hoạt động Nam Phi Desmond Tutu đề cử cho giải Nobel
Hòa bình Quốc tế Thiếu nhi. Năm 15 tuổi Malala bị Taliban ám sát, bắn vào đầu
nhưng thoát chết. Năm 16 tuổi cô được giải Nobel Hòa bình.
Gregory
R. Smith (Mỹ): năm cậu 13 tuổi báo chí viết: Smith đã thành lập International Youth
Advocates (Tổ chức Biện hộ Quốc tế cho Thanh thiếu niên), đã từng là Đại sứ
thanh niên của Christian Children’s Fund (Quỹ Quốc tế Trẻ em) và phát ngôn viên
tuổi trẻ của World Centers of Compassion for Children (Trung tâm Trắc ẩn cho Trẻ
em). Trong năm qua, cậu đã đi khắp nước Mỹ và thăm sáu nước trên bốn lục địa.
Các nỗ lực cứu trợ nhân đạo đang giúp trẻ mồ côi ở Đông Timor và thanh thiếu
niên ở Sao Paulo, và Smith đang giúp đỡ dân ở Rwanda xây thư viện công cộng đầu
tiên của họ. Cậu đã gặp nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có cựu Tổng thống
Bill Clinton và cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, và những người đoạt
giải Nobel Hòa bình như Betty Williams Ireland và Tổng Giám mục Desmond Tutu của
Nam Phi. Cậu ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và một số cơ quan lập pháp
nhà nước. Một trong những mục tiêu của Smith là tạo ra một biểu tượng quốc tế
cho trẻ em, để các tòa nhà có trẻ con trong vùng xung đột có thể được đánh dấu
và được bảo vệ. Ngoài ra, cậu hy vọng sẽ tạo ra những nơi trú ẩn được công nhận
trong các vùng chiến [sự] để che chở cho trẻ em theo luật pháp quốc tế.
"Tôi tin rằng tất cả trẻ em được sinh ra tinh khiết và ngây thơ và chỉ
hành động bạo lực nếu chúng được dạy sự thù hận và bạo lực", cậu nói.
"Cha mẹ phải nuôi dạy yên bình để có một tương lai hòa bình. Bổn phận của
chúng ta là tạo ra một môi trường để trẻ em có thể chống lại những sự xấu xa
đưa chúng ta xuống con đường bạo lực và vô đạo đức".
Nên nhớ tất cả những hành động và phát biểu trên đây
xảy ra khi Smith mới 13 tuổi hay trẻ hơn. (http://www.virginia.edu/topnews/releases2003/child-june-4-2003.html)
Madison
Kimrey (Mỹ): 12 tuổi, hoạt động để đảm bảo quyền bầu cử cho thanh niên. Cô viết blog,
thảo kiến nghị, thành lập tổ chức thanh thiếu niên để đòi luật ghi danh sửa soạn
bầu cử (voter preregistration bill) cho thanh thiếu niên 16-17 tuổi. Hãy xem
cung cách cô chững chạc trả lời phỏng vấn: http://www.msnbc.com/melissa-harris-perry/meet-madison-kimrey-12-year-old-voting.
Zach
Bonner (Mỹ) bắt đầu hoạt động từ thiện năm 6 tuổi. Năm 7 tuổi sáng lập tổ chức từ
thiện Little Red Wagon Foundation để giúp trẻ không nhà. Năm 9 tuổi được giải
Phục vụ của Tổng thống Mỹ (Presidential Call to Service Award). Năm 10 tuổi bắt
đầu những cuộc đi bộ đường dài gây quỹ. Ngoài ra cậu còn tổ chức nhiều hoạt động
khác. (https://en.wikipedia.org/wiki/Zach_Bonner)
Zach
Hunter (Mỹ): hoạt động chống nạn nô lệ trên thế giới từ năm 12 tuổi. Cậu đã phát động
phong trào "Loose Change to Loosen Chains" quyên góp tiền để giải
phóng nô lệ. Trước tuổi 15 cậu đã đi khắp nơi diễn thuyết và làm phát ngôn viên
cho tổ chức chống nô lệ The Amazing Change. Năm 16 tuổi cậu viết xong cuốn sách
đầu tay, Be the Change: Your Guide to Freeing Slaves and Changing the
World in Other Ways (Hãy gây thay đổi: Hướng dẫn Giải phóng Nô lệ và
thay đổi thế giới những cách khác). (http://www.christianitytoday.com/iyf/hottopics/faithvalues/10.17.html)
Mattie
Stepanek (Mỹ): là nhà thơ (có 6 tập thơ đã xuất bản), nhà hoạt động cho hòa bình, nhà
diễn thuyết để động viên thính giả (motivational speaker). Mattie bị bệnh bẩm
sinh, gần như tê liệt và chết năm 13 tuổi. (https://en.wikipedia.org/wiki/Mattie_Stepanek)
Hannah
Taylor (Canada): Sau khi thấy một người nghèo moi thùng rác tìm đồ ăn, cô bé Hannah sáng
lập tổ chức Ladybug Foundation năm 8 tuổi để giúp người nghèo vô gia cư. Tổ chức
này đã quyên góp được hơn 3 triệu đô la Canada. Cô đi khắp nước diễn thuyết kêu
gọi dân chúng và doanh nhân đóng góp. Năm 11 tuổi cô được giải Brick (tặng cho
những thanh niên đóng góp vào việc thay đổi xã hội). (http://www.ladybugfoundation.ca/who-we-are/hannah-taylor-founder/)
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác, chẳng hạn
như danh sách khoảng 50 ví dụ ở tranghttp://youthactivismproject.org/success-stories.
P.Q.T
Tác giả gửi cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 08:37
---------------------------------
Chuyện
Vũ Thạch Tường Minh và giáo dục VN
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment